Lý luận về các quan điểm tiếp cận trong phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Lý luận về phát triển cộng đồng trong công tác xã hội (Trang 35 - 57)

Chương 2: TRIẾT LÝ TIẾP CẬN VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG CTXH

2.2. Lý luận về các quan điểm tiếp cận trong phát triển cộng đồng

Tiếp cận trong phát triển cộng đồng là sự tiếp cận của của những người bên ngoài cộng đồng như các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, những người làm công tác phát triển nông thôn. Đó là mối quan hệ giữa người dân và những người bên ngoài cộng đồng.

Cộng đồng trong quá trình tồn tại và phát triển của mình luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách cần giải quyết. Những vấn đề của cộng đồng nảy sinh chủ yếu là do mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng trước những đòi hỏi của phát triển, của người dân sinh sống trong cộng đồng đó.

Giải quyết vấn đề cộng động có nghĩa là giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn, những thách thức đặt ra, tạo nên sự ổn định, sự cân đối, hài hòa như nó vốn có. Giải quyết vấn đề của cộng đồng không phải đơn giản, một sớm một chiều, mỗi vấn đề cần có một cách giải quyết và cách tiếp cận giải quyết khác nhau, và mỗi cách giải quyết gồm nhiều cách cụ thể khác nhau nữa. Xuất phát từ tính phức tạp, tính tổng thể của cộng đồng, những biện pháp, những chiến lược

32

tác động, can thiệp, làm thay đổi suy nghĩ, cách hành động của cộng đồng phải dựa trên cơ sở khoa học, khách quan, phù hợp với quy luật xã hội cũng như phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cộng đồng. Do vậy, quan điểm tiếp cận phát triển cộng đồng trong công tác xã hội cũng tương đối đa dạng và có sự chuyển biến về xu hướng tiếp cận theo sự biến đổi phức tạp của bối cảnh lịch sử.

2.2.1. Tiếp cận theo chiều cạnh thời gian

Bất cứ hoạt động can thiệp nào vào cộng đồng cũng đòi hỏi có thời gian.

Thời gian cần thiết có thể một vài tuần, có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí nhiều năm.

Trên thang đo về thời gian, đầu bên trái của thang đo được bắt đầu bằng những hoạt động khẩn cấp, công việc đặt ra phải được thực hiện trong khoảng một thời gian rất ngắn, càng ngắn càng tốt. Những hoạt động nằm trong khoảng bắt đầu này là những hoạt động cứu trợ nhân dân, cứu trợ tài sản cũng như mùa màng khi thiên tai, địch họa xãy ra ở cộng đồng. Trong khoảng thời gian ngắn nhất phải khắc phục được hậu quả do thiên tai, địch họa gây ra. Những hoạt động gần về sau cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành khi tình hình cộng đồng đã tạm ổn, ví dụ như những hoạt động về xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các dịch vụ xã hội mới: xây dựng nhà trẻ, mở lớp học cho trẻ em….Đầu cuối thang đo là những hoạt động đòi hỏi nhiều, thậm chí rất nhiều thời gian để hoàn thành, ví dụ những hoạt động thay đổi những thói quen, có kiến thức và kỹ năng cùng làm việc với nhau trên cơ sở giải quyết vấn đề nào đó. Quá trình thực hiện cần được tính toán đầy đủ về thời gian, không kéo dài quá mức cần thiết, cũng như không được rút ngắn một cách cố ý. Các bước đi phù hợp, thoải mái và không phải chịu sức ép về mặt thời gian [12].

THANG ĐO THỜI GIAN

Các hoạt động bị giới hạn về thời gian

Các hoạt động có thời gian kéo dài

33

Quan điểm tiếp cần này, các hoạt động phát triển cộng đồng sẽ được hoạch định một cách phù hợp trong từng giai đoạn, đặc thù và hoàn cảnh của cộng đồng, giúp cộng đồng giải quyết vấn đề cấp thiết, kịp thời. Với những cộng đồng phải đối đầu với những vấn đề cấp bách do thiên tai địch họa, cần có những can thiệp ngay tức thời nhằm giúp người dân duy trì sự sống, đảm bảo được sự tồn tại. Sau đó, sẽ có những chương trình can thiệp lâu dài hơn nhằm giúp cộng đồng phục hồi và phát triển.

2.2.2. Tiếp cận dựa trên nhu cầu cộng đồng

Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

Là con người xã hội, mỗi người, nhóm người, cộng đồng người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển.

Đối với nhu cầu của cá nhân, theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người là một thực thể sinh - tâm lý xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, chúng ta không thể đồng nhất nhu cầu của cộng đồng với nhu cầu của cá nhân. Nhu cầu của cộng đồng không phải là tổng thể nhu cầu của các thành viên. Mỗi cộng đồng, khi đã hình thành có nhu cầu, mục đích riêng phục vụ cho nhu cầu là mục đích chung của các thành viên cộng đồng. Nhưng nhu cầu của cộng đồng không thể tách rời nhu cầu của cá nhân.

Nhu cầu của cộng đồng, cũng giống như nhu cầu của cá nhân bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần, nhu cầu vật chất là điều kiện vật chất cần thiết để cộng đồng có thể tồn tại và phát triển như một thực thể độc lập, bao gồm điều kiện tự nhiên, môi trường…chúng ta vẫn thường gọi là cơ sở hạ tầng của cộng đồng như điện, đường, trường, trạm…nhu cầu về tinh thần của cộng đồng rất phong phú và đa dạng, như hòa bình, dân chủ, công bằng, bác ai, tư di đi lại, tự do làm ăn, cư trú, hội họp, được tôn trọng ngôn ngữ, bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, không tệ nạn xã hội…

34

Nhu cầu của cộng đồng được hình thành thông qua hai con đường chủ yếu: Thứ nhất, các thành viên trong cộng đồng điều có chung một hoặc vài nhu cầu nào đó. Nhu cầu chung của nhiều thành viên trong cộng đồng trở thành nhu cầu của cộng đồng. Thứ hai, một số thành viên “tiên phong”, “nòng cốt” nào đó nhận ra nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Điều này đòi hỏi các thành viên “tiên phong” phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giúp các thành viên khác trong cộng đồng nhận ra nhu cầu đó. Biến những nhu cầu của một bộ phận nhóm nhỏ trở thành nhu cầu chung, có sự đồng thuận cả cộng đồng.

Cách tiếp cận dựa vào nhu cầu có ý nghĩa quan trong trong việc trợ giúp cộng đồng.

Thứ nhất, trong xã hội, quốc gia còn rất nhiều cộng đồng gặp khó khăn, thiếu các nguồn lực để phát triển, hạn chế trong việc đảm bảo cho cuộc sống cá nhân, gia đình. Do đó, những cộng đồng này rất cần sự quan tâm can thiệp của Nhà nước và xã hội.

Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng chính là động cơ thúc đẩy các thành viên trong cộng đồng đó tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp cho xã hội. Nếu không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng thì các thành viên trong cộng đồng sẽ mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xã hội, thay vào đó là các hành vi gây nguy hạo cho toàn xã hội ví dụ trộm cắp, ma túy, phá rừng…

Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hoạt động can thiệp cộng đồng giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự dư thừa hay không đầy đủ khi can thiệp.

Tiếp cận theo nhu cầu là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Tính nhân văn thể hiện ở việc coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân các thành viên và cộng đồng. Với cách tiếp cận này, giúp các thành viên trong cộng đồng thỏa mãn các nhu cầu, giúp cộng đồng đoàn kết tạo ra những giá trị văn

35

hóa, giúp họ gắn chặt với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng. Nhu cầu của cộng đồng càng bức xúc thì cộng đồng càng có động lực hành động chung. Càng hành động chung với nhau, thì ý thức cộng đồng, tình cảm cộng đồng, đoàn kết cộng đồng càng được củng cố bền chặt, đồng thuận xã hội càng được đẩy cao.

Tiếp cận phát triển cộng đồng ở khía cạnh nhu cầu này bằng cách tạo nên nhiều cơ hội để người dân nhận ra nhu cầu chung và cùng nhau hành động, cùng nhau thỏa mãn được những nhu cầu chung đó. Để đạt được điều đó, khi can thiệp, xây dựng kế hoạch và mục đích can thiệp cộng đồng, nhân viên xã hội cần xem xét, lồng ghép các chương trình nhằm giúp người dân công đồng thỏa mãn các nhu cầu của họ. Mặt khác, những nhu cầu nào của họ chưa được đáp ứng và cần giúp họ xây dựng giải pháp để đáp ứng được nhu cầu nhằm đảm bảo cho cá nhân, cộng đồng được tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này, vô hình dung đẩy những công dân thành khách hàng thụ động tiếp nhận các dịch vụ. Tính trách nhiệm tham gia của người dân trong các hoạt động can thiệp không cao, đồng thời, họ không xem các sản phẩm được hỗ trợ là của cộng đồng mình, mà đó là từ bên ngoài. Điều này dẫn đến thực trạng cộng đồng sử dụng các dịch vụ, cơ sở hạ tầng được đầu tư thiếu tính bảo vệ và duy trì chất lượng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, cộng với những hạn chế còn tồn tại, hướng tiếp cận này không còn được ưu tiên áp dụng. Mặt khác, chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước dần thay đổi qua các thời kỳ, với giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế, xã hội bằng cách huy động sự tham gia của người dân, phát triển năng lực của người dân và phát huy các nguồn lực tại cộng đồng.

2.2.3. Tiếp cận dựa trên quyền con người

Tiếp cận phát triển cộng đồng trong công tác xã hội dựa trên quyền con người lấy nền tảng cơ bản là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc

36

tế bảo vệ. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, nhân viên xã hội cần dựa trên các hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp, hoạt động can thiệp phát triển cộng đồng nhằm bảo vệ lợi ích những quyền chính đáng của con người.

Nhân quyền được hiểu một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người.

Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (năm 1945), quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tôn trọng và thực hiện.

Theo đó, quyền con người được chia thành bốn nhóm cơ bản:

Thứ nhất, nhóm quyền bất khả xâm phạm dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, gồm quyền sống; quyền không bị tra tấn, bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền bình đẳng trước pháp luật. Đây là những quyền tuyệt đối vì liên quan đến sự sống còn và phẩm giá của con người.

Nhóm quyền thứ hai liên quan đến các tự do căn bản của con người, gồm tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, biểu tình, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do kết hôn, quyền sở hữu, quyền tiếp cận thông tin, quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền tự do kinh doanh, việc làm…

Nhóm thứ ba là các quyền được bảo vệ về mặt tư pháp, chống lại mọi sự đối xử tùy tiện, lạm quyền của cơ quan tư pháp, đó là các quyền: khiếu nại, tố cáo; tiếp cận tư pháp…

Nhóm thứ tư, các quyền cần được Nhà nước thực hiện từng bước, như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền có nhà ở…

Quan điểm tiếp cận theo quyền con người trong phát triển cộng đồng cho phép chúng ta nhìn nhận cộng đồng nghèo, yếu thế hay các cộng đồng có vấn đề mà chưa được quan tâm can thiệp, để cộng đồng phải gánh chịu, đây là

37

một điều bất công, vi phạm quyền con người mà luật pháp quốc tế đã công nhận và bảo vệ.

Tiếp cận dựa trên quyền luôn nhìn nhận việc đói nghèo, thất học, suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, không được chăm sóc y tế… chính là việc lạm dụng quyền con người.

Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền có bàn đến tầm quan trọng của Nhà nước và Chính phủ trong mối quan hệ tương quan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Lôi kéo sự chú ý của Nhà nước về mặt chăm lo đời sống của người dân, cộng đồng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Cũng giống như những cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên quyền nhằm hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của cộng đồng. Theo cách này, cách tiếp cận dựa trên quyền có đề cập đến những vấn đề luôn được coi là trọng yếu đối với sự phát triển, như thực phẩm, nước, nhà ở, y tế, giáo dục, an toàn, tự do. Nói cách khác nước sạch không phải chỉ là nhu cầu của con người mà đã trở thành quyền mà họ đáng được hưởng. Vì vậy quyền con người vượt lên trên ý niệm về nhu cầu cơ bản mà nó chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn về con người, về khía cạnh công dân, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Đồng thời, nói đến quyền con người chúng ta nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm.

Quan điểm tiếp cận phát triển cộng đồng trong công tác xã hội dựa trên quyền, nó chủ yếu nhằm thực hiện quyền con người bằng cách đặt sự nhấn mạnh về quyền và trách nhiệm, và phẩm giá con người chứ không phải là tổ chức từ thiện, và bằng cách trực tiếp giải quyết các nguyên nhân của nghèo đói, hoặc những vấn đề chung của cộng đồng. Nhiều INGOs (ví dụ, CARE, Oxfam) và các tổ chức sử dụng phương pháp này để huy động vốn và phát triển và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.

2.2.4. Tiếp cận phát triển bền vững

PTCĐ bền vững nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng, của các thế hệ sau.

38

Trên cơ sở đó, một nền kinh tế phát triển bền vững là một nền kinh tế duy trì cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ thuật và công bằng xã hội.

Trên thực tế, nếu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế không được phân phối đồng đều trong xã hội, và nếu sự chênh lệch thu nhập di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không những mức độ tăng trưởng sản xuất có thể suy giảm mà ngay cả xã hội cũng trở nên mất ổn định và có thể sụp đổ trong dài hạn.

Tương tự, tăng trưởng kinh tế một cách thiển cận có khả năng làm cạn kiệt các tài nguyên không thể tái sinh quá nhanh, hay huỷ hoại môi sinh quá đà và do đó gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sự sinh tồn của con người. Trong chiều hướng này, PTCĐ bền vững cần hội đủ 3 yếu tố:

* Thứ nhất, về con người: để bền vững, phát triển cộng đồng phải tuân theo các nguyên tắc:

- Dân chủ và an toàn;

- Bình đẳng và đối xử công bằng;

- Chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong cộng đồng;

- Hành động của người dân trong hợp tác với Chính phủ; và - Tôn trọng tổ tiên và quyền lợi của những người chưa sinh ra.

* Thứ hai, về vấn đề kinh tế: Để bền vững, phát triển phải:

- Hỗ trợ để tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn;

- Đảm bảo cho người dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phương;

- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở cộng đồng, hơn là vào lợi ích trước mắt;

- Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và đến các khu vực và địa phương khác trên lãnh thổ địa lý.

* Thứ ba, về môi trường: Để bền vững, phát triển phải:

Một phần của tài liệu Lý luận về phát triển cộng đồng trong công tác xã hội (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)