Chương 2: TRIẾT LÝ TIẾP CẬN VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG CTXH
2.1. Triết lý trong phát triển cộng đồng
Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc phát triển là tìm kiếm những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển. Đó là sự phát triển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân, coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang phát triển cộng đồng nhằm giúp người dân nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự phát triển của chính họ khi họ nhận thức được giá trị và sức mạnh của chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng vào hoạt động phát triển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát triển cộng đồng.
Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành.
Tuỳ thuộc vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môi chuyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, phát triển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát triển cộng đồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của quốc gia.
Phát triển cộng đồng trong công tác xã hội là một qúa trình can thiệp cộng đồng phức tạp và đa phương có liên quan tới nhiều tác nhân xã hội bao gồm các cộng đồng, các chính quyền các cơ quan cộng đồng và các phong trào xã hội (Ife
22
1995, Mayo, Bessant et. At. 1998). Việc phát triển cộng đồng kết hợp những tác nhân xã hội bằng nhiều cách khác nhau, qua một số quá trình có tính hợp tác và một số khác mang tính đối đầu.
Triết lý và quá trình phát triển cộng đồng liên quan đến việc lôi cuốn người dân tham gia vào các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ qua những hoạt động tập thể nhằm tăng quyền cho những cá nhân và nhóm. Những giá trị cơ bản của công tác cộng đồng thể hiện bởi thái độ và hoạt động chống lại sự phân biệt đối xử, đề cao sự bình đẳng, là tạo lập kỹ năng và lòng tin cho các cá nhân thông qua việc xây dựng năng lực trong các tổ chức cộng đồng gắn với sự giúp đỡ của mình, với đổi thay của xã hội và công bằng xã hội (Popple, 1995, Smith, 1995, Humphries và Truman, 1994, Rothman et. At, 1995).
Phương châm của phát triển cộng đồng hướng đến là phục vụ lợi ích của con người, đảm bảo quyền lợi và chất lượng cuộc sống cho người dân, cộng đồng, không phân biệt tầng lớp, dân tộc, khu vực, hướng đến sự phát triển một cách toàn diện và bền vững của cộng đồng nói riêng và của quốc gia nói chung.
Phát triển cộng đồng không chỉ là những hoạt động can thiệp nhằm giúp cộng đồng tăng trưởng về mặt kinh tế mà còn để thay đổi quan niệm, hành vi và nhận thức của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình xây dựng năng lực, liên kết và đồng thuận trong cộng đồng, xã hội.
Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết phát triển cộng đồng và thực hành trong đời sống, trước hết là ở các cộng đồng nông thôn, đã định hình cho chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là:
Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.
Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hoá…phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạn nhưng tính đồng bộ của sự phát triển luôn đòi hỏi các
23
chương trình phải có tính tính toán các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả khi nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn.
Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương phải được điều chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chính quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà đây là một thành phần quan trọng của cộng đồng.
Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó.
Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân.
Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt.
2.1.1. Mục tiêu của phát triển cộng đồng
Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành viên của cộng đồng) và phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu của phát triển là tăng khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển khả năng con người và cải tiến định chế xã hội mà chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những khía cạnh của phát triển.
Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hội trong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi trường. Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát
24
triển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục tiêu trên được thể hiện dưới 5 khía cạnh sau:
Thứ nhất, phương pháp phát triển cộng đồng giúp các thành viên trong cộng đồng cải thiện điều kiện sống bao gồm cả điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần.
Thứ hai, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, những quyền mà Liên Hợp quốc và pháp luật thế giới đã tuyên bố và được bảo vệ, đặc biệt là cộng đồng yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật….tham gia các hoạt động phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bản thân và góp phần xây dựng cộng đồng, xây dựng xã hội.
Thứ ba, công tác phát triển cộng đồng cũng nhắm đến việc củng cố các thiết chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và tăng trưởng bền vững.
Thứ tư, việc tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng tạo ra môi trường thuận lợi hơn, tích cực hơn giúp người dân và chính quyền đến gần nhau hơn.
Thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cơ sở.
Cuối cùng, phát triển cộng đồng chính là quá trình can thiệp nhằm giúp cộng đồng đi từ tình trạng kém phát triển, thụ động trở thành một cộng đồng có khả năng tự lực, tự tìm ra và giải quyết các vấn đề của mình.
2.1.2. Đặc điểm của phát triển cộng đồng
Một số quan điểm có khuynh hướng gắn nhãn bất cứ và tất cả những nỗ lực trong công việc cộng đồng như phát triển cộng đồng. Tuy vậy, đối với những người liên kết với lĩnh vực này, có một tập hợp các đặc điểm được thừa nhận phổ quát nhằm phân biệt phát triển cộng đồng với những dạng khác của các hoạt động liên quan đến cộng đồng. Những đặc điểm nổi bật của nó bao gồm:
Các hoạt động can thiệp tập trung vào một đơn vị gọi là “cộng đồng”;
Phát triển cộng đồng hướng đến tất cả các thành viên trong cộng đồng chứ không chỉ một nhóm hay một bộ phận nào đó.
25
Phát triển cộng đồng quan tâm đến đời sống và nhu cầu của toàn thể cộng đồng, thay vì chuyên về một lĩnh vực nào đó như nông nghiệp, kinh doanh, sức khỏe hay giáo dục.
Phát triển cộng đồng luôn quan tâm đến việc giải quyết vấn đề, để mang lại những tiến bộ và tiến bộ về mặt xã hội.
Phát triển cộng đồng dựa trên triết lý tự giúp và tham gia tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng.
Phát triển cộng đồng thường cần đến sự trợ giúp kỹ thuật – dưới hình thức nhân sự, trang thiết bị, tiền bạc, hay sự tư vấn – từ Nhà nước hay các tổ chức xã hội, tổ chức tự nguyện…trong và ngoài nước.
Phát triển cộng đồng cần thiết phải có sự phối hợp liên ngành với khoa học xã hội, nông nghiệp, giáo dục, hành chính công, sức khỏe công cộng, giáo dục người lớn tuổi, hoạch định đô thị và công tác xã hội.
Phát triển cộng đồng quan tâm đến việc đạt được những mục tiêu cụ thể và tăng cường chất lượng sự tham gia, sự tự quản và sự hợp tác.
Phát triển cộng đồng được đòi hỏi là một tiến trình phát triển và nâng cao nhận thức, mà trong đó con người là nhân vật trung tâm để nhận được kết quả đó.
Phát triển cộng đồng chỉ mang lại hiệu quả sau một thời gian đáng kể vì đó là một tiến trình.
Phát triển cộng đồng phải dựa trên nhu cầu, ước muốn, khát vọng của người dân sinh sống trong cộng đồng.
Triết lý phát triển cộng đồng nhắm đến sự phát huy dân chủ, gắn với một mức độ tự do cá nhân và nhóm, sự phân quyền của nhà nước và sự tham gia rộng rãi của mọi công dân.
Phát triển cộng đồng nhấn mạnh đến các quyết định là kết quả của cơ sở đồng thuận cao, hơn là bỏ phiếu.
Trong phát triển cộng đồng, sự tham gia trực tiếp thường được tạo cơ hội cho mọi người dân muốn tham gia, khác với sự tham gia gián tiếp là thông qua đại biểu của mình.
26
Phát triển cộng đồng được tin tưởng sẽ mang lại hiệu quả khi nó được thực hiện dựa trên một tập hợp những yếu tố sau:
- Giá trị và nhân phẩm của mỗi cá nhân là những giá trị cơ bản trong xã hội dân chủ.
- Mỗi người dân đều có những đóng góp cho cộng đồng.
- Người dân có khả năng học hỏi và phát triển.
- Sự thay đổi của cộng đồng được thúc đẩy do ý thức hợp tác, hoạch định và hành động.
- Phát triển cộng đồng tạo cơ hội cho người dân nâng cao nhận thức, tự nguyện đóng góp công sức vào sự phồn thịnh của địa phương.
Quan điểm cơ bản của phát triển cộng đồng là xem quá trình phát triển cộng đồng như “những tiến trình từ dưới lên. Kết quả cuối cùng là người dân tận hưởng quyền làm chủ phát triển mà họ sẽ thực hành theo một cách có trách nhiệm và được khai sáng” (De Beer & Swanepoel, 1998, tr.102).
2.1.3. Nguyên lý của phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp tiếp cận từ dưới lên: phát triển cộng đồng phải được xuất phát từ chính nhu cầu của người dân [5,7,8].
Ví dụ: người dân được trực tiếp đề xuất các nhu cầu của mình như nhu cầu lựa chọn các giải pháp bảo vệ và nâng cao độ phì đất (nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước thì chọn giải pháp làm ruộng bậc thang; nơi có điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết thì lựa chọn các loại cây ăn quả để trồng trên các băng chắn vừa góp phần hạn chế tốc độ dòng chảy và xói mòn đất, vừa đem lại thu nhập cho người sử dụng đất, v.v…) hoặc nhu cầu lựa chọn phát triển các loại/giống cây, con phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (nơi người dân có kinh nghiệm trong sản xuất có thể lựa chọn các loại giống lai có tiềm năng năng suất cao, trong khi đó ở những địa phương mà trình độ người dân còn hạn chế, người dân có thể lựa chọn các giống cây, con truyền thống, tiềm năng năng suất có thể không cao nhưng trước mắt phù hợp với trình độ cũng như khả năng đầu tư vốn của họ), v.v.. .
27
Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội và văn hóa phải cùng được nâng lên [5,7,8].
Ví dụ: chú trọng phát triển kinh tế nhưng lại bỏ qua yếu tố phát triển xã hội sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng trong cộng đồng và làm gia tăng tình trạng đói nghèo ở một bộ phận các thành viên trong cộng đồng. Mục tiêu phát triển cộng đồng vì vậy sẽ không đạt được như mong muốn.
Sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng là rất quan trọng. Sự tham gia của chính quyền phải được coi như là một nhân tố bên trong, nó không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là một thành phần quan trọng của cộng đồng [5,7,8]..
Ví dụ: Sự tham gia của người dân địa phương với các kiến thức bản địa được tích lũy trong một thời gian dài như kinh nghiệm xây dựng ruộng bậc thang của đồng bào các dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc hoặc truyền thống cả cộng đồng có quy ước bảo vệ và không xâm phạm diện tích “rừng thiêng” của cộng đồng đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Pa Hy ở các tỉnh miền Trung đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế hiện tượng xói mòn đất ở vùng đất dốc.
Tạo được chuyển biến xã hội: đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển [5,7,8]..
Ví dụ: Có rất nhiều các biện pháp kỹ thuật góp phần hạn chế quá trình suy thoái đất như biện pháp nông lâm kết hợp, biện pháp canh tác trên đất dốc, biện pháp che tủ đất, xen canh các loại cây họ đậu ngắn ngày với cây lâu năm, v.v..., đã được các nhà khoa học xây dựng. Tuy nhiên, nếu chỉ có các biện pháp kỹ thuật tốt được áp dụng mà nhận thức, hành vi của người sử dụng đất không thực sự được thay đổi theo hướng tích cực, thì đất đai khó có thể được bảo vệ một cách hiệu quả và có thể ngày càng tiếp tục bị suy thoái.
Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân.
Người dân không thể hành động tốt nếu thiếu năng lực. Muốn cho người dân tự
28
làm thì tổ chức các hoạt động thông qua việc đào tạo, huấn luyện là hết sức cần thiết. Hơn nữa cần làm cho người dân hiểu rằng họ thực hiện các hoạt động phát triển là nhu cầu của chính họ, họ đang làm cho họ và vì lợi ích của họ chứ không phải “làm cho dự án”, làm cho xã hoặc huyện [5,7,8]..
Hoạt động đánh giá là một bước “đo lường” hiệu quả xã hội các dự án phát triển cộng đồng nhằm làm tăng tính hiệu quả và bền vững của các dự án.
2.1.4. Quan điểm định hướng trong phát triển cộng đồng 2.1.4.1. Lấy dân làm gốc
Phát triển cộng đồng dựa trên quan điểm tiếp cận từ dưới lên “Bottom – up”. Đó là những căn cứ xuất phát từ nhu cầu chính yếu của cộng đồng, quyền lợi người dân, nguồn lực địa phương và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Muốn cộng đồng phát triển phải chính người dân tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của họ. Nếu người dân không phát hiện ra được các nhu cầu của mình, tiềm năng của cộng đồng thì không nên nóng vội tổ chức các hoạt động can thiệp.
Lấy dân làm trọng tâm phải xuất phát từ kinh nghiệm của người dân, từ văn hóa địa phương và từ lợi ích của người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng nghèo, cộng đồng yếu thế.
Sự tham gia của quần chúng là một quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng đồng. Yếu tố tổ chức của chính quyền phải là trụ cột để để hỗ trợ các tổ chức phát triển của người dân. Sự tham gia của chính quyền vào các hoạt động của cộng đồng phải là nhân tố bên trong chứ không phải lực lượng bên ngoài hay đứng bên trên cộng đồng.
Định hướng phát triển cộng đồng “lấy dân làm gốc” hoàn toàn phù hợp với chủ trương và quan điểm của Nhà nước trong phát triển cộng đồng, xã hội.
Quan điểm về quyền hành và lực lượng là của dân. Trong lý luận cách mạng cũng như trong chỉ đạo thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dụng và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Quan điểm “Dân