HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông công
Từ những thông số ở trên chúng ta cũng có thể được tình hình thực hiện đầu tư xây CSHT giao thông ở thành phố. Nhằm tìm hiểu hơn những tác động của nó đến thành phố Đà Nẵng chúng ta cần có những dẫn chứng cụ thể sau.
Để đánh giá hiệu quả đầu tư, ta so sánh nguồn vốn đầu tư xây dựng qua 3 năm.
Trong đó có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tư cho CSHT giao thông chiếm số lượng không nhỏ trong tổng thể nguồn vốn đầu tư XDCB.
Dễ nhận thấy là trong 3 năm, từ năm 2013 -2015 nguồn vốn cho XDCB có chiều hướng giảm, trong khi vốn đầu tư CSHT giao thông giảm mạnh năm 2014 và tăng trở lại vào năm 2015.
Trong khi đó, tỷ trọng giữa vốn XDCB và vốn CSHT năm 2013 là 12.11%, năm 2014 là 10.99% và năm 2015 là 16.23%. Từ đó ta thấy được đầu tư CSHT giao thông là điều kiện kiên quyết để phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư phát triển để xây dựng các công trình, dự án khác nói riêng.
Bảng 10: Đánh giá vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư CSHT giao thông đến nền kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Vốn đầu tư XDCB Tỷ đồng 6,136 5,451 5,225
Vốn đầu tư CSHT giao thông Tỷ đồng 743 599 848
Tỷ trọng % 12.11 10.99 16.23
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng) 2.3.1. Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT đến phát triển du lịch, dịch vụ Có thể nói, du lịch chính là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do CSHT giao thông mang lại nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho thành phố. Đối với một thành phố mà trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ như Đà Nẵng thì CSHT giao thông là yếu tố sống còn. Chỉ khi phát triển giao thông tốt thì từ đó du lịch phát triển mạnh mẽ dẫn đến kinh tế thành phố phát triển một cách bền vững.
Bảng 11: Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT đến phát triển du lịch, dịch vụ
Chỉ tiêu ĐVT TH
2013
TH 2014
TH 2015
Tổng 13-15 Du lịch
Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch Tỷ đồng 7,784 9,740 11,800 29,324 Tổng lượt khách du lịch Nghìn người 3,118 3,800 4,430 11,348 Trong đó: + Khách trong nước Nghìn người 2,374 2,845 3,280 8,499 + Khách quốc tế Nghìn người 743 955 1,150 2,848
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng) Du lịch phát triển nhanh, dần khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 75 dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư, vốn đầu tư 8,7 tỷ USD, trong đó 15 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD; các dự án du lịch cao cấp được đầu tư và đưa vào hoạt động góp phần tạo sức hấp dẫn, thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Năm 2015 lưu trú bình quân đạt 2,2 ngày (năm 2013: 02 ngày), một số khách sạn 3-5 sao có lượng khách lưu trú 03 ngày trở lên, đặc biệt các resort cao cấp ven biển có khách quốc tế và nội địa lưu trú từ 5-15 ngày. Giai đoạn 2013-2015, lượng khách du lịch có sự gia tăng lớn về phía khách quốc tế từ 743 nghìn người đến năm 2015 lên đến 1.15 triệu người cho thấy bước tiến lớn của thành phố.
Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của khu vực và cả nước.
Các dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông, vận tải… tiếp tục phát triển đa dạng. Đột phá về phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại thực hiện đạt kết quả rõ nét.
Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển mạnh; sản phẩm du lịch tăng về chất
lượng, số lượng và đa dạng về loại hình, như: quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Công viên Châu Á, Khu Làng Pháp (Bà Nà hill), Trung tâm giải trí phức hợp Helio Center, các sự kiện pháo hoa, marathon quốc tế.v.v... Đặc biệt, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế qua 7 năm tổ chức đã thu hút đông đảo du khách và trở thành sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc.
Như vậy, ta có thể thấy tầm quan trọng của CSHT giao thông. Một khi giao thông đi lại thông thoáng, khách du lịch sẽ thoải mái cũng như thuận lợi trong việc di chuyển cũng như ngắm cảnh song hàn. Mặt khác, khi giao thông đi lại tốt, các dự án đầu tư về du lịch, dịch vụ sẽ có cơ hội phát triển. Từ đó, hình thành mối quan hệ chặt chẽ với đầu tư xây dựng CSHT giao thông và phát triển kinh tế du lịch.
2.3.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT năng lực vận tải thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015
Như vậy, chức năng chính của phát triển CSHT giao thông chính là năng lực vận tải. Xét về mặt kinh tế, ta cũng dễ dàng nhận ra rằng một khi đường xá, cầu cống được làm mới, rộng rãi từ đó sẽ đem lại lợi ích không ngờ cho doanh thu vận tải
Bảng 12: Năng lực vận tải của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015.
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng 13-15 Vận tải
Doanh thu vận tải Tỷ đồng 5,894 6,433.1
7,01
8 19,345 Khối lượng luân chuyển hàng hóa Tr.tấn.Km 2,436 2,650.8 2,884.0 7,971 Khối lượng luân chuyển hành khách Tr.người.Km 1,033 1,161.5
1,30
6 3,501 Khối lượng hàng hóa qua Cảng Triệu tấn 5.0 6.0 6.5 18
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng) Cụ thể, Chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao. Giai đoạn 2013-2015 doanh thu vận tải qua ba năm đạt 19,345 tỷ đồng. Qua ba năm đều tăng đó cũng nhờ một hệ thống CSHT giao thông thông thoáng, hiện đại.khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 7,971 Tr.tấn.Km, tăng 8.8%/năm; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 3,501 Tr.người.Km, giảm 12.4%/năm và khối lượng hàng hóa qua cảng đạt 18 triệu tấn, tăng 14.01%.Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống vận tải công cộng bằng
xe buýt đến năm 2020, định hướng đến 2030; triển khai Đề án phát triển dịch vụ Logistics, Đề án xã hội hóa vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và hợp phần xe buýt nhanh (dự án phát triển bền vững). Nhà ga hàng không quốc tế được xây dựng mới và đưa vào sử dụng cuối năm 2011 đã đạt công suất 6 triệu hành khách/năm.
Đa dạng hóa các loại hình vận tải, mở rộng liên kết các phương thức, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động vận tải. Củng cố và hình thành doanh nghiệp mới về vận tải, kho vận… theo nhiều quy mô, thành phần, trong đó đặc biệt chú ý hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh đủ khả năng cạnh tranh và tạo mối liên kết, hỗ trợ phát triển vùng. Mở rộng năng lực và nâng cao chất lượng vận tải tuyến cố định, xe chạy hợp đồng - du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải thành phố đầu tư nâng cao chất lượng phương tiện - dịch vụ, củng cố và phát triển thương hiệu, từng bước hình thành tập đoàn vận tải có trụ sở chính đặt tại Đà Nẵng.
Triển khai Đề án Phát triển dịch vụ logistics thành phố.
2.3.3. Một số thành quả khác từ đầu tư xây dựng CSHT giao thông
Thu hút đầu tư trong và ngoài nước được đẩy mạnh, song do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn có tăng nhưng chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Hầu hết các dự án tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ du lịch, giải trí, thương mại. Một số dự án lớn như: Khu công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam Đài Tưởng Niệm (ASIA PARK), Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 11.791 doanh nghiệp, vốn đăng ký 36.665,5 tỷ đồng; đến cuối năm 2015, thành phố có khoảng 16.938 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2014 được xác định là “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng”, thành phố đã tập trung đẩy mạnh thực hiện 6 giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố đứng đầu cả nước trong 3 năm qua.
Môi trường đầu tư được cải thiện, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Thành phố đã tích cực triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp như:
tăng cường cho vay đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố, thành lập và đưa vào sử
dụng Quỹ bão lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu đãi đầu tư vào khu công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch, đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn, đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển dịch vụ; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, đơn giản thủ tục cho vay, cơ cấu lại các khoản nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay;
đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, bàn giao đất kịp thời cho các dự án đầu tư, cải cách các thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, phát động Chương trình “Năm Doanh nghiệp 2014”, ban hành Đề án phát triển doanh nghiệp và Đề án tái cơ cấu kinh tế đến năm 2020… Cơ chế một cửa, một cửa liên thông phát huy hiệu quả, đặc biệt 100% cơ quan chuyên môn, quận, huyện, phường, xã thực hiện đồng bộ cơ chế một cửa, góp phần giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công dân, tổ chức.
Tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản được đảm bảo ổn định; tội phạm các loại được kiểm soát và kiềm chế. Tuy nhiên loại hình tội phạm và các vi phạm pháp luật tại thành phố diễn biến có xu hướng ngày càng phức tạp. Đã điều tra làm rõ 2.012 vụ vi phạm trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 80,93%, bắt xử lý 3.304 đối tượng;
phát hiện, bắt, xử lý 414 vụ/581 đối tượng phạm tội về ma túy. Khởi tố 120 vụ, 154 bị can vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế và chức vụ.
Tình hình trật tự an toàn giao thông chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông hàng năm giảm dần trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, bị thương); không xảy ra đua xe trái phép, ùn tắc giao thông kéo dài; văn hóa ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.