QUY TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG 5.1. HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG

6.3. QUY TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Bể chứa bùn

Bơm Tuần Hoàn

Bể yếm khí Song tách rác thô

(4 mm)

Hố gom

Thiết bị tách rác tinh (1 mm)

Bể cân bằng

Bể lắng

Gom vào thùng rác

Gom vào thùng rác

Bể trung gian

Bể khử trùng Bể sinh học

Thiết bị lọc Bể nén bùn

Máy ép bùn Nước thải (hố ga, tank lên men)

Bơm

Bùn Nước

Bùn Nước

trong Sục khí

Bơm ly tâm Sục khí

6.3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ 6.3.2.1. Tách rác thô, gom nước thải:

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất và nước rửa chai theo đường cống dẫn tự chảy về khu xử lí. Phần nước rửa chai sẽ được thải từ từ vào hệ thống, không làm cho pH nước thải tăng. Bể thu gom được xây dựng trong cùng mặt phẳng của khu xử lí. Nước thải trước khi vào ngăn bể gom, phần rác thô có kích thước lớn hơn 4mm bị giữ lại tại lưới chắn rác.

Phần rác này sẽ được công nhân thu gom vào thùng và đổ đúng nơi quy định.

Nước thải từ ngăn gom, sẽ được bơm lên bể cân bằng nhờ 2 bản dạng chìm các.Các bơm vận hành hoàn toàn tự động nhờ hệ thống điều khiển và bảo vệ.

6.3.2.2. Tác rác tinh và điều hòa cân bằng:

SVTH: Lê Thị Lệ Thi - 63 - Lớp 07CS

Nước thải từ hố gom trước khi vào bể cân bằng nhờ bơm được đi qua một thiết bị tách các dạng tinh dạng trống quay cỡ kích thước khe chắn rác 1mm. Toàn bộ rác có kích thước lớn hơn 1mm sẽ được giữ lại trên bề mặt trống và được dao gọt đưa ra ngoài và thu vào giỏ đựng rác, phần nước đi vào bể cân bằng. Bể được xây dựng là bể kín có thể tích 800m3 (12.16 x 12.7 x 5m).

Ở bể cân bằng pH có 3 ngăn, tại đây có các đầu dò pH, tùy vào môi trường của nước thải mà các bơm định lượng sẽ bơm hóa chất vào để chuyển pH của nước thải về khoảng 6,5

÷ 6,7.

Nước thải sau khi vào hố gom và bơm lên thiết bị tách rác tinh nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 40oC. Do nước thải đi vào bể điều hòa còn lưu lại khoảng 10h, do đó nước thải sẽ giảm xuống dưới 35oC. Sau khi qua bể cân bằng, pH được điều chỉnh thích hợp sẽ được bơm qua bể yếm khí.

6.3.2.3. Xử lí sinh học yếm khí

Nước thải tử bế cân bằng sẽ được bơm vào đáy 6 ngăn của bể yếm khí, bể yếm khí gồm 6 ngăn, kích thước mỗi ngăn là 6.2 x 6.2 x 5.5m. Mỗi đáy các ngăn được lắp bộ ống được khoan lỗ nhỏ d = 5 – 8m để phân bố đều nước ở đáy. Nước thải khi qua bể yếm khí, giai đoạn xử lí sinh học yếm khí chính được xảy ra tại đây.

+ Đáy bể yếm khí được lắp hệ thống phân phối nước, được chế tạo bằng các dãy ống thép không rỉ và khoét đều các lỗ nhỏ d = 5mm phân bố theo hai bên của ống. Đảm bảo phân phối đều nước trên toàn thiết diện bể.

+ Trên đỉnh bể còn lắp thêm vách ngăn vào máng thu nước để nhăn bớt một phần bùn tràn qua bể lắng tiếp theo.

+ Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp thụ các chất hữu cơ tan trong nước, phân hủy và chuyển hóa thành khí. Bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn nối lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng, khi hạt cặn nổi lên trên được thiết bị khuấy trộn, hạt cặn vỡ ra khí thoát lên trên và theo ống dẫn gas ra ngoài về bộ đốt khí thải, một phần cặn lại rơi xuống dưới, một phần theo nước qua máng tràn vào 2 bể lắng và tiếp tục công đoạn xử lí tiếp theo. Hỗn hợp bùn tách ra từ bể lắng sẽ được tuần hoàn lại bể yếm khí để tham gia quá trình xử lí tiếp theo.

6.3.2.4. Quá trình lắng sau xử lí yếm khí – bể trung gian.

Nước thải sau khi xử lí yếm khí, một phần bùn trong bể yếm khí sẽ theo máng tràn chảy qua bể lắng. Bể lắng được thiết kế dạng lắng ngang, hỗn hợp nước thải và bùn sẽ đi dọc theo bể, phần bùn sẽ lắng xuống đáy, phần nước sẽ theo máng đi qua bể chứa trung gian để tham gia quá trình xử lí tiếp theo. Hỗn hợp cặn bùn ở đáy bể sẽ được hai bơm, bơm tuần hoàn vào bể yếm khí để tham gia quá trình xử lí tiếp theo. Phần bùn dư sẽ được về bể chứa bùn để tiếp tục xử lí. Để bể lắng tách cặn yếm khí, bể được thiết kế có kích thước 2 x (3 x 6.2 x 5)

6.3.2.5. Bể xử lí sinh học hiếu khí.

Từ bể trung gian, do chênh lệch độ cao, nước thải tuyến ống tự chảy vào bể xử lí sinh học hiếu khí, nước thải được chảy tưng mẻ vào bể Aeroten, qua tuyến ống có lắp van điện để điều khiển tự động, thời gian cho nước vào mỗi mẻ 6h. Giai đoạn xử lí sinh học hiếu khí chính được xảy ra tại đây. Dưới đáy mỗi bể được lắp hệ thống phân phối khí dạng đĩa, để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để cung cấp đủ lượng ôxi cho quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ. Để vi sinh vật phân hủy hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thể tích bể phải lớn và thời gian lưu lại đủ dài để bùn hoạt tính phân hủy hết các chất. Bể có thể tích 3 200m3, kích thước 11 x 14,7 x 5

Nước thải sau chu kì sục khí sẽ được để yên để lắng tách bùn. Phần nước trong sẽ được gạn ra khỏi nhờ thiết bị gạn nước bề mặt để vào bể khử trùng, thời gian lấy nước ra 4 giờ . Phần bùn lắng sẽ tham gia vào qui trình xử lí mới . Lượng bùn dư sẽ được bơm qua bể nén bùn và tiếp tục xử lí .

6.3.2.6. Khử trùng :

Phần nước trong từ bể hiếu khí sẽ được gạn ra tự chảy sang bể khử trùng với lưu lượng 75 m3/giờ để đảm bảo thời gian tiếp xúc giữa nước thảy với clo hoạt tính, thể tích của bể khử trùng phải đủ lớn để nước thải lưu lại. Thể tích bể 98 m3. Nước thảy sau quá trình xử lí sinh học và được lắng gạn làm trong theo tiêu chuẩn. Nhưng trong nước thải còn chứa lượng lớn vi sinh vật, có thể có các mầm bệnh. Để đảm bảo an toàn nước thải cần được khử trùng trước khi đưa vào môi trường .

6.3.2.7. Lọc :

Nước thải sau khi sau bể khử trùng vẫn không đạt một số tiêu chuẩn về độ trong, màu sắc, hàm lượng cặn lơ lửng. Do đó cần phải được lọc. Nước thải từ bể khử trùng sẽ được 3

SVTH: Lê Thị Lệ Thi - 65 - Lớp 07CS

bơm ly tâm trục ngang bơm vào 3 thiết bị lọc áp lực liên tục. Tại thiết bị lọc, nước thải sẽ đi qua lớp vật liệu lọc cát toàn bộ các chất lơ lửng sẽ được giữ lại trên lớp lọc cát và phần nước trong sẽ được đưa ra ngoài hoặc có thể sử dụng trở lại để tưới cây. Phần cặn được gữi lại trên lớp cát và sẽ được rửa ngược để tách lớp cặn bẩn này và đưa về lại bể sinh học để tiếp tục xử lí .

6.3.2.8. Bể thủy sinh :

Phần nước trong sau khi qua lọc, phần lớn thải ra ngoài theo cống thoát nước mưa của khu công nghiệp, một phần vào bể thủy sinh để nuối cá, kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lí.

3.2.9. Bể nén bùn hiếu khí và bể chứa bùn yếm khí :

Lượng bùn dư từ 3 bể sinh học hiếu khí được bơm vào 2 bể nén bùn hiếu khí bằng 4 bơm chìm. Bể nén bùn hiếu khí có kích thước 2 x (3 x 3 x 5m). Kích thước này đủ lớn để chứa một lượng bùn dư hàng ngày để tiếp tục xử lí. Để tránh quá trình lên men yếm khí xảy ra tạo thành các chất gây mùi khó chịu, dưới đáy bể nén bùn hiếu khí có lắp hệ thống đĩa sục khí từ 2 thiết bị thổi khí. Bùn sau khi được bơm đầy bể nén sẽ được để yên. Bùn sẽ tách làm 2 phần : phần bùn đặc lắng xuống đáy và được đưa sang thiết bị tách bùn còn phần nước trong ở trên sẽ được bơm vào bể sinh học hiếu khí.

Từ bể yếm khí hàng ngày cũng tạo ra lượng bùn dư lượng bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn yếm khí.

6.3.2.9. Thiết bị ép bùn :

Việc xử lí cặn, bùn trong quá trình xử lí sinh học là hết sức cần thiết. Nếu xử lí không tốt sẽ có hiện tượng lên men yếm khí gây hôi thối và ô nhiễm môi trường xung quanh. Để tránh tình trạng này lượng bùn dư sẽ được làm khô và vận chuyển đúng nơi qui định.

Quá trình làm khô bùn được thực hiện nhờ thiết bị ép bùn. Bùn từ các bể nén bùn hiếu khí và bể chứa bùn yếm khí sẽ được bơm chuyên dùng loại trục vít bơm vào ngăn hòa trộn của thiết bị tách bùn. Tại ngăn này bùn sẽ được cấp, lượng hóa chất polymer bằng hệ thống bơm định lượng nhờ bơm định lượng. Sau đó bùn được bơm lên lưới lọc. Quá trình làm khô bùn được xảy ra tại đây. Phần bùn khô được giữ lại trên lưới và được dao gạt ra ngoài, phần còn lại nước trong chảy xuống máng và được đưa vào bể gôm .

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w