Cơ cấu gập và co duỗi

Một phần của tài liệu Các cơ cấu công dụng khác _ Cơ Cấu Cơ Khí Đã Mô Phỏng (Trang 87 - 92)

Folding barrier 1 http://www.youtube.com/watch?v=bq0iiqCSTFg Sào chắn gập được dùng cho nơi hạn chế chiều cao.

Một ứng dụng của cơ cấu bình hành.

Folding barrier 2

http://www.youtube.com/watch?v=LF8kSTCZIxw Sào chắn gập được dùng cho nơi hạn chế chiều cao.

Một ứng dụng của cơ cấu bình hành kết hợp cơ cấu 4 khâu.

Folding barrier 3

https://www.youtube.com/watch?v=j3RNoijvcD4 Sào chắn gập được dùng cho nơi hạn chế chiều cao.

Một ứng dụng của cơ cấu bình hành kết hợp bánh răng. Bánh răng cố định vào thanh.

Folding barrier 4 (Straight line drawing mechanism) http://www.youtube.com/watch?v=QNkODQMZfwc

Sào chắn gập được dùng cho nơi hạn chế chiều cao.

Một ứng dụng của cơ cấu bình hành kết hợp bánh răng. Bánh răng cố định vào thanh.

Dùng thêm nhiều thanh sẽ được sào chắn rất dài.

Stretch and contraction mechanism

http://www.youtube.com/watch?v=4UpjmxQ3900

Cơ cấu co duỗi, một ứng dụng của cơ cấu bình hành kết hợp bánh răng. Các đường vẽ thêm thể hiện quỹ tích của các điểm khác nhau trên thanh. Có thể là elip, đường tròn hay đường thẳng.

Dùng thêm nhiều thanh sẽ duỗi được rất dài.

Stretch and contraction mechanism 2 https://youtu.be/L_ScRCOM2y0

Cơ cấu co duỗi. Đây là kết hợp các cơ cấu bình hành và bánh răng.

Khâu dẫn: thanh bẻ góc màu cam. Không thể hiện xi lanh đẩy nó. Bằng cách nối tương tự, chiều dài duỗi có thể rất lớn. Khi co lại cơ cấu không chiếm không gian của đường vào.

Penta-folding gate

http://www.youtube.com/watch?v=6jSwpmr4k5I

Cổng 5 cánh gập, một ứng dụng của cơ cấu bình hành kết hợp bánh răng. Không cần ray dẫn. Nếu kết cấu không quá nặng có thể bỏ bánh xe đỡ.

Đây là ứng dụng của cơ cấu nêu ở:

http://www.youtube.com/watch?v=QNkODQMZfwc

Bi-folding gate 1

http://youtu.be/LG2-y4iVDB4 Cổng hai cánh gập.

Thanh truyền màu cam, tay quay lục và vàng tạo thành cơ cấu bình hành.

R1: bán kính vòng lăn của bánh răng lục.

R2: bán kính vòng lăn của bánh răng xanh.

i = R1 / R2 = 40 / 19. Tỷ số này bảo đảm yêu cầu khi cổng quay một góc α = 58 độ, cánh xanh quay 90 độ so với cánh lục. i thay đổi khi α có giá trị khác. I = 1 nếu α = 90 độ.

Nếu cần có thể lắp một bánh xe tự lựa ở góc phải phía dưới cánh xanh.

Video này làn theo yêu cầu của ông JC Lo, Malaysia.

Cũng có thể thay bánh răng bằng cơ cấu thanh để đạt yêu cầu này. Xem:

http://www.youtube.com/watch?v=LF8kSTCZIxw

Bi-folding gate 2

https://youtu.be/ysdMIuJH5tI

Cổng gập. Thanh truyền màu cam, tay quay phía trên màu vàng và tay quay màu lục tạo thành cơ cấu bình hành. Có cơ cấu 4 thanh gồm thanh truyền hồng nối với hai cánh cổng lục và xanh.

Xem một phương án khác:

https://www.youtube.com/watch?v=yeL_tcLv1do

Tetra-folding gate

http://www.youtube.com/watch?v=II88l0AP6-Q

Cổng ba cánh gập, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và bánh răng.

Các bánh răng cố định với hai cánh giữa.

Tri-folding gate

http://www.youtube.com/watch?v=SoL0uq5K6fg

Cổng ba cánh gập, kết hợp các cơ cấu tay quay con trượt.

Folding scissor fence

http://www.youtube.com/watch?v=Do1DwSqkZoM

Hàng rào xếp, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bình hành.

Folding scissor gate 1

http://www.youtube.com/watch?v=opSblgV2pSE

Cửa xếp, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bình hành.

Folding scissor gate 2

http://www.youtube.com/watch?v=GvjFwcl9rro

Cửa xếp, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bình hành.

Folding scissor gate 3

http://www.youtube.com/watch?v=tb4H7Tr_W1s

Cửa xếp, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bình hành.

Folding scissor gate 4

http://www.youtube.com/watch?v=_GApddnCKz4

Cửa xếp, kết hợp cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bình hành.

Kite mechanism 5c http://youtu.be/AD_0MACi44M

Cơ cấu hình thoi lệch.

Là cách nối hai (hoặc hơn) “Kite and spear-head mechanism 5b” bằng cách thêm bánh răng (tím). Do đó nhận được chuyển động thẳng rất dài của thanh cuối màu hồng. Có thể áp dụng cho cửa xếp.

Gear and linkage mechanism 3b http://youtu.be/jFVh3nKOVf8

Kết hợp cơ cấu thanh và bánh răng.

Là cách nối hai (hoặc hơn) “Gear and linkage mechanism 3a”. Khâu màu lục di chuyển theo đường thẳng tuyệt đối.

Lazy tong 1

http://youtu.be/Zm-4kJLdRcM Cơ cấu kìm xếp.

Khâu dẫn: con trượt hồng.

Khâu bị dẫn: thanh trượt màu cam.

Lực dọc nhỏ trên khâu dẫn gây lực lớn trên khâu bị dẫn (khoảng 3 lần ở trường hợp này). Khâu dẫn và bị dẫn di chuyển ngược chiều nhau. Cơ cấu được dùng cho máy tán rút:

https://www.youtube.com/watch?v=7D7ECCps0h4

Lazy tong 2

http://youtu.be/UniRkbt0LOY Cơ cấu kìm xếp.

Khâu dẫn: thanh trượt hồng.

Khâu bị dẫn: khâu màu tím.

Di chuyển nhỏ của khâu dẫn gây di chuyển lớn của khâu bị dẫn

(khoảng 3 lần ở trường hợp này). Khâu dẫn và bị dẫn di chuyển ngược chiều nhau.

Khâu màu lục để giữ hướng của khâu tím không đổi.

Lazy tong 3

http://youtu.be/cML0xKSmTPM Cơ cấu kìm xếp.

Khâu dẫn: thanh trượt hồng.

Khâu bị dẫn: khâu màu tím.

Di chuyển nhỏ của khâu dẫn gây di chuyển lớn của khâu bị dẫn

(khoảng 4 lần ở trường hợp này). Khâu dẫn và bị dẫn di chuyển cùng chiều.

Phần răng trên khâu vàng để giữ hướng của khâu tím không đổi.

Telescopic sliding gate

http://www.youtube.com/watch?v=ASAxH51ify8 Cửa lồng hai cánh trượt dùng dây ròng rọc.

Một điểm trên nhánh dây dưới cố định với cột cửa.

Một điểm trên nhánh dây trên cố định với cánh 2 màu xanh.

Cánh 2 di chuyển nhanh gấp hai lần cánh 1 màu vàng.

Contractible eave

http://www.youtube.com/watch?v=YmcJmXpR7XM Mái hiên di động, ứng dụng cơ cấu tay quay con trượt.

Quay tay quay nâu (tháo lắp nhanh) qua bộ bánh vít trục vít để tởi hay cuộn mái che. Mái có độ dốc nên luôn phẳng khi chuyển động.

Sarrus linkage 3

http://youtu.be/FlNFaiCQIAk Cơ cấu Sarrus.

Là cách nối hai (hoặc hơn) cơ cấu này bằng cách thêm bánh răng (màu vàng). Nhờ vậy nhận được chuyển động lên xuống rất dài của tấm đỉnh bằng di chuyển ngắn của pít tông (màu cam).

Retractable device for fluid supply http://youtu.be/B3khF2lBUyU

Thiết bị co duỗi để cấp chất lỏng.

Là cơ cấu “Sarrus linkage 3” kết hợp với ống dẫn xoắn.

Folding plug 1

https://youtu.be/21ULLBnoWu8 Phích cắm gập chân.

Hai chân màu lục và một chân màu xanh (cần lắc) được nối với nhau bởi thanh kép màu hồng (thanh truyền) tạo thành cơ cấu 4 khâu bản lề.

Chúng còn được nối bởi hai thanh có lò xo nhằm giữ chắc các chân ở vị trí gập hoặc giương ra. Ba thanh màu kem đòng vai tró cữ chặn cho các chân.

Không thể hiện đế và nắp của phích cắm.

Rolling bridge

https://youtu.be/2yNamCnxdw4

Cầu cuộn. Đây là mô phỏng cầu Paddington, London. Cầu có 8 nhịp hình thang cân. Khớp quay A nối hai nhịp cạnh nhau. Ngoài ra chúng còn được nối bởi hai thanh màu lục. Các thanh này nối với nhau bằng khớp quay B. Xy lanh vàng và pit tông đỏ nối A và B.

7 cặp xy lanh thủy lực di chuyển cùng vận tốc để cuộn hay duỗi cầu.

Ở vị trị cuộn hết, cầu trông như một tượng trang trí hình tám cạnh nằm ở một bờ.

Một phần của tài liệu Các cơ cấu công dụng khác _ Cơ Cấu Cơ Khí Đã Mô Phỏng (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)