Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở phường Hương Chữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở phường Hương Chữ

5.2.1. Giải pháp về kỹ thuật

Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và lạc nói riêng.

Qua phân tích ta thấy sử dụng các yếu tố đầu vào vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất.

Xuất phát từ đó nên tôi đề xuất một số giải pháp kỹ thuật:

- Đối với giống lạc

Giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bà con nông dân. Trên địa bàn hiện nay bà con đang sử dụng giống lạc L14. Năng suất tương đối cao. Và trong những năm tới mong rằng địa phương sẽ tiếp tục sử dụng giống L14 này hoặc sẽ tiếp nhận các giống mới có năng suất cao hơn nữa.

- Đối với thuốc BVTV

Việc phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lạc sinh trưởng và phát

triển tốt. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn là sâu bệnh phá hoại.

Việc sử dụng thuốc BVTV như “con dao 2 lưỡi” có thể đem lại hiệu quả cao nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy nếu xuất hiện sâu bệnh mà mức độ vẫn còn nhẹ thì có thể sử dụng biện pháp như rắc vôi, còn nếu nặng thì nên khoanh vùng để điều trị.

- Đối với lao động

Lao động là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng quyết định tới năng suất lạc. Việc đảm bảo nguồn lao động trong mùa gieo cấy, thu hoạch góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất lúa. Khi đầu tư lao động trong việc làm cỏ, chăm sóc thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời cũng giúp tăng năng suất lạc. Ngoài ra thì trình độ của lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lạc. Các hộ có trình độ văn hóa cao thì sẽ dễ dàng tiếp thu các thành tựu KH-KT. Do vậy cần nâng cao dân trí cho người dân bằng cách tăng cường các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức.

5.2.2. Giải pháp về đất đai

Đất đai đóng vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lạc nói riêng. Thực tế tại địa phương cho thấy hiệu quả từ trồng lạc so với trồng lúa là lớn hơn. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lạc trong thời gian tới.

5.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Không chỉ giúp người dân thuận lợi trong việc đi lại mà còn giúp các nông hộ rất nhiều trong việc vận chuyển tư liệu sản xuất và vận chuyển sản phẩm trong mùa thu hoạch. Do đó cần phải xây dựng và nâng cấp các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc và vận chuyển.

- Thủy lợi: Nhìn chung hệ thống kênh mương trên đồng ruộng đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên để phát triển tốt hơn nữa, chính quyền cần có các chủ trương tổ chức xây dựng và nạo vét mương nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu thuận lợi hơn nữa.

5.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông

Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ KH-KT vào trong sản xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Hiện HTX cũng có triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con song số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều, việc tập huấn chỉ dùng lại ở một số đối tượng như cán bộ, đoàn thể. Do đó, trong thời gian tới để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan khuyến nông với HTX nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông cả về số lượng và quy mô đối tượng tham gia.

5.2.5. Giải pháp về vốn

Có thể nói rằng vốn là một trong những yếu tố đầu vào quyết định tới năng suất lạc. Nhưng nguồn vốn đến người dân hiện nay vẫn còn hạn chế. Đó là thủ tục vay rườm rà, phải trải qua nhiều phê duyệt và thời gian vay ngắn. HTX cho các nông hộ vay tiền ở đầu vụ để mua phân bón, giống...Người dân rất muốn vay nhưng do tâm lý lo ngại vì đến lúc trả thì họ phải trả gốc lẫn lãi cộng với các khoản thuế sản lượng, chi phí thủy lợi, giao thông...tạo thành một khoản tiền lớn, họ sợ không đủ khả năng chi trả. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải xem xét lại thủ tục và thời hạn cho vay nhằm giúp bà con mạnh dạn vay vốn, đầu tư máy móc thiết bị vào phục vụ cho việc sản xuất lạc.

PHẦN VI:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w