Lý luận về các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Lý luận về phát triển cộng đồng trong công tác xã hội (Trang 57 - 67)

Chương 2: TRIẾT LÝ TIẾP CẬN VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG CTXH

2.3. Lý luận về các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng

Để có thể can thiệp cộng đồng đạt hiệu quả, nhân viên xã hội, người trực tiếp làm việc với người dân trong cộng đồng cần phải hiểu rõ bản chất và thuần thục kỹ năng, kỹ thuật, thực hành công cụ của phương pháp phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, cần thực hiện theo những nguyên tắc hành động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình tại địa phương.

2.3.1. Nội dung các nguyên tắc

2.3.1.1. Xuất phát từ nhu của người dân

Nhu cầu của người dân là những điều cơ bản, thiết yếu để giúp người dân được phát triển và đó còn là những đòi hỏi mà người dân mong muốn đạt được.

Mọi hoạt động trong phát triển cộng đồng đều phải xuất phát từ nhu cầu của người dân. Nếu bỏ qua nhu cầu của người dân, việc tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng chỉ mang tính hình thức, bởi người dân cho rằng đây không phải là công việc của mình, không mang lại lợi ích cho họ.

Người dân tham gia vào các hoạt động của phát triển cộng đồng, được quan tâm đến mong muốn, nhu cầu, những sáng kiến, kinh nghiệm… sẽ khiến họ phát huy tính chủ động để tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm thực hiện các hoạt động chung.

2.3.1.2. Tin tưởng vào khả năng của người dân

Tin tưởng vào khả năng của người dân là tin cậy, đặt lòng tin vào năng lực người dân nơi mà tác viên cộng đồng thực hiện hoạt động trợ giúp cộng đồng.

Mỗi người dân trong cộng đồng dù nghèo hoặc khó khăn nhưng họ có thể có những phẩm chất cần thiết để cải thiện hoàn cảnh của bản thân như: cần cù, có óc sáng tạo, thông minh, nhiệt tình và khát khao thay đổi cuộc sống theo

54

chiều hướng tích cực. Khi những thế mạnh đó của họ được nhìn nhận và khơi gợi, khuyến khích sẽ có những tác động mạnh mẽ lên quá trình phát triển cộng đồng. Tác viên cộng đồng cần tin tưởng vào khả năng của người dân, huy động được cả về sức mạnh tinh thần và vật chất; trong đó có cả trí lực, kinh nghiệm, lòng nhiệt tình để họ vươn lên chủ động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Mỗi người dân trong cộng đồng được tin tưởng và phát huy năng lực sẽ khiến cho cả cộng đồng được tăng sức mạnh nội lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

2.3.1.3. Tăng cường sự tham gia và quyền tự quyết của người dân

Sự tham gia của người dân có nghĩa là người dân được bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến bản thân hoặc cộng đồng của họ.

Quyền tự quyết có nghĩa là người dân được tự mình lựa chọn và đưa ra những quyết định dựa trên những cơ sở nhất định.

Một trong những yêu cầu của phát triển cộng đồng là việc tác viên cộng đồng cần phải xác định rõ nhu cầu của người dân trước khi xây dựng và thực hiện các hoạt động. Nếu nhu cầu đó là để phục vụ cho lợi ích của họ thì chính người dân sẽ tham gia nhiệt tình vào quá trình phát triển cộng đồng. Khi người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển cộng đồng và hơn cả là được tự quyết những phương thức giải quyết vấn đề, họ sẽ làm chủ được những hoạt động của cộng đồng và phát huy được tinh thần làm việc cao nhất.

2.3.1.4. Tạo cơ hội và phát huy nội lực của cộng đồng

Trong quá trình phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng làm việc theo cơ chế bình đẳng, công bằng, tạo cơ hội cho tất cả các nhóm trong cộng đồng (nhóm theo tuổi, giới, ngành nghề…) được có cơ hội tiếp xúc và sử dụng những cơ hội phát triển là như nhau. Tuy nhiên, phải chú trọng, ưu tiên nhóm người yếu thế (như phụ nữ, trẻ em, người già). Bởi họ là những người thiệt thòi về mọi mặt trong lĩnh vực cuộc sống, họ cần được tôn trọng, được hỗ trợ và tham gia mọi hoạt động của cộng đồng.

Với tinh thần tương trợ lẫn nhau, qua các hoạt động chung, các thành

55

viên vừa hoạt động vừa giúp nhau phát triển, góp phần cải thiện an sinh xã hội và bình đẳng, ai cũng có quyền như nhau trong việc tiếp xúc và nắm bắt cơ hội phát triển. Bản thân những người dân trong cộng đồng không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải tự giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi với nhau kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng… và cùng nhau bàn phương thức, cách làm, cách giải quyết phù hợp nhất với cộng đồng.

Nội lực của cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ. Mỗi cộng đồng đều có những đặc trưng, nội lực riêng, nhưng không phải cộng đồng nào họ cũng nhận ra được những thế mạnh đó. Có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà cộng đồng chưa nhận ra, tận dụng và phát huy được các nguồn lực của họ. Vậy chúng ta sẽ giúp cộng đồng phát huy nội lực và tạo cơ hội cho họ như thế nào để họ có thể cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và tiến tới phát triển, tự đứng vững trên chính đôi chân của họ.

2.3.1.5. Đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch

Đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch luôn được cho là một trong các nguyên tắc quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới sự thành công của dự án phát triển cộng đồng.

Công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch có nghĩa là khi chúng ta thực hiện các hoạt động của dự án phát triển cộng đồng cần đảm bảo được sự công bằng cho mọi người, dù họ là người nghèo hay giàu có, dù họ là giới tính, tôn giáo gì, họ vẫn được tôn trọng và đảm bảo mọi quyền lợi như nhau. Tuy nhiên, công bằng ở đây còn được hiểu không phải là sự cào bằng, mà là sự phân công công việc cũng như phân chia quyền lợi cho mọi người có sự ưu tiên cho nhóm người yếu thế, thiệt thòi, để từ đó họ có cơ hội vươn lên phát triển.

Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là người dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra trong tất các hoạt động của dự án phát triển cộng đồng.

Các hoạt động của dự án diễn ra cần đảm bảo được sự tham gia của người dân từ

56

khi dự án bắt đầu cho tới khi dự án kết thúc. Mọi hoạt động, phân công công việc, phân bổ việc hưởng quyề lợi phải được công khai, rõ ràng, mang tính dân chủ, không áp đặt và phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại đa số người dân trong cộng đồng.

2.3.1.6. Tăng cường hợp tác, liên kết với các nguồn lực bên ngoài để phát triển Tăng cường hợp tác, liên kết với các nguồn lực bên ngoài cộng đồng để phát triển là ngoài việc mỗi cộng đồng tự huy động nguồn lực chính trong cộng đồng, cũng cần liên kết, hợp tác với các nguồn lực bên ngoài để phát triển. Việc liên kết với các nguồn lực bên ngoài thể hiện trong các hoạt động trợ giúp, viện trợ, hợp tác, trao đổi, chia sẻ… Với những cộng đồng biết kết hợp giữa việc huy động nội lực của cộng đồng với liên kết với các nguồn lực bên ngoài sẽ càng làm tăng sức mạnh cho cộng đồng đó phát triển. Đặc biệt, khi thực hiện một dự án phát triển cộng đồng, để dự án đó thành công và hạn chế tối đa tiêu tốn tài chính và các nguồn lực thì việc liên kết, tăng cường hợp tác với các nguồn lực bên ngoài là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu.

2.3.1.7. Khởi đầu từ những hoạt động nhỏ

Khởi đầu từ những hoạt động nhỏ ở đây muốn nhấn mạnh tới việc là muốn có những hoạt động lớn và mang lại thành công, chúng ta cần giúp người dân bắt đầu từ những công việc nhỏ phù hợp với sức của họ. Bởi lẽ, có thể người dân vẫn chưa quen với những công việc của các dự án phát triển cộng đồng. Do vậy, tác viên cộng đồng cần khuyến khích và tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động nhỏ trước khi họ tham gia vào các hoạt động lớn. Bởi khi họ tham gia vào các hoạt động nhỏ và đạt được kết quả tốt sẽ làm tăng động lực, khuyến khích họ tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.

2.3.2. Phân tích nguyên tắc trong phát triển cộng đồng

Với bảy nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng được xây dựng trên triết lý phát triển cộng đồng, quan điểm tiếp cận, yêu cầu nhân viên công tác xã hội cần tuân thủ chặt chẽ nhằm hướng đến một kết quả can thiệp thuận lợi, tạo

57

động lực để cộng đồng phát triển năng lực và làm chủ.

Thứ nhất, nguyên tắc hành động đã đảm bảo được triết lý trong phát triển cộng đồng “lấy cộng đồng, người dân làm trung tâm”. Nhấn mạnh đến sự tham gia và quyền của người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sứ mệnh can thiệp phát triển cộng đồng trong công tác xã hội. Nguyên tắc phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội “mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước.

Nguyên tắc về sự tham gia là một triết lý quan trọng trong phát triển cộng đồng, chỉ có sự đồng thuận và phối hợp có hiệu quả của tất cả các lực lượng xã hội và các thiết chế xã hội trong cộng đồng thì mới giúp cộng đồng phát triển bền vững.

Như vậy, sự tham gia có vai trò rất quan trọng trong phát triển cộng đồng cụ thể:

Sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên cộng đồng, tổ chức và sử dụng sự khôn ngoan, sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển cộng đồng. Từ đó giúp cho dự án, hoạt động được thừa nhận, khuyến khích người dân đóng góp phần công sức, tài sản và đảm bảo khả năng bền vững của dự án. Sự tham gia của cộng đồng là đầu vào cần thiết nhằm tạo ra cơ hội thành công cho những sáng kiến về phát triển.

Do đó, tác viên phát triển cộng đồng cần phải luôn khích lệ và tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động. Người dân phải được tham gia trong quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch, liên kết với các tổ chức bên ngoài cộng đồng để giải quyết vấn đề của chính họ.

Thứ hai, nguyên tắc thể hiện quan điểm tiếp cận phát triển dựa vào cộng đồng, tiếp cận từ dưới lên “Bottom-up” huy động các nguồn lực hiện có tại cộng đồng.

58

Một điều không thể phủ nhận, dù cộng đồng yếu thế đến mức như thế nào, nghèo khó ra sao, thì bên trong cộng đồng đó vẫn có những nguồn lực, tài sản về con người, về tài nguyên, về chính sách…có thể khai thác được nhằm phát huy góp sức cho sứ mệnh thay đổi và phát triển. Mặt khác, cũng có cộng đồng, dù họ có nhiều nguồn nhân lực, nhưng nếu không biết tận dụng và phát huy những nguồn nhân lực ấy đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ làm lãng phí nguồn nhân lực đó. Và chính vì có những cộng đồng còn hạn chế trong việc tận dụng và phát huy nguồn nhân lực, nên chúng ta cần giúp họ nhận ra và phát huy nguồn nhân lực đó, để họ cải thiện chất lượng cuộc sống tiến tới phát triển. Có nhiều chương trình phát triển cộng đồng đã thực hiện thành công trong việc tạo cơ hội và phát huy nguồn nhân lực của cộng đồng, họ đã tập huấn cho người dân làm một số nghề thủ công như: đan lát, làm gốm, mây tre, chiếu… như vậy, ngoài thời gian làm nông nghiệp, những thời gian nông nhàn còn lại người dân đều có thể tham gia làm một số nghề thủ công ngay tại nhà và tăng thu nhập. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm giảm đi số lượng thanh niên thất nghiệp và các nệ nạn xã hội.

Hơn nữa, một số nguồn tài sản về cơ sở hạ tầng là các công trình được xây dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống người dân tại cộng đồng và các cộng đồng lân cận như: công trình giao thông, hệ thống điện, trường học, bệnh viện, hệ thống thủy lợi… Nhiều trường hợp cộng đồng được đầu tư trường học, trạm y tế rất khang trang, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, nhưng lại chưa biết tận dụng và sử dụng một cách hiệu quả. Một số người dân không cho con em mình tới trường, thay vào đó trẻ em phải lao động để phụ giúp gia đình như: khai thác đá, gỗ, vàng… Như vậy, để những nguồn lực không bị lãng phí, các dự án phát triển cộng đồng có thể kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng, tổ chức tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục và những nguy hiểm có thể gặp phải đối với con em của họ khi đi đào đãi vàng, khai thác gỗ, đá trái phép. Bên cạnh đó, với hệ thống đường giao thông được xây dựng hoàn chỉnh, cũng là mạch máu quan trọng để cộng đồng có thể phát triển thương mại, phục vụ nông nghiệp, dịch vụ. Nhưng

59

điều quan trọng là cộng đồng chưa nhận thức được những cơ hội và thuận lợi của mình. Nhiệm vụ của tác viên phát triển cộng đồng là cần sử dụng nhiều phương pháp, cách thức để họ thức tỉnh và nhận thức được điều đó.

Bên cạnh đó, các nhóm, hội, đoàn thể luôn tồn tại trong mỗi cộng đồng.

Vai trò của các nhóm, hội, đoàn thể này có sự khác nhau, nhưng họ đều hướng tới mục đích chung là cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự phát triển chung của cộng đồng. Vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các nhóm, hội, đoàn thể trong cộng đồng, chúng ta cần liên kết các nhóm lại để có thể chia sẻ trách nhiệm, sáng kiến và tạo nên sức mạnh tổng thể giúp cộng đồng phát triển.

Tác viên cộng đồng cần nhận thức rõ việc phát triển cộng đồng phải dựa vào sức mạnh nội sinh, nội lực, nội tại mà cộng đồng có nghĩa là xuất phát từ khả năng, ý chí và nội lực bên trong của cộng đồng. Cần phải vận động sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài bởi hỗ trợ bên ngoài (chuyên môn, kỹ thuật, tài chính…) cũng là một yếu tố rất cần thiết nhưng nếu không có sức mạnh nội sinh, việc tận dụng các hỗ trợ bên ngoài cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thức ba, nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch, phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo định hường đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Do đó, tác viên cộng đồng phải là người hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan tới công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch.

Khi hiểu rõ, hiểu đúng được điều đó, giúp tác viên thực hiện được các công việc một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, cần nắm rõ đặc điểm, tình hình của các hộ dân trong cộng đồng, phải là người hiểu được gia đình nào thuộc gia đình yếu thế, khó khăn, những cá nhân nào có khả năng gì, từ đó phân công công việc của dự án phù hợp với khả năng, điều kiện của họ nhằm thúc đẩy lòng tin, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả của các công việc trong dự án.

Nói tới công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch cần phải nói tới vấn

Một phần của tài liệu Lý luận về phát triển cộng đồng trong công tác xã hội (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)