Khái quát về Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL

Một phần của tài liệu Kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 27 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN

1.1. Khái quát chung về Chỉ dẫn địa lý và Bảo hộ, Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL

1.1.2. Khái quát về Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL

Bảo hộ quyền SHCN và thực thi quyền SHCN là hai khâu có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình bảo vệ quyền SHCN. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm có nội hàm khác nhau. Bảo hộ quyền SHCN được hiểu là việc nhà nước bằng những quy định của pháp luật, xác lập quyền SHCN, xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHCN và quy định những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó.

Thực thi quyền SHCN là việc thực hiện pháp luật về SHCN thông qua sự bắt buộc các chủ thể phải hoàn toàn tuân thủ, chấp hành pháp luật dù muốn hay không muốn. Nói tới thực thi quyền SHCN là nói đế trình tự, thủ tục mà

các chủ thể phải tuân theo, cũng như các biện pháp xử lý, các chế tài do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng khi có hành vi xâm phạm.1

1.1.2.1. Khái niệm Bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL

* Khái niệm quyền SHCN

QSHCN là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng SHCN. QSHCN phát sinh khi đối tượng SHCN đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

Khoản 4 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, CDĐL, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

* Đặc điểm của quyền SHCN

Quyền SHCN là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định…). Ngoài ra, quyền SHCN còn có nhưng đặc điểm riêng như tính vô hình; tính hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế quyền của chủ sở hữu;...

* Khái niệm và đặc điểm của quyền SHCN đối với CDĐL

Theo quy định tại Điều 751 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền SHCN đối với CDĐL bao gồm quyền sở hữu CDĐL của Nhà nước và quyền sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về SHTT quy định.

Quyền SHCN đối với CDĐL cũng có một số đặc điểm chung của quyền SHCN như tính vô hình, tính hạn chế về không gian. Ngoài ra, quyền SHCN đối với đối tượng này còn có những điểm riêng biệt như sau:

1 Thực thi quyền SHCN ở Việt Nam- Pháp Luật và Thực tiễn (Phạm Văn Toàn- Trưởng Phòng Thanh tra 3-

- Người sử dụng CDĐL không phải là chủ sở hữu CDĐL

- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và bảohộ các CDĐL. Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho sự bảo hộ trên phạm vi quốc tế.

- CDĐL không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là CDĐL vẫn đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

- Quyền đối với CDĐL không được chuyển nhượng,, quyền sử dụng CDĐ không được chuyển giao.

1.1.2.2. Khái niệm Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL

Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ dưới khía cạnh là một mảng quan trọng của bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, hiểu theo nghĩa khách quan là việc bằng quy định của pháp luật, Nhà nước xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ và quy định các cách thức, biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đó. Thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý là việc Nhà nước và chủ thể của quyền đối với chỉ dẫn địa lý sử dụng các phương thức và biện pháp do pháp luật quy định để ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý, khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm2.

Luật Sở hữu trí tuệ dành Phần thứ năm “Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ”

để quy định về các biện pháp, cách thức xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo nội dung các quy định trong phần này, bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý được xem xét dưới góc độ là các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Theo quy định của Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ thể của quyền Sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các phương thức khác nhau để bảo vệ quyền của mình bao gồm: quyền tự bảo vệ và quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ.

* Các phương thức, biện pháp thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý Phương thức thực thi quyền Sở hữu trí tuệ nói chung là những cách thức mà chủ thể của quyền Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của Pháp luật để bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm. Theo quy định của Phần thứ 5 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với chỉ dẫn địa lý có thể được bảo vệ thông qua các phương thức sau:

- Phương thức tự bảo vệ

Tự bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý là việc những người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép để bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý của mình.

Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trước tiên sẽ làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể quyền và người xâm phạm. Vì vậy, trước hết, người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật bởi việc bảo vệ quyền này gắn liền với quyền lợi thiết thân của những người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể của quyền Sở hữu trí tuệ có thể tự bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình bằng các biện pháp như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác “là tài sản tư” nên chủ sở hữu phải tự bảo vệ tài sản của mình. Còn chỉ dẫn địa lý là “tài sản công”

nên chủ thể thực hiện quyền tự bảo vệ có thể là người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp; tổ chức đại diện quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý. Đây là những cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý hoặc những tổ chức

có thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Như vậy, khi phát hiện ra hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý, các cá nhân hay tổ chức này có thể tự chủ động yêu cầu (có thể dưới hình thức gửi thông báo) người sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý chấm dứt hành vi xâm phạm đó; có thể kèm theo cả yêu cầu bồi thường thiệt hại, xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để tăng tính thuyết phục cho yêu cầu này cũng như để có căn cứ về hành vi xâm phạm, chủ thể của quyền đối với chỉ dẫn địa lý có thể gửi đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ với nội dung yêu cầu giám định hành vi thực tế đó có xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không và có thể gửi công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ kèm theo thông báo nói trên.

Theo phương thức này, những người sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý có thể chủ động, kịp thời tiến hành các biện pháp pháp lý cần thiết ngay khi phát hiện ra hành vi xâm phạm để bảo vệ lợi ích của mình. Bên cạnh đó, do không phải tuân thủ theo bất kỳ một trình tự, thủ tục pháp lý nào nên phương thức này tạo điều kiện cho các bên có thể thương lượng, hoà giải với nhau để tự giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, không những thế còn tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế bớt các chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp (như chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định...)

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương thức tự bảo vệ cũng có những nhược điểm nhất định. Nhược điểm lớn nhất là việc tự bảo vệ của chủ thể không được bảo đảm bằng các cơ chế mang tính quyền lực Nhà nước mà hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của bên xâm phạm. Vì vậy, nếu bên xâm phạm không tự nguyện và thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm của mình, khắc phục hậu quả đã gây ra... thì phương thức bảo vệ này không mang lại kết quả khả quan.

- Phương thức khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm

Theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tự bảo vệ, chủ thể của quyền Sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình. Bên cạnh quyền tự yêu cầu chủ thể xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại..., chủ thể có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài hoặc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm để bảo vệ quyền lợi cho mình. Người áp dụng phương thức này để bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo Điều 198 có thể bao gồm những chủ thể sau:

- Chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Người sử dụng hợp pháp, tổ chức đại diện cho những người này để quản lý chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý.

- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý hoặc những người phát hiện ra hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội để bảo vệ lợi ích của chính mình và của cộng đồng.

- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Trên cơ sở yêu cầu của họ, các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý, đồng thời khôi phục lại các lợi ích chính đáng cho người sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm mà người có hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý có thể bị xử lý về dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Khác với phương thức tự bảo vệ, phương thức này chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của các quy phạm pháp luật như: chủ thể có quyền xử lý, về hình thức yêu cầu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc xử lý vi phạm.

Về thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ nói chúng, chỉ dẫn địa lý nói riêng, tuỳ theo yêu cầu của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý, có hai hệ thống cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan hành chính và các cơ quan tư pháp. Việc áp dụng các biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của hệ thống các cơ quan hành chính như: Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan tư pháp thực hiện việc xét xử các vụ án xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc tố tụng hình sự.

Phương thức này đã khắc phục được nhược điểm của phương thức tự bảo vệ là thiếu tính cưỡng chế. Các quyết định được đưa ra bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý hành vi xâm quyền luôn được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, vì vậy mà có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm, khôi phục lại các quyền và lợi ích cho người sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý

- Phương thức bảo vệ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Trên thực tế, ở nước ta cũng như các nước khác, việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung, bảo vệ chỉ dẫn địa lý nói riêng chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể của quyền Sở hữu trí tuệ, bởi chính họ là người biết rõ nhất quyền Sở hữu trí tuệ của mình có bị xâm phạm không.

Tuy nhiên, về mặt lý luận theo quy định của pháp luật, quyền đối với chỉ dẫn địa lý và các đối tượng khác không chỉ được bảo vệ khi chủ sở hữu khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà trong nhiều trường hợp chính các cơ quan Nhà nước tự đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể. Khoản 1 Điều 200 quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ”. Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không

chỉ xâm phạm đến lợi ích của một vài chủ thể mà cũng là xâm phạm trật tự công, xâm phạm tới lợi ích Nhà nước, nên Nhà nước phải có trách nhiệm chủ động bảo vệ nó mà không cần có yêu cầu của chủ thể. Ví dụ: khi phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có dấu hiệu tội phạm, cơ quan Công an có quyền thu giữ, Viện kiểm sát có quyền khởi tố ngay về mặt hình sự và sau đó yêu cầu chủ thể của quyền đối với chỉ dẫn địa lý tham gia tố tụng với tư cách người bị hại.

Phương thức này bảo đảm khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm khá triệt để thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc có tính răn đe, trừng phạt. Tuy nhiên, phương thức này chủ yếu hướng tới việc bảo vệ trật tự công mà không chú trọng vào việc bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý như là một quyền tài sản trong dân sự, vì vậy mà những tổn thất kinh tế mà chủ thể phải gánh chịu không được quan tâm, giải quyết một cách đáng kể.

* Các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý Biện pháp dân sự

Chủ thể của quyền đối với chỉ dẫn địa lý có thể lựa chọn phương thức bảo vệ là khởi kiện ra Toà án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo phương thức này phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung của Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự.

Chủ thể có quyền khởi kiện

Đối với chỉ dẫn địa lý thì chủ thể có quyền khởi kiện có thể là: những người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp theo quy định của pháp luật;

tổ chức tập thể đại diện cho những người sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; Cơ quan hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý. Những chủ thể này có nghĩa vụ chứng minh tư cách chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Về hình thức khởi kiện: Việc khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm phải do những chủ thể có quyền khởi kiện như đã nêu trên tiến hành. Tuy nhiên họ có thể trực tiếp khởi kiện hoặc hoặc uỷ quyền cho người khác (như Đại diện sở hữu công nghiệp, luật sư) thực hiện việc khởi kiện và đại diện tham gia tố tụng tại Toà án

Về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự

Theo Điều 203, nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định của pháp luật.

Nguyên đơn trong vụ kiện xâm phạm chỉ dẫn địa lý phải cung cấp các chứng cứ:

- Khẳng định quyền hợp pháp của mình: văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý; các tài liệu khác khẳng định chỉ dẫn địa lý đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ.

- Chứng cứ về hành vi xâm phạm: các tài liệu, mẫu vật thể hiện đối tượng được bảo hộ; các tài liệu, mẫu vật, ảnh chụp hoặc bản ghi hình sản phẩm bị xem xét là có yếu tố xâm phạm; các tài liệu khác chứng minh hành vi xâm phạm như: công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ sau khi giám định sản phẩm bị xem xét, các bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ...

- Chứng cứ xác định thiệt hại (nếu có) như: bản kê khai hoặc bản thuyết minh các loại thiệt hại, các kết quả giám định, thẩm định... Trong vụ xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý, người khởi kiện có thể đưa ra những chứng cứ về việc họ đã phải gánh chịu những thiệt hại về tài sản, uy tín, danh tiếng do hành vi xâm phạm gây ra như: doanh thu bị giảm sút, các chi phí phải bỏ ra để quảng cáo nhằm khôi phục danh tiếng, uy tín thương mại của mình.

Các biện pháp dân sự

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, Toà án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau để xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:

Một phần của tài liệu Kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)