Kết quả về lượng ăn vào các chất dinh dưỡng của thỏ trong các ngày thu thập số liệu tiêu hóa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

Chất dinh dưỡng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng thức ăn.

Các chất dinh dưỡng phải đầy đủ mới đảm bảo cho con vật sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh tật. Chất dinh dưỡng phụ thuộc rất lớn vào

thành phần nguyên liệu trong thức ăn. Kết quả về ảnh hưởng của các nghiệm thức KPBC và KPDBĐ đến lượng ăn vào các chất dinh dưỡng của thỏ thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả lượng ăn vào các chất dinh dưỡng của thỏ trong thời gian thí nghiệm (g/con/ ngày)

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

KPBC KPDBĐ

VCK 81,90 80,01 4,318 0,762

CHC 71,73 68,37 3,760 0,537

CP 13,86 13,64 0,735 0,835

CF 7,59a 10,41b 0,241 <0,001

ADF 10,60a 14,28b 0,393 <0,001

NDF 19,20a 23,68b 0,647 <0,001

Ash 5,57a 6,92b 0,253 0,002

Các giá trị trong cùng hàng mang các ký tự a, b, khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05).

Số liệu trình bày ở bảng 4.3 cho thấy, không có sự sai khác thống kê về VCK, CHC và CP ăn vào của thỏ giữa các nghiệm thức (p>0,05). Tuy nhiên kết quả về CF, ADF, NDF có sự sai khác thống kê (p<0,05).

Từ kết quả bảng trên chúng tôi nhận thấy, lượng ăn vào xơ thô ở nghiệm thức KPDBĐ là 10,41g/con/ngày và cao hơn nghiện thức KPBC là 7,59gVCK/con/ngày. Lý do dẫn tới sự sai khác trên có thể là do trong cây dâm bụt đỏ có chứa hàm lượng xơ cao hơn trong khi đó bột cá hầu như không có xơ.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Lan Phương và đồng tác giả (2012) [17], lượng ăn vào xơ thô của thỏ là 14,1g/con/ngày thì kết quả thu được của chúng tôi là thấp hơn. Khi so sánh với kết quả lượng ăn vào xơ thô là 8,7 - 16,3 g/con/ngày của Khuc Thi Hue và Preston TR (2006) [22], thì lượng ăn vào xơ thô trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (7,59 - 10,41 g/con/ngày).

Từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy, lượng ADF ăn vào của thỏ có sự sai khác thống kê giữa các khẩu phần (p<0,05) và dao động từ 10,60 đến 14,28 g/con/ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2014) [9], khi tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của thỏ Newzealand, thì

lượng ADF thu nhận của thỏ trong nghiên cứu của tác giả là 24,82 g/ngày và cao hơn kết quả của nghiên cứu của chúng tôi (10,60 đến 14,28 g/con/ngày).

Tương tự khi chúng tôi xem xét kết quả về lượng ăn vào NDF và Ash ăn vào của thỏ, thì kết quả lượng ăn vào ở khẩu phần KPBC đều thấp hơn so với khẩu phần chứa KPDBĐ.

Lượng VCK ăn vào của thỏ ở các nghiệm thức dao động từ 80,01 - 81,90 gVCK/con/ngày. Kết quả về lượng ăn vào trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Lê Thị Lan Phương (2008) [15], khi tác giả sử dụng một số loại cây thức ăn cho thỏ tại Thừa Thiên Huế (80,01 -81,90 gVCK/con/ngày so với 67,9g VCK/con/ngày). So sánh với kết quả của Lê Thị Lan Phương và đồng tác giả (2011) [16], khi tác giả nghiên cứu sử dụng các cây thức ăn ở dạng viên cho thỏ thì lượng ăn vào của thỏ là 112,73 gVCK/con/ngày và cao hơn kết quả của chúng tôi. Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về giống thỏ và độ ngon miệng của các loại thức ăn nên đã ảnh hưởng đến khả năng ăn vào của thỏ.

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Khuc Thi Hue và Preston (2006) [22], trên thỏ cai sữa có khối lượng từ 400-600g cho thấy VCK ăn vào của thỏ dao động từ 49,7 đến 74,6 gVCK/con/ngày và xơ thô từ 8,7 đến 16,3 gVCK/con/ngày, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.

Theo kết quả bảng 4.3 cho thấy, kết quả về lượng ăn vào CHC ở các nghiệm thức dao động từ 68,37 - 71,73 gVCK/con/ngày). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Lan Phương và đồng tác giả (2012) [17] là 96,70 (gVCK/ con /ngày). Lý do dẫn tới sự sai khác trên có thể là do thời điểm thí nghiệm khác nhau, khẩu phần thí nghiệm khác nhau nên dẫn đến thỏ thu nhận thức ăn khác nhau cũng có thể dẫn đến lượng chất dinh dưỡng mà thỏ thu nhận được là khác nhau.

Theo Lê Thị Lan Phương (2008) [15], lượng ăn vào VCK và CHC là 73,9;

61,9 (g/kg khối lượng/ngày) thì kết quả của chúng tôi thu được là tương đương.

Tuy nhiên, kết quả về lượng ăn vào CP của chúng tôi lại thấp hơn kết quả của tác giả (14,1 g/con/ngày). Nguyên nhân dẫn tới sự sai khác trên có thể là do thời điểm thí nghiệm khác nhau nên điều kiện nhiệt độ cũng như ẩm độ khác nhau.

Thêm vào đó tính chất của các cây thức ăn trong các thời điểm thu hoạch và thời gian gian khác nhau cũng có thể dẫn đến lượng chất dinh dưỡng mà thỏ thu nhận được là khác nhau.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy, khi thay thế protein bột cá bằng protein lá dâm bụt đỏ ở mức 100% thì hàm lượng CF, ADF, NDF, Ash trong

khẩu phần DBĐ cũng tăng cao hơn. Dẫn đến lượng ăn vào CF, ADF, NDF, Ash của thỏ trong nghiệm thúc DBĐ cũng cao hơn. Tuy nhiên lượng ăn vào VCK, CHC, CP trong khẩu phần DBĐ lại thấp hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w