HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241.51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2.
Khí hậu thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83.4%; cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình từ 85.67 – 87.67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76.67 – 77.33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2,504.57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 – 1,000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Địa hình thành phố Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1,500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ , quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Tài nguyên khoáng sản
* Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3
* Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.
* Laterir: đến nay đã có 03 mỏ được nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm, Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek.
* Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị
phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn, Đa Phước.
* Nước khoáng: ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày.
* Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
* Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:
Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha. Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.trồng 966 ha), đất chưa có rừng 1,858 ha.
Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
* Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:
Tổng diện tích tự nhiên là 10,850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 9,764 ha (rừng tự nhiên 2,993.4 ha, rừng trồng 2,565.4 ha), đất chưa có rừng là 4,205ha).
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng.
Về mặt môi trường, Hải vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:
Tổng diện tích tự nhiên là 4,439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3,431 ha (rừng tự nhiên 2,806 ha, rừng trồng 625 ha), đất chưa có rừng 748 ha.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục
vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng...
Tài nguyên nước
* Biển, bờ biển:
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15,000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)...
với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150,000 -200,000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.
* Sông ngòi, ao hồ:
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5,180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.
Tài nguyên đất
Với diện tích 1,255.53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305 km2); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong 1,255.53 km2 diện tích, chia theo loại đất có:
- Đất lâm nghiệp: 514.21 km2; - Đất nông nghiệp: 117.22 km2;
- Đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...): 385.69 km2;
- Đất ở: 30.79 km2;
- Đất chưa sử dụng, sông, núi: 207.62 km2.
2.1.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015
2.1.2.1. Đánh giá tình hình xã hội
Dân số Đà Nẵng năm 2015 là 1.037 triệu người không tăng nhiều so với năm 2013 là 992.8 nghìn người. Như vậy qua 3 năm ta thấy được dân số thành phố không có sự biến động quá lớn. Đối với một số tỉnh, thành phố có sự di dân nhưng ở thành phố Đà Nẵng thì có dân số bình quân tăng theo từng năm.
Bảng 1: Tình hình dân số và các chỉ tiêu xã hội của thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 – 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT TH
2013
TH 2014
TH 2015
1 Dân số trung bình 1000 Người 992.8 1,007.4 1,037.0
2 Mức giảm tỷ lệ sinh % 0.23 0.2 0.18
3 Số lao động được giải quyết việc làm 1000 người 31.0 31.0 32.0
4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 43.0 44.0 45.0
5 Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn mới Thành phố '' 6.27 2.93 0
6 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom '' 95.0 95.0 95.0 7 Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch '' 98.0 99.0 100.0 8 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh '' 97.7 98.6 99.0 (Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2013 – 2015) Nhìn từ ta thấy các chỉ số xã hội của thành phố nhìn chung điều tăng. Đặc biệt về tiêu chí sử dụng nước sạch của thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2015 đạt 100% ở thành thị và 99% ở nông thôn.
Ngoài ra, về hoạt động y tế tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tăng cường phòng chống, giám sát dịch tễ, không để bùng phát dịch bệnh. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng, kiểm soát, không để bùng phát và tử vong do dịch bệnh. Thành phố tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, phát triển y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ sản - Nhi, khoa Ung bướu và khoa Y học nhiệt đới tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Y học cổ truyền cơ sở 2...); hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập...
Tích cực triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ, tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi tiêm chủng đầy đủ đều đạt 99% qua các năm. Tiếp tục duy trì tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân, đến nay, tỷ lệ người dân tham gia BHYT hàng năm đạt trên 90%. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được đầu tư hợp lý, tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đặc biệt là vùng đông dân, vùng có mức sinh cao. Đến năm 2015, mức giảm tỷ lệ sinh ước đạt 0.15%, dân số trung bình ước đạt 1,025 nghìn người, tăng 2.1%/năm.
Thêm vào đó là hoạt động văn hóa góp phần xây dựng đô thị văn minh hiện đại.
Thành phố chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồni và phát huy các giá trị văn hoá
vật thể, phi vật thể; tổ chức sưu tầm, triển lãm tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình, thiết chế văn hóa quan trọng. Tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn, góp phần từng bước hình thành thương hiệu thành phố văn hoá, du lịch, thành phố sự kiện. Đội ngũ văn nghệ sỹ có nhiều cố gắng trong sáng tạo văn học và nghệ thuật, bám sát thực tiễn sinh động của thành phố, khắc họa những giá trị truyền thống của quê hương. Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo; kiểm tra và xử lý các biển hiệu quảng cáo ven biển sai quy định được tăng cường. Đặc biệt, Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.
2.1.2.2. Đánh giá tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015 Việc đánh giá tình hình kinh tế thành phố sẽ giúp cho ta có được cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế, GDP. Từ đó cái nhìn cụ thể hơn về thành phố.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 B/q 13-15 (%)
1 GRDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 46,821 52,468 58,600 15.2
- Dịch vụ '' 28,531 32,060 36,669 13.4
- Công nghiệp - xây dựng '' 16,920 19,063 20,722 10.7
- Thủy sản - nông – lâm '' 1,370 1,345 1,209 -6.0
2 GRDP bình quân đầu người Triệu đồng 47.16 52.08 56.78 9.7
GRDP bình quân đầu người USD 2,251 2,456 2,704 9.6
3 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Dịch vụ '' 60.94 61.1 62.57
- Công nghiệp - Xây dựng '' 36.14 36.33 35.36
- Nông nghiệp '' 2.93 2.56 2.06
(Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2013 – 2015)
Giai đoạn 2013-2015, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá hiện hành) ước tăng 15.2%/năm và năm 2015 ước đạt 58,600 tỷ đồng, bằng 1.25 lần năm 2013.
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước; đến năm 2015 ước đạt 56.78 triệu đồng, tương đương 2.704 USD, so với 47.16
triệu đồng tương đương 2.251 USD, thu thập bình quân của Đà nẵng cao hơn cả nước là với GDP bình quân đầu người ước đạt 45.7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, sức mua thị trường giảm, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, tình hình căng thẳng trên biển Đông.v.v.. song, Thành phố đã kịp thời thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện giảm, giãn thuế, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm hàng tồn kho, gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ tiếp cận vốn vay, kết nối cung - cầu, tập trung khai thác nguồn thu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước.v.v… Từ đó, mức tăng trưởng được cải thiện đáng kể, cao hơn mức bình quân của cả nước.
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 -2015
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng)
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2015 tỷ trọng dịch vụ ước đạt 62.6%, công nghiệp - xây dựng 35.3% và nông nghiệp 2.1% góp phần từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ và tỷ trọng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất.
Nhìn chung có sự chuyển dịch từ thủy sản – nông – lâm sang công nghiệp và dịch vụ. Qua tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm lần lượt là 2.93%, 2.56% và 2.06% qua 3 năm. Sự chuyển dịch này cũng đúng với định hướng phát triển của thành phố. Biến Đà Nẵng thành phố dịch vụ, du lịch và phát triển công nghiệp.
2.1.2.3. Tình hình thu chi ngân sách trên thành phố Đà Nẵng.
Qua bảng ta tăng trưởng trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là khá chậm.
Hằng năm tăng từ 1 – 2%. Từ năm 28,510 tỷ đồng năm 2013 tăng thêm 1.61% và năm 2014 so với 2015 là 1.81%.
Trong đó, đóng góp lớn nhất là thu ngân sách đại phương giao động trong khoảng 13000 tỷ đồng. Số liệu chi tiết ta thấy ở bảng 3.
Mặt khác, chi ngân sách có sự giảm sâu từ 45,037 tỷ đồng năm 2013 giảm xuống