CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU THẦU VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH VAY QUỐC TẾ
1.2. Tổng quan lý luận về giải quyết xung đột pháp luật đấu thầu tại Việt Nam
1.2.2. Khái niệm Hiệp định vay và việc thực hiện Hiệp định vay ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật về đấu thầu
Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc các quốc gia liên kết với nhau để cùng hợp tác và phát triển trở nên ngày càng phổ biến, quá trình hợp tác, đặc biệt trong hợp tác kinh tế không tránh khỏi các hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra. Như vậy, xung đột pháp luật được hiểu là “hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau”.
Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật là do các quan hệ dân dự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng các quy phạm thực chất thống nhất hoặc có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước hoặc khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức.
Đấu thầu là một loại quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng do đó, trên thực tế cũng phát sinh tình trạng xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các nước khác nhau về vấn đề này. Có thể hiểu xung đột pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu ở Việt Nam là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ đấu thầu có yếu tố nước ngoài mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau.
Các xung đột này cần phải được giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
1.2.2. Khái niệm Hiệp định vay và việc thực hiện Hiệp định vay quốc tế ở Việt Nam
Hiệp định vay là thỏa thuận pháp lý quốc tế trong đó có các điều khoản và
22
điều kiện của nước hoặc tổ chức cho vay bao gồm: về khoản vay, các cơ chế về đấu thầu hàng hóa và dịch vụ cho dự án, giải ngân vốn và các vấn đề khác.
Khoản vay tại Hiệp định vay bao gồm Khoản vay hoặc viện trợ không hoàn lại, không ràng buộc và khoản vay hoặc viện trợ không hoàn lại có ràng buộc: (1) Khoản vay hoặc viện trợ không hoàn lại không ràng buộc là khoản vay bằng vốn vay hoặc không hoàn lại không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ. (2) Khoản vay hoặc viện trợ không hoàn lại có ràng buộc là khoản vay bằng vốn vay hoặc không hoàn lại có kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định.[1]
Các tổ chức cho vay thường là: Những tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc như: UNDP, UNICEP, UNIDO, FAO, UNFPA, WB, IDA, IMF; Các tổ chức liên Chính phủ như Liên minh châu Âu, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, Hiệp hội các nước ASEAN…; Các tổ chức tài chính khu vực như: Ngân hàng phát triển Châu á, Ngân hàng đầu tư Châu Âu…; Các khoản vay chính thức này thường kèm theo những điều kiện tương đối khắt khe về mặt vĩ mô. Lẽ đương nhiên, các khoản ODA do IDA, IMF, ADB.. cung cấp cho Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc chung, một trong số các nguyên tắc bắt buộc đó chính là phải tuân thủ các thủ tục, thể lệ và quy định của việc sử dụng và thực hiện sử dụng vốn vay này. Trong khi đó, đấu thầu là vấn đề nhạy cảm trong chính sách kinh tế của các quốc gia nên môi trường đầu thầu luôn tại tồn tại những vấn đề xung đột liên quan đến cơ chế pháp lý. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các xung đột pháp luật về đấu thầu là những vấn đề liên quan tới minh bạch và cạnh tranh, một số ít liên quan tới các vấn đề về đấu thầu (ví dụ các điều kiện đối với từng hình thức đấu thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật trong đấu thầu, khiếu nại khiếu kiện trong đấu thầu…). Do vậy, việc giải quyết các xung đột pháp luật về đấu thầu tại mỗi quốc gia cũng như tại Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho hoạt động vay nợ quốc tế ngày càng trở thành một hoạt động tài chính quốc tế phổ biến với nhiều chủ thể ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động vay nợ quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn ngoại tệ, giúp các chủ thể vượt qua khó
23
khăn về vốn, đồng thời, góp phần khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của chủ thể. Tuy nhiên, cùng như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động vay nợ quốc tế cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiệu quả của hoạt động vay nợ quốc tế chỉ có thể được đảm bảo khi công tác quản trị vay nợ quốc tế được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và đầy đủ, qua đó giúp góp phần thúc đẩy cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đất nước.
Là một trong những quốc gia đang trong quá trình phát triển, vấn đề vay và trả nợ nước ngoài được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ rất sớm. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ xác định rõ: vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm) có hoặc không trả lãi do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam (gọi tắt là bên đi vay) vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngoài).[15]
Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có thể phân loại vay nợ nước ngoài thành các hình thức sau:
- Theo chủ thể cho vay: gồm các khoản vay song phương và khoản vay đa phương, theo đó vay đa phương chủ yếu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ; vay song phương đến từ chính phủ của một nước, vùng lãnh thổ hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính hay viện trợ nhân đạo.
- Theo loại hình đi vay: gồm vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại, theo đó, (i) vay ODA bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các chính phủ) hoặc đa phương trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại hình vay nợ có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay ODA dài (có thể 10,15 hay 20, 50 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước
24
đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên hình thức vay này thường đi kèm theo những điều kiện ràng buộc cụ thể. (ii) vay thương mại là hình thức vay không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn mà áp dụng theo lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường.
- Theo thời hạn vay: bao gồm vay ngắn hạn có thời gian đáo hạn 1 năm trở xuống và vay dài hạn có thời gian vay kéo dài trên 1 năm kể từ ngày ký kết vay.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, có thể nói nguồn vốn vay nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Nguồn vốn này được đưa vào đầu tư công, trở thành nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia, phục vụ các chương trình công nghiệp hoá dài hạn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp đầu vào để phát triển các ngành công nghiệp cơ bản. Vốn vay nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông từ đó tác động tích cực tới công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua. Vốn vay nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển dịch vụ công cộng, y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong nước, thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần ổn định tiêu dùng trong nước vượt qua tình trạng khủng hoảng tài chính.
Các khoản vay quốc tế được ghi nhận thông qua các hiệp định vay quốc tế - đây là một loại hình cụ thể của Hiệp định quốc tế/hay Điều ước quốc tế nói chung, theo đó hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc vay nợ một khoản tiền nhất định thông qua nhiều hình thức khác nhau phục vụ các mục đích công.
Hầu hết các khoản vay của Việt Nam là những khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là của ADB, WB và Nhật Bản nên thời gian vay thường dài, lãi vay ưu đãi, chi phí vay thấp, ít có biến động trong cơ cấu vay nợ.
25