Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa thức ăn của thỏ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.9. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa thức ăn của thỏ

2.9.1. Một số nghiên cứu trong nước

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn như nguồn cung cấp protein thay thế khô dầu đậu tương trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa và tích lũy nitơ của thỏ và hiệu quả kinh tế của Dư Thanh Hằng (2012) [10] cho thấy tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao nhất khi bổ sung bột lá sắn ở mức thay thế 22,5%. Chuyển hóa thức ăn trên 1kg tăng trọng (FCR) ở các nghiệm thức dao động từ 4,2 - 4,9 kg (P>0,05). Hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng dần theo các mức tăng của bột lá sắn từ (P<0,05). Có thể sử dụng bột lá sắn thay thế một phần khô dầu đậu tương và các nguyên liệu giàu đạm khác lên mức

22,5% trong thức ăn viên cho thỏ để cải thiện tăng trọng và hiệu quả kinh tế.

Khi nghiên cứu tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn, thỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây, tác giả Đinh Văn Bình và cộng sự (2005) [5]. Đưa ra kết quả sau:

Cho thỏ cái ăn ở mức nào là thích hợp nhằm tiết kiệm thức ăn giảm chi phí chăn nuôi mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ sinh trưởng và phát triển tốt, tránh các bệnh về sinh lý sinh sản. Để xác định khẩu phần ăn thích hợp, trung tâm đã kết hợp với bộ môn dinh dưỡng và thức ăn Viện chăn nuôi thực hiện nghiên cứu này. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với thỏ cái sinh sản, tỷ lệ tinh/thô 60/40 là thích hợp nhất.

Nghiên cứu sử dụng cỏ thài lài, thân lá dâm bụt pháo, cây cúc dại làm thức ăn xanh cho thỏ, Lê Thị Lan Phương (2008) [15] thu được kết quả như sau:

lượng ăn vào của lá dâm bụt pháo là cao nhất (59,38g VCK/kg trọng lượng/ngày) so với cúc dại và cỏ thài lài (tương ứng là 40,07 và 55,12g VCK/kg trọng lượng/ngày) và kết quả sử dụng cành non lá dâm bụt pháo cũng cho tăng trọng trung bình cao hơn (15,5g/ngày) so với cỏ thài lài và cúc dại (6,83 và 4g/ngày). Trong một nghiên cứu khác của cùng tác giả về ảnh hưởng của dâm bụt pháo, khoai lang, rau muống đến lượng ăn vào, tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa và tích lũy nitơ của thỏ, kết quả cho thấy thỏ có tăng trọng trung bình tương ứng là 14,6; 20,2; 6,1 g/ngày, lượng ăn vào g VCK/con/ngày tương ứng là 73,9; 71,9;

83,6. Tỷ lệ tiêu hóa (%VCK) lần lượt là 45,8; 57,2; 73,3. Điều đó chứng tỏ rằng lá dâm bụt pháo là loại thức ăn tốt cho thỏ.

Bảng 2.8. Nghiên cứu tỷ lệ tinh thô thích hợp trong khẩu phần ăncho thỏ cái sinh sản

Thô/tinh(%) 40/60 50/50 60/40 70/30

Số con/lứa Số con/năm

5,4 4,6

5,6 4,8

6,4 5,2

5,4 4,5 P sơ sinh (g/con)

P cai sữa (g/con) Nuôi sống sau cai sữa

45 420

76

47 409

78

47 450

81

41 410

76 Nguồn: [4].

Lê Đức Ngoan, Lê Thị Lan Phương (2009) [14] cho biết khi sử dụng bột cá trong thức ăn viên đến sức sản xuất của thỏ nuôi thịt thì không gây ảnh hưởng

gì cho thỏ. Thức ăn viên chế biến sẵn và các hỗn hợp thức ăn viên tự chế biến từ bã đậu nành, cám loại 2, bột ngô, bột cá 45CP, premix khoáng, vitamin và thuốc phòng cầu trùng. Với mức bổ sung tỷ lệ bột cá khác nhau (0, 4, 10, 13%/con) vào khẩu phần cơ sở là cỏ lông Para (Brachiara mutica).Tác giả đã thấy rằng khi bổ sung thức ăn viên hoàn chỉnh cho thỏ thì lượng ăn vào vật chất khô thức ăn thô xanh của thỏ chiếm 2-3% trọng lượng cơ thể tính theo vật chất khô. Và khi sử dụng cỏ para làm thức ăn xanh cho thỏ thì lượng ăn vào cỏ para dạng tươi của thỏ lớn hơn 18% trọng lượng cơ thể. Với mức bổ sung bột cá ở mức 13% thì thấy lượng ăn vào của thỏ là cao nhất đạt 61,35g VCK/con/ngày. Giá trị trung bình lượng ăn vào ở các nghiệm thức là 93-103g VCK/con/ngày. So sánh khả năng tăng trọng của thỏ khi bổ sung các mức bột cá thì thấy ở mức bổ sung 10%

bột cá có tăng trọng cao nhất là 19,5g/con/ngày. Tăng trọng trung bình cả đợt là (17,1-19,5g/con/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn trong các tuần thí nghiệm là 5,1-5,8, kết quả cho thấy không có sự ảnh hưởng của tỷ lệ protein từ bột cá và bã đậu nành đến tăng trọng và hệ số chuyển hóa, nhưng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rõ rệt vì vậy, các nghiệm thức sử dụng bột cá cho lãi suất cao hơn.

Kết luận của các tác giả là tỷ lệ bột cá trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn nhưng tăng lãi suất thỏ thịt. Các tác giả khuyến cáo nên sử dụng đến 13% bột cá trong thức ăn viên tự chế để làm tăng hiệu quả kinh tế.

Nguyen Thi Kim Đong và cs (2006) [20] khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế cỏ lông Para trong khẩu phần bằng bắp cải với các tỷ lệ khác nhau (0,20,40,60,80%) đến sự tăng trưởng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng trên thỏ lai. Kết quả cho thấy ở mức 60 và 80% thì thấy lượng ăn vào protein thô tương ứng là 2,2g/con/ngày và 12,5g/con/ngày cao hơn đáng kể (P<0,01) với sánh các mức khác. Với kết quả đó tác giả đã kết luận rằng bắp cải có thể được dùng như một nguồn thức ăn cơ bản cho thỏ đang phát triển để cải thiện việc sử dụng thức ăn, tiêu hóa chất dinh dưỡng, tăng cân và lợi nhuận. Với mức 60-80% (DM cơ sở) thay thế cỏ thì hiệu quả tăng trưởng cao và tốt hơn.

Khi nghiên cứu về việc sử dụng lá sắn dây (Pueraria Thomson) để thay thế cho bã đậu nành trong khẩu phần ăn trên khẩu phàn cơ sở là cỏ Ghinê đến sự phát triển của thỏ, tác giả Ngô Văn Mẫn và Nguyễn Văn Hiệp (2008) cho thấy qua 8 tuần thí nghiệm tốc độ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn đạt hiệu quả cao nhất ở mức 20%.

Lê Thị Lan Phương và cs (2011) [16] khi nghiên cứu ảnh hưởng của protein thực vật trong thức ăn viên bổ sung đến tăng trọng của thỏ nuôi thịt. Tác

giả đã kết luận rằng sử dụng bột lá dâm bụt, dâu và vông làm nguồn protein trong thức ăn viên không ảnh hưởng đến lượng ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ. Lượng ăn vào trung bình 112,73 gVCK/con/ngày;

tăng trọng nằm trong khoảng 13,4-15,2 g/con/ngày; và hệ số chuyển hóa thức ăn 9,36-15,84.

Nguyễn Quang Linh và cs (2006) [12] nghiên cứu về khả năng sinh sản và sinh trưởng của thỏ cho biết, khi sử dụng các nguồn thức ăn địa phương bao gồm cỏ tự nhiên, rau khoai, rau muống, củ cà rốt, củ khoai lang, cơm gạo tẻ và thức ăn hỗn hợp của xí nghiệp proconco sản xuất cho thỏ thì thỏ có khả năng sinh sản khá tốt như: tuổi động dục lần đầu là gần 3,5 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu là 4,5 tháng tuổi, trọng lượng động dục lần đầu chiếm khoảng 80-90%

trọng lượng trưởng thành (từ 2,0-2,3kg). Nếu thỏ được nuôi với khẩu phần bổ sung thêm thức ăn tinh thì có xu hướng sớm động dục và tăng trưởng nhanh hơn so với thỏ chỉ sử dụng rau cỏ đơn độc. Thời gian mang thai của thỏ ngắn hơn, trung bình khoảng 30 ngày, tỷ lệ thụ thai cao đạt 81,25%, tuy nhiên thỏ có trọng lượng trưởng thành, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa thấp. Các tác giả đã khẳng định thỏ có khả năng sử dụng thức ăn khá đa dạng, dễ kiếm và rẻ tiền, rất thích hợp với hình thức chăn nuôi nhỏ ở các nông hộ.

2.9.2. Một số nghiên cứu ngoài nước

Pok Samkol và cs (2006) [29] khi bổ sung tấm gạo với mức 0; 4; 8; 12 g/ngày vào khẩu phần thức ăn xanh là rau muống trên thỏ địa phương và thỏ Newzealand White, kết quả cho thấy các mức bổ sung tấm không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ của thỏ. Khi cho thỏ ăn rau muống với các mức từ 8-18% khối lượng của thỏ đã làm tăng lượng ăn vào, tăng tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein, cho tăng trọng tốt từ 14-20g/ngày với hệ số chuyển hóa thức ăn 3,83-5,18 (kg VCK thức ăn/kg tăng trọng).

Theo kết quả nghiên cứu trên dê ở CATIE, Benaivides (1999) cho thấy hàm lượng protein thô của lá cành non dâm bụt pháo là 19,9% và tỷ lệ tiêu hóa in vitro chất khô là 71,2%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein từ cây dâm bụt đỏ trong thức ăn viên đến khả năng tiêu hóa của thỏ nuôi tại thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w