Thực trạng sản xuất trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thực trạng sản xuất trong các hộ điều tra

a. Tình hình nhân khẩu và lao động

Kết quả nghiên cứu về tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC Hộ nghèo

(n=3) Hộ cận

nghèo (n=4) Hộ khá (n=53) Số nhân khẩu Người/hộ 4,53

(1,30)

4 (1,30)

4 (1,41)

4,60 (1) Số lao động Lao động/hộ 3,45

(1,09) 2,33

(1,10) 3

(0,94) 3,55

(0,71) (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016) Ghi chú: số liệu trong ( ) là độ lệch chuẩn

Xét về BQC: Số nhân khẩu của các nhóm hộ là: 4,53 người/hộ; số lao động là 3,45 người/hộ

Xét theo nhóm hộ: Đối với hộ khá thì số nhân khẩu và số lao động lần lượt là:

4,60 người/hộ và 3,55 người/hộ. Đối với hộ cận nghèo thì con số đó cũng xấp xỉ gần bằng với hộ khá. Số nhân khẩu là 4 người/hộ : số lao động là 3 người/hộ. Còn đối với hộ nghèo thì số nhân khẩu là 4 người/ hộ; số lao động thấp hơn 2 nhóm hộ khá và cận nghèo, số lao động chỉ có 2 người/hộ

b. Tình hình sử dụng đất

Kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng đất nhà ở và đất sản xuất của các hộ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2015

(ĐVT: sào/hộ)

Chỉ tiêu BQC Hộ nghèo

(n=3) Hộ cận nghèo

(n=4) Hộ khá

(n=53)

Đất nhà ở 1,42

(0,76)

0,5 (0,78)

0,75 (0)

1,52 (0,25) Đất trồng lạc 2,33

(1,39) 1,67

(0,94) 2

(1,22) 2,40

(1,43) Đất trồng lúa 5,52

(2,38)

3 (2,38)

3,75 (0,82)

5,79 (0,43) (Nguồn: phỏng vấn hộ 2016) Ghi chú: số liệu trong ( ) là độ lệch chuẩn

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ có sự khác nhau.

Về diện tích đất nhà ở của các hộ tương đối ít. Cụ thể là diện tích đất ở của hộ khá là 1,52 sào/hộ ; của hộ cận nghèo là 0,75 sào/hộ; và hộ nghèo là thấp nhất chỉ có 0,5 sào/hộ

Về diện tích đất trồng lạc thì cũng có sự chênh lệch nhau. Hộ khá là 2,40 sào/hộ;

hộ cận nghèo là 2 sào/hộ; còn hộ nghèo là 1,67 sào/hộ.

Về diện tích đất trồng lúa cũng có sự khác nhau đáng kể: hộ khá là 5,79 sào/hộ;

còn hộ cận nghèo và hộ nghèo tương đương nhau, cụ thể hộ cận nghèo là 3,75 sào/hộ;

hộ nghèo là 3 sào/hộ.

Sở dĩ có sự khác biệt về diện tích trồng lúa và trồng lạc giữa các nhóm hộ là do một phần khác nhau về diện tích đất sẵn có giữa các hộ, bên cạnh đó các nông hộ ở nhóm hộ khá có điều kiện về kinh tế để mở rộng phát triển sản xuất.

4.3.2. Kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lạc a. Các chi phí sản xuất lạc

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm và thu lại lợi nhuận thì phải chi tiêu một lượng vật chất và nhân lực nhất định. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa cho sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức sản xuất nông nghiệp là một việc làm cần thiết để đưa ra những hướng sản xuất và đầu tư thích hợp nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, giảm bớt chi phí nhưng vẫn đạt lợi nhuận cao.

Trong sản xuất lạc, khâu đầu tư chi phí sản xuất là khá lớn. Quá trình sản xuất, người nông dân mua giống lạc L14 ở trại giống với giá ổn định là 37 000đồng/1kg. Mà 1 sào sử dụng khoảng 15kg giống. Chính vì thế, chi phí mua giống tương đối cao. Bên cạnh đó, công lao động sản xuất cũng được coi là một chi phí lớn trong quá trình sản xuất lạc.

Quá trình điều tra về chi phí sản xuất lạc được trình bày ở Bảng 4.7

Bảng 4.7. Chi phí sản xuất lạc năm 2015 (tính cho 1 sào) Chỉ tiêu

BQC(n=60) Hộ khá

(n=53) Hộ cận nghèo

(n=4) Hộ nghèo

(n=3) Giá trị

(1000) Độ lệch

chuẩn Giá trị

(1000) Độ lệch

chuẩn Giá trị

(1000) Độ lệch

chuẩn Giá trị

(1000) Độ lệch chuẩn

Giống 499,50 55,50 498,45 55,49 527,25 48,06 481 52,33

Phân hóa học

- Đạm 64,17 27,15 62,26 27,51 75 25 83,33 23,57

-Lân 20,15 5,15 19,60 5,16 25 5 23,33 4,71

-Kali 31,53 26,68 32,26 27,79 30,5 11 20 0

-NPK 73 36,32 75,85 36,48 45 30 60 30

Vôi 36 14,60 36,23 14,64 30 14,14 40 14,14

BVTV 66,83 25,33 66,23 24,28 80 31,62 60 28,28

Thuê máy 260,5 27,17 260 27,68 262,5 21,65 266,67 23,57

IC 1051,68 83,50 1050,89 82,78 1075,25 61,78 1034,33 110,85

Công trồng 69,17 24,31 69 24,27 78,57 24,74 50 0

Công làm đất 80 24,49 80 24,49 85,71 22,59 66,67 23,57

Công chăm sóc 210 35,12 208 33,70 228,57 45,18 200 0

Công thu hoạch 105 35 103 32,26 107,14 41,65 133,33 47,14

Công phơi sấy 70,83 24,65 69 24,27 78,57 24,74 83,33 23,57

TC 1586,68 122,32 1583,91 117,13 1625,25 154,32 1584,33 151,61

(Nguồn: phỏng vấn hộ 2016)

Kết quả trên cho thấy tổng chi phí bình quân tính cho một sào là 1586,68 nghìn đồng và chi phí trung gian tính bình quân cho một sào là 1051,68 nghìn đồng.

Đối với các nhóm hộ: chỉ tiêu TC của các nhóm hộ có sự khác biệt. Hộ khá là 1583,91 nghìn đồng; hộ cận nghèo có tổng chi phí cao nhất 1625,25 nghìn đồng và hộ nghèo là 1584,33 nghìn đồng.

Chỉ tiêu IC của các nhóm hộ là: hộ khá là 1050,89 nghìn đồng; hộ cận nghèo là 1075,25 nghìn đồng và thấp nhất là hộ nghèo với 1034,33 nghìn đồng. Hộ nghèo có chi phí trung gian thấp nhất, cho thấy họ đầu tư về giống, phân bón, thuốc BVTV ít hơn hai nhóm hộ khá và trung bình. Sở dĩ TC của hộ nghèo và hộ khá tương đương trong khi IC của hộ khá cao hơn là vì sự đầu tư công lao động của nhóm hộ nghèo nhiều hơn nhóm hộ khá.

b. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu được của cây lạc năm 2015 Kết quả điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu được của cây lạc năm 2015 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu được của cây lạc năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT

2015 BQC

(n=60) Hộ khá

(n=53) Hộ cận nghèo

(n=4) Hộ nghèo (n=3)

Diện tích Sào/hộ 2,33

(1,41) 2,40

(1,43) 2

(1,22) 1,67

(0,94)

Năng suất Tạ/sào 1,79

(0,25) 1,79

(0,25) 1,75

(0,25) 1,83

(0,24)

Sản lượng Tạ 4,14

(2,50)

4,28 (2,57)

3,25 (1,64)

2,83 (1,18)

Giá bán Nghìn

đồng/tạ

2113,33 (124,45)

2109,43 (121,72)

2150 (165,83)

2133,33 (94,28) Tổng thu (GO) Nghìn đồng 3781,67

(533,77) 3777,36

(538,30) 3750

(517,20) 3900 (454,61) (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016) Ghi chú: số liệu trong ( ) là độ lệch chuẩn

Kết quả ở bảng 4.8 cho ta thấy:

-Xét về bình quân chung thì diện tích trồng lạc của các hộ điều tra là 2,33 sào.

Năng suất là 1,79 tạ/sào. Sản lượng đạt được là 4,14 tạ. Với giá bán bình quân là 2113,33 nghìn đồng/ tạ thì tổng thu có được là 3781,67 nghìn đồng.

-Xét về diện tích, năng suất, sản lượng và tổng thu của các nhóm hộ trong sản xuất lạc là:

Về diện tích giữa 3 nhóm hộ có sự khác nhau. Hộ khá có diện tích trồng lạc lớn nhất với 2,40 sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình với 2 sào và thấp nhất là hộ nghèo với 1,67 sào.

Về năng suất giữa các nhóm hộ gần tương đương nhau. Các nhóm hộ khá-cận nghèo-nghèo có năng suất lần lượt là 1,79 tạ/sào – 1,75 tạ/sào –1,83 tạ/sào.

Về sản lượng: Do diện tích của các nhóm hộ khác nhau nên dẫn đến sản lượng giữa 3 nhóm hộ cũng hoàn toàn khác nhau. Hộ khá đạt trung bình là 4,28 tạ; hộ cận nghèo đạt 3,25 tạ và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đạt 2,83 tạ.

Về tổng thu của các nhóm hộ trong sản xuất lạc năm 2015. Hộ khá có tổng thu là 3777,36 nghìn đồng, hộ trung bình có tổng thu là 3750 nghìn đồng và cuối cùng là hộ nghèo với 3900 nghìn đồng. Sở dĩ tổng thu cao thấp khác nhau như vậy là vì diện tích cũng như giá bán của 3 nhóm hộ được điều tra hoàn toàn khác nhau.

c. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc

Hiệu quả hay lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. HQSX được thể hiện qua quy mô, diện tích, năng suất, sản lượng. Ngoài ra còn được thể hiện qua giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) , thu nhập (VA) của hoạt động sản xuất đó.

Hiệu quả sản xuất lạc thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9. Hiệu quả sản xuất lạc của các nhóm hộ năm 2015 (tính cho 1 sào)

Chỉ tiêu ĐVT BQC

(n=60)

Hộ khá (n=53)

Hộ cận nghèo (n=4)

Hộ nghèo (n=3)

GO 1000 đồng 3781,67

(533,77) 3777,36

(538,30) 3750

(517,20) 3900

(454,61)

IC 1000 đồng 1051,68

(83,51)

1050,89 (82,78)

1075,25 (61,78)

1034,33 (110,85)

VA 1000 đồng 2729,98

(541,66)

2726,47 (544,34)

2674,75 (562,49)

2865,67 (434,30)

GO/IC Lần 3,62

(0,59)

3,62 (0,57)

3,52 (0,66)

3,80 (0,54)

VA/IC Lần 2,62

(0,59)

2,62 (0,57)

2,52 (0,66)

2,80 (0,54) VA/LĐ 1000 đồng 937,61

(582,75) 913,37

(522,67) 687,13

(183,88) 1699,83 (1116,04)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016) Ghi chú: số liệu trong ( ) là độ lệch chuẩn

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy

BQC trên một sào: GO là 3781,67 nghìn đồng; IC là 1051,68 nghìn đồng; VA là 2729,98 nghìn đồng; VA/LĐ là 937,61 nghìn đồng; GO/IC và VA/IC lần lượt là 3,62 lần và 2,62 lần.

Chi phí trung gian giữa ba nhóm hộ là khác nhau: hộ khá 1050,89 nghìn đồng; hộ cận nghèo là 1075,25 nghìn đồng và thấp nhất là hộ nghèo với 1034,33 nghìn đồng

Về giá trị gia tăng: chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau do sự khác nhau về GO và IC giữa các nhóm hộ. Hộ khá: 2726,47 nghìn đồng; hộ cận nghèo: 2674,75nghìn đồng; hộ nghèo: 2865,67nghìn đồng

Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí (GO/IC): cho biết với một đồng chi phí bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, từ đó cho thấy đầu tư có lợi hay không. Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí giữa ba nhóm hộ khá; cận nghèo; nghèo là tương đương nhau, tương ứng là 3,62 lần; 3,52 lần; 3,80 lần. Có nghĩa với một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại hơn ba đồng giá trị sản xuất.

Thu nhập tính cho một đồng chi phí (VA/IC): cho biết với một đồng chi phí bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Thu nhập tính cho một đồng chi phí ở ba nhóm hộ khá ; cận nghèo; nghèo lần lượt là: 2,62 lần; 2,52 lần; 2,80 lần. Có nghĩa cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại hơn hai đồng lợi nhuận.

VA/LĐ giữa các nhóm hộ là khác nhau. Chỉ số này cho biết mỗi lao động đạt giá trị gia tăng là bao nhiêu. Hộ khá và hộ cận ngèo lần lượt là 913,37nghìn đồng- 687,13nghìn đồng. Còn cao nhất là hộ nghèo với 1699,83 nghìn đồng.

Khác nhau về VA và số LĐ giữa các nhóm hộ chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này.

d. So sánh hiệu quả của hoạt động sản xuất lạc và sản xuất lúa

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của các hộ được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. So sánh hiệu quả hoạt động sản xuất lạc và hoạt động sản xuất lúa năm 2015 (tính cho 1 sào)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá (n=53) Hộ cận nghèo (n=4) Hộ nghèo (n=3)

Lạc Lúa Lạc Lúa Lạc Lúa

GO 1000

đồng 3777,36

(538,30) 1328,65

(188,93) 3750

(517,20) 512,5

(21,65) 3900

(454,61) 520 (28,28)

IC 1000

đồng

1050,89 (82,78)

505,92 (46,89)

1075,25 (61,78)

494,25 (62,24)

1034,33 (110,85)

500,67 (27,52)

VA 1000

đồng 2726,47

(544,34) 822,72

(190,64) 2674,75

(562,49) 849,5

(146,12) 2865,67

(434,30) 789,33 (144,14)

GO/IC Lần 3,62

(0,57)

2,65 (0,42)

3,52 (0,66)

2,78 (0,56)

3,80 (0,54)

2,58 (0,26)

VA/IC Lần 2,62

(0,57) 1,65

(0,42) 2,52

(0,66) 1,78

(0,56) 2,80

(0,54) 1,58 (0,26) VA/LĐ 1000

đồng

913,37 (522,67)

277,72 (162,33)

687,13 (183,88)

1,58 (0,26)

1699,83 (1116,0)

417,94 (266,32) (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016) Ghi chú: số liệu trong ( ) là độ lệch chuẩn

Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:

Trên một loại cây, GO giữa các nhóm hộ khác nhau. GO của sản xuất lạc: GO hộ khá với 3777,36 nghìn đồng; hộ cận nghèo với 3750 nghìn đồng; hộ nghèo với 3900 nghìn đồng. Nhưng GO của sản xuất lúa lại khác: hộ nghèo đạt GO với 520 nghìn đồng; hộ cận nghèo với 512,5nghìn đồng; hộ khá với 1328,65 nghìn đồng.

- Chi phí trung gian (IC) của 3 nhóm hộ khác nhau ở hai loại cây trồng. Hộ khá và hộ trung bình đầu tư chi phí ban đầu như phân bón, giống, thuốc BVTV… cao hơn hộ nghèo.

+ IC cây lạc: hộ khá với 1050,89 nghìn đồng; hộ cận nghèo với 1075,25 nghìn đồng; hộ nghèo với 1034,33 nghìn đồng.

+ IC cây lúa: hộ khá; hộ cận nghèo; hộ nghèo lần lượt là: 505,92; 494,25;

500,67nghìn đồng.

- Giá trị gia tăng (VA):

VA giữa hai loại cây khác nhau. VA của lạc lớn hơn lúa. Và trong cùng một loại cây, VA giữa các nhóm hộ cũng khác nhau.

+ VA của cây lạc: ở hộ khá là cao nhất với 2726,47 nghìn đồng; hộ cận nghèo với 2674,75 nghìn đồng; hộ nghèo với 2865,67 nghìn đồng.

+ VA của cây lúa : hộ khá có VA với 822,72 nghìn đồng; hộ cận nghèo với 849,5 nghìn đồng và hộ nghèo với 789,33 nghìn đồng.

- Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí (GO/IC)

Trong cùng một loại cây, GO/IC giữa các nhóm hộ tương đương nhau:

+ Cây lạc: GO/IC ở các nhóm hộ khá; cận nghèo; nghèo lần lượt là 3,62 lần; 3,52 lần; 3,80 lần.

+ Cây lúa: GO/IC ở các nhóm hộ khá; cận nghèo; nghèo lần lượt là 2,65 lần; 2,78 lần; 2,58 lần.

Cho thấy các hoạt động sản xuất đều có lợi.

Xét trên cùng một nhóm hộ, các loại cây khác nhau thì GO/IC của cây lạc cao hơn hẳn so với cây lúa. Cụ thể, hộ khá: GO/IC của cây lạc là 3,62 lần và của lúa là 2,65 lần. Hộ cận nghèo: GO/IC của lạc là 3,52 lần và của lúa là 2,78 lần. Hộ nghèo:

GO/IC của lạc là 3,80 lần và của lúa là 2,58 lần. Vậy với một đồng chi phí bỏ ra thì giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất mang lại từ lạc lớn hơn so với lúa.

- Thu nhập tính cho một đồng chi phí (VA/IC): trên cùng một loại cây thì VA/IC giữa các nhóm hộ là gần bằng nhau. Cụ thể:

+ VA/IC của sản xuất lạc: hộ khá là 2,62 lần; hộ cận nghèo là 2,52 lần và hộ nghèo là 2,80 lần.

+ VA/IC của sản xuất lúa giữa hộ khá; hộ cận nghèo; hộ nghèo lần lượt là 1,65 lần; 1,78 lần; 1,58 lần.

Trong cùng một nhóm hộ, VA/IC của hai loại cây là khác nhau. VA/IC của lạc cao hơn lúa. Cụ thể, nhóm hộ khá: VA/IC lạc là 2,62 lần; VA/IC lúa là 1,65 lần. Nhóm hộ cận nghèo: VA/IC lạc là 2,52 lần; VA/IC lúa là 1,78 lần. Nhóm hộ nghèo: VA/IC lạc là 2,80 lần; VA/IC lúa là 1,58 lần. Vậy với một đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận mang lại từ lạc cao hơn so với lợi nhuận mang lại từ lúa.

- Giá trị gia tăng trên lao động (VA/LĐ)

Trong cùng loại cây, VA/LĐ của các nhóm hộ là khác nhau :

+ Đối với cây lạc: VA/LĐ của các nhóm hộ khác xa nhau. Nhóm hộ khá có VA/LĐ thấp hơn nhóm hộ nghèo. Hộ nghèo có VA/LĐ cao nhất. VA/LĐ của 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo lần lượt là 913,37nghìn đồng; 687,13nghìn đồng;

1699,83nghìn đồng

+ Đối với cây lúa: VA/LĐ của hộ khá là: 277,72 nghìn đồng. Hộ trung bình có VA/LĐ là 225,92nghìn đồng; hộ nghèo có VA/LĐ là 417,94 nghìn đồng. Cho thấy VA/LĐ của nhóm hộ nghèo trong sản xuất lúa cao hơn hai nhóm hộ còn lại.

Trong cùng nhóm hộ: VA/LĐ của hai loại cây cũng khác nhau

+ Đối với nhóm hộ khá: VA/LĐ lạc là 913,37nghìn đồng và lúa là 277,72 nghìn đồng.

+ Đối với nhóm hộ trung bình: VA/LĐ lạc là 687,13 nghìn đồng và lúa là 225,92 nghìn đồng.

+ Đối với nhóm hộ nghèo: VA/LĐ lạc là 1677,83 nghìn đồng và lúa là 417,94 nghìn đồng.

Vậy mỗi lao động đạt giá trị gia tăng trên cây lạc cao hơn trên cây lúa.

Qua những kết quả phân tích trên, ta có thể thấy sản xuất lạc là hiệu quả hơn sản xuất lúa. Mặc dù lạc là loại cây có chi phí cao. Tuy nhiên nguồn thu cũng như lợi nhuận từ cây lạc mang lại cho người dân là quá lớn. Và cây lạc thực sự phù hợp với

điều kiện kinh tế của phường Hương Chữ và phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương trong việc chuyển đổi đất sản xuất lúa sang sản xuất lạc.

4.3.3. Các khó khăn trong sản xuất lạc tại nông hộ

Các thuận lợi trong sản xuất lạc cũng tương đối nhiều như : người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, họ rất cần cù chịu khó, cây lạc đã được trồng bao đời nay nên nó không còn là cây trồng xa lạ với bà con nông dân. Tuy nhiên họ cũng gặp khó khăn rất nhiều, ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Qua quá trình phỏng vấn hộ và thảo luận nhóm tại địa phương, các khó khăn được thể hiện ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Khó khăn trong sản xuất lạc của nông hộ Khó khăn Số lần xuất hiện Thứ tự ưu tiên

Dịch bệnh, sâu hại 4 2

Thời tiết không ổn định 3 3

Giá cả bấp bênh 5 1

Chất lượng giống thấp 0 6

Thiếu kĩ thuật 1 5

Vốn 2 4

(Nguồn: Thảo luận nhóm 2016) Ghi chú: Các khó khăn giảm dần theo thứ tự ưu tiên

Kết quả ở bảng 4.11 cho ta thấy:

Các khó khăn của nông hộ trong sản xuất lạc là: dịch bệnh, sâu hại; thời tiết không ổn định; giá cả bấp bênh; chất lượng giống thấp; thiếu kĩ thuật; vốn. Nhưng giá cả bấp bênh người dân cho là khó khăn nhất đố với họ. Khó khăn thứ hai là dịch bệnh, sâu hại. Khó khăn thứ ba là về thời tiết. Khó khăn kế tiếp là vốn; thiếu kĩ thuật. Và họ cho rằng chất lượng giống thấp là khó khăn cuối cùng của họ so với các khó khăn trên.

Ngoài những khó khăn trên thì còn có những khó khăn như: người dân chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó việc trước đây người dân đã quen với tập tục độc canh, chỉ trồng thuần một loại cây cũng đã làm cho năng suất ngày càng giảm, đặc biệt người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác.

4.3.4. Định hướng trong phát triển sản xuất lạc

Định hướng trong phát triển sản xuất lạc được biểu hiện qua biểu đồ 4.3

Hình 4.2. Biểu đồ về định hướng trong phát triển sản xuất lạc tại nông hộ (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2015) Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy :

Có 34 hộ có định hướng tăng diện tích tương ứng với 56,67%. Số hộ giữ nguyên diện tích là 24 hộ, ứng với 40% và 2 hộ có định hướng giảm diện tích, ứng với 3,33%.

Hơn nữa, đất một vụ trồng rau màu xong nếu trồng lạc thì cây lạc sẽ phát triển tốt.

Do hiệu quả mang lại từ cây lạc cao nên phần trăm số hộ có định hướng tăng diện tích là cao. Tuy nhiên, quỹ đất là có hạn. Muốn mở rộng diện tích thì phải thuê đất, mà đất thuê có giá rất cao. Trung bình 4 triệu đồng/sào/năm. Nên số hộ giữ nguyên diện tích cũng chiếm phần trăm cao. Còn phần trăm hộ giảm diện tích là do sức khỏe già yếu, không có lao động để sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w