Một số thức ăn xanh thường dùng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.8. Một số thức ăn xanh thường dùng trong thí nghiệm

Cây dâm bụt đỏ thuộc họ Malvacae là cây trồng đước sử dụng làm hàng rào và là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có giá trị. Dâm bụt đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt có khả năng chịu hạn trong mùa khô ở khu vức miền Trung (Nguyễn Xuân Bã, 2002). Dâm bụt đỏ có hàm lượng protein khá cao (17-18%) và có tính ngon miệng cao đối với gia súc nhai lại. Cây có thể trồng bằng cành nên dễ dàng nhân ra diện rộng. Năng suất cũng phụ thuộc raats nhiều yếu tố, có thể đạt 50-60 tấn/ha/năm nếu trồng với mật độ cây (3x1m). Có thể cắt được 5-6 lứa/năm [2].

2.8.2. Cỏ lông Para (Brachiara mutica)

Brachiara mutica (Para grass, Wataer grass), còn có tên gọi là cỏ lông Para. Thân bò, lá to có lông. Mọc tốt ở vùng đất ẩm ướt, chịu ngập nước,mọc thành thảm trên mặt nước, mùa khô cỏ ngừng phát triển nếu không được tưới nước, không chịu được giẫm đạp và chăn thả gia súc quá mức. Cỏ Para cạnh tranh rất tốt với cỏ dại, có thể trồng bằng hom hoặc những từ chồi bò lên.

Nguồn gốc, đặc điểm sinh vật, sinh thái học: Cỏ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Châu Phi, phát triển nhiều ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Ustralia năm 1880 và du nhập vào Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1875 và Trung Bộ 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ. Là loài cỏ lâu năm, thân bò, có thể cao tới 1,5m, thân và lá đều có lông ngắn. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh, các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và rễ dài, lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn.

Loài Brachiaria mutica thường gọi là cỏ lông Para, chúng có khả năng chịu ngập úng thích ứng với vùng bồi tụ, ngập lụt, các bãi giữa và bãi ven sông còn loài Brachiaria decumbent có khả năng chịu lạnh tốt nên được để cung cấp thức ăn xanh cho vụ đông, phát triển mạnh ở đất bùn lầy, chịu ngập nước đến 60cm, ưa đất phù sa, đồng bằng.

Tính năng sản xuất: năng suất thay đổi nhiều, có nơi đạt được 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Năng suất thu cắt ở trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây là 75 tấn/ha/năm, tại trại ngựa Bá Vân - Thái Nguyên là 78 tấn/ha/năm, trong vụ đông xuân cỏ này phát triển tốt hơn các loại cỏ khác, chất xanh lên tới 40%, là cây cỏ duy nhất trồng được ở những nơi ngập lụt sình lầy.

Thành phần dinh dưỡng: cỏ lông Para có hàm lượng VCK (29-30)%, protein (10-12)%, xơ thô (27-30)%, khoáng tổng số 12%, mỡ thô (2,9-3)%. Với thành phần dinh dưỡng như trên, cây cỏ lông là cây thức ăn có giá trị cho gia súc, cỏ lông Para giòn, ngọt nên các loài gia súc đều thích ăn nhất là vào vụ đông khi nguồn thức ăn xanh thiếu thốn [3].

2.8.3. Ngô Vàng

Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lương thực cho người, thức ăn tinh cho gia súc, là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất xốp, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 - 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn/ha.

Ngô chứa 720 – 800 gtinh bột/kg chất khô, hàm lượng xơ rất thấp, giá trị trao đổi năng lượng cao 3100 - 3200 kcal/kg. Hàm lượng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80 - 120g/kg, tỉ lệ chất béo trong hạt ngô tương đối cao (4 - 6%). Trong protein của ngô thiếu tới 30 - 40% lizin, 15 - 30 % tryptophan, 80% loxin. Ngô tương đối nghèo khoáng như canxi (0,03%), K (0,45%), Mangan (7,3mg/kg), Cu (5,4 mg/kg). Vì vậy cần phối chế hợp lý ngô trong khẩu phần vật nuôi [3].

2.8.4. Đậu Tương (Glycine max).

Đậu tương còn gọi là đậu nành, là một loại cây trồng đã có từ lâu đời. Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% glucose, 15 - 20% chất béo, 35 - 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành

có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2,7 mg sắt [1].

2.8.5. Bã Bia

Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia. Phần nước được sử dụng làm bia. Phần bã tươi còn chứa các chất dinh dưỡng, các chất men và xác vi sinh vật. Thành phần bã bia tươi lên men từ mạch nha gạo và ngô như sau:

Bảng 2.6. Thành phần hóa học của bã bia tươi (% theo trọng lượng tươi)

Thành phần Tỷ lệ

Nước 75 – 80

Protein thô 5%

Lipit 2

Xơ 5

DSKN 10

Khoáng 0,8 – 1

Nguồn: [3].

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc vào tỷ lệ nước, nguồn gốc sản xuất và thời gian bảo quản. Bã bia ướt dễ bị phân giải làm mất dinh dưỡng và tăng độ chua, cho nên người ta thường chỉ có thể cho gia súc ăn trong vòng 48 giờ. Mặt khác, người ta có thể làm thành bã bia khô (chứa khoảng 10% nước) để thuận tiện cho bảo quản và sử dụng.

2.8.6. Rỉ Mật

Rỉ mật là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường. Khoảng 75% tổng rỉ mật của thế giới được sản xuất từ mía (Saccharum officinarum) và đa phần còn lại có từ củ cải đường (Beta vulgaris).

Thành phần chính xác của rỉ mật rất khó dự đoán vì nó phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết - khí hậu, giống mía và giai đoạn thu hoạch cũng như quy trình sản xuất đường trong từng nhà máy. Do vậy rỉ mật thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt. Bảng 2.7 cho thấy biến động của các thành phần của rỉ mật.

Bảng 2.7. Thành phần dinh dưỡng của rỉ mật mía

Thành phần Trung bình Biến động

Nước 20 17 – 25

Sucroza 35 30 – 40

Glucoza 7 4 – 9

Fructoza 9 5 – 12

Các chất khử khác 3 1 – 5

Các gluxit khác 4 2 – 5

Khoáng 12 7 – 15

Các chất chứa 4,5 2 – 5

Các axit không chứa N 5 2 – 8

Sáp, sterol và phôtpholipit 0,4 0,1 – 1

Nguồn: [3].

2.8.7. Khô dầu lạc

Là nguồn cung cấp thức ăn bổ sung đạm quan trọng ở một số vùng của nước ta. Thành phần các chất dinh dưỡng trong khô dầu lạc ở nước ta rất khác nhau chủ yếu tùy thuộc vào quy trình chế biến chiết tách dầu. Protein biến động từ 30 - 50%, xơ thô từ 6 - 22%, béo 5 - 10%, năng lượng trao đổi 2300 - 3400 kcal/ME/kg. Khô dầu có được từ hạt lạc đã tách vỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn từ lạc chưa tách vỏ hoạc tách một phần vỏ. Khô dầu có được từ kỹ thuật chiết tách dầu bằng máy hoặc dung môi hữu cơ có hàm lượng béo thấp hơn và các chất dinh dưỡng còn lại cao hơn so với ép thủ công. Chất lượng protein trong khô dầu lạc thấp hơn so với một số loại đầu đỗ khác do thiếu hụt nhiều axit amin thiết yếu so với nhu cầu của gia súc, nhất là lysine. Do vậy khi sử dụng khô dầu lạc cần chú ý bổ sung những loại thức ăn giàu lysine như bột cá, khô dầu đậu tương hoặc bổ sung axit amin tổng hợp [3].

2.8.8. Cám gạo

Cám gạo là một trong 3 loại phụ phẩm chính của hạt thóc (vỏ trấu, cám gạo và tấm) thu được khi xay xát, thường chiếm tỷ lệ trên dưới 10% so với trọng lượng lúa. Là loại bột khá mịn màu vàng nhạt, không lẫn vỏ trấu và vật lạ, phần lớn có mùi thơm và có ít tấm gạo.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo ở nước ta biến động rất lớn chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật xay xát gạo, ở mức độ tách trấu trước khi xát gạo. Nếu tách được hết vỏ trấu trước khi xát gạo ta thu được cám gạo mịn có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu protein, béo và ít xơ. Tỷ lệ protein trong cám gạo mịn có thể đạt 12 - 14%, chất béo 13 - 14%, xơ thô khoảng 7 - 8% và giá trị

năng lượng có thể đạt 2600 - 2700 kcal ME/kg. Cám gạo có lẫn nhiều trấu sau khi xát gọi là cám gạo thô. Tùy thuộc vào tỷ lệ vỏ trấu còn lẫn trong cám mà giá trị dinh dưỡng cám gạo thô rất khác nhau protein có thể còn 6 - 7%, xơ thô có thể lên đến 20 - 23%, trong đó có nhiều silic có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Giá trị năng lượng khoảng từ 1400 - 1500 kcal ME/kg. Cám gạo lâu là sản phẩm thu được trong quá trình đánh bóng gạo, thường chiếm khoảng 3% khối lượng lúa. Cám gạo lâu thường có tỷ lệ protein, chất béo, xơ thô thấp hơn và tinh bột cao hơn so với cám gạo thường [1].

2.8.9. Bột cá

Bột cá là nguồn thức ăn protein động vật có chất lượng rất tốt được dùng rộng rãi trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng bột cá có xu hướng giảm vì giá cao và thiếu nguồn cung cấp. Protein bột cá có chất lượng cao vì rất giàu lysine, methionine, tryptophan và các acid amin không thay thế khác.

Tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu protein, amino acid của bột cá rất cao. Hàm lượng protein trong bột cá phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của nó. Bột cá chế biến từ đầu, vây, đuôi ruột cá hoặc từ cá ướp muối có giá trị dinh dưỡng thấp hơn bột cá chế biến từ cá nhạt nguyên con [1].

2.8.10. Tấm gạo

Tấm gạo là những mảnh gạo nhỏ vỡ ra từ hạt hạt gạo nguyên trong quá trình xay xát, là sản phẩm phụ của quá trình xay xát gạo. Có một vài loại cỡ hạt tấm khác nhau, phụ thuộc vào quá trình tách. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của tấm gần tương đương gạo, giàu năng lượng (3340 kcal ME/kg), ít xơ (0,9%). Hàm lượng protein của tấm dao động trong khoảng 6,73 - 12,49%, nhưng mức trung bình thường là 9 - 10% [1].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w