CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN
2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc điểm phát triển cây vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Thực trạng quản lý trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Hàm lượng
nước, % Đường tổng số, % Vitamin C,
mg/100g Axít tổng số, % Độ Brix 80,61 – 84,11 86,15 - 89,41 14,21– 20,27 0,12 - 0,20 15,20 – 21,50
Việc quản lý CDĐL vải thiều Lục Ngạn ở tỉnh Bắc Giang được thực hiện một cách thống nhất, từ trên xuống dưới theo hệ thống từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đến Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn tới Hội sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn và các hộ dân, những nhà sản xuất, kinh doanh CDĐL vải thiều Lục Ngạn.
Sơ đồ 1.2 : Mô hình tổng thể các cơ quan tham gia hệ thống quản lý
* Hội sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
Ngày 24/3/2010 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ký quyết định số 429/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn;
Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn bao gồm các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang CDĐL được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện; và ngày 20/4/2010 Đại hội thành lập Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn đã thành công với tổng số 125 hội viên phân bổ trên địa bàn 9
UBND tỉnh Bắc Giang
Các nhà SX, KD vải thiều không phải là Hội
viên Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn Các
chuyên gia tư
vấn
Hội viên Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn
Sở KH&CN (Cơ quan quản lý
CDĐL)
Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn (Tổ chức tập thể )
Chi cục TC ĐLCL Bắc Giang
(Cơ quan kiểm soát chất) lƣợng)
Phòng NN&PTNT Lục
Ngạn (Tổ chức tập thể
)
UBND tỉnh Bắc Giang
Các nhà SX, KD vải thiều không phải là Hội
viên Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn Các
chuyên gia tư
vấn
Hội viên Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn
Sở KH&CN (Cơ quan quản lý
CDĐL)
Hội SX&TT vải thiều Lục Ngạn (Tổ chức tập thể )
Chi cục TC ĐLCL Bắc Giang
(Cơ quan kiểm soát chất) lƣợng)
Phòng NN&PTNT Lục
Ngạn (Tổ chức tập thể
)
xã, mỗi xã là một chi hội (Thanh Hải ; Hồng Quang; Giáp Sơn ; Nghĩa Hồ;
Phì Điền; Phượng Sơn; Tân Quang; Trù Hựu và Xã Qúy Sơn); trong đó có 5 doanh nghiệp ; Hợp tác xã; còn lại là các hộ sản xuất và tiêu thụ vải thiều;
thành lập văn phòng Hội gồm 5 đồng chí thường vụ, trực tiếp tham gia thường trực Hội. Địa điểm thường trực của Hội tại UBND huyện Lục Ngạn (Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn);
Ghi chú:
Ban Thường vụ Hôi: Chủ tịch; Phó chủ tịch, 3 uỷ viên Chủ tịch
Thư ký Trưởng ban kiểm soát
Phó chủ tịch
Uỷ viên KS 1 Uỷ viên KS 2 Uỷ viên KS 3
Trưởng C.hội 1
Tổ chức
kế hoạch
Uỷ viên 3 Uỷ viên 2
Uỷ viên 1
Tổ chức
kế hoạch
Kiểm soát
Kỹ thuật
Tổ chức
kế hoạch
Kiểm soát
Kỹ thuật Kiểm
soát
Kỹ thuật
Hội viên chi hội 1 Hội viên chi hội 2 Hội viên chi hội 3
Trưởng C.hội 2
Trưởng C.hội 3
Sơ đồ 2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức Hội
Hoạt động quản lý của Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn được thể hiện trong hoạt động tổ chức, trong sản xuất và trong giai đoạn sau khi thu hoạch.
* Trong tổ chức:
Hội tổ chức triển khai cho 125 hội viên đăng kí sử dựng CDĐL theo quy chế sử dụng. Khi đó quyền lợi trách nhiệm của từng hội viên được cụ thể hóa. Mỗi hội viên sẽ có ý thức cao hơn đối với việc sử dụng và phát triển CDĐL. Đó không chỉ đơn giản là hoạt động của cơ quan chức năng đối với việc bảo vệ giá trị của vải thiều Lục Ngạn mà còn có ý nghĩa quan trọng
Hội đã tổ chức giám sát quản lý quá trình sản xuất, đóng gói, gắn nhãn mác hàng hóa trước khi tiêu thụ đến tận tay các nhóm hội viên theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, kĩ thuật. Hoạt động tổ chức, giám sát trong suốt quá trình từ sản xuất cho đến trước khi tiêu thụ nhằm đảm bảo cho chất lượng của vải thiều theo như đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.
* Trong sản xuất:
Hội đã tiến hành nhiều hoạt động tập huấn cho các hội viên quy trình, kỹ thuật, quy chế quản lý và sử dụng quản lý CDĐL vải thiều Lục Ngạn.
Cụ thể: Hội đã tổ chức tập huấn kỹ thuật tại từng chi hội theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây vải, mỗi một giai đoạn sinh trưởng lại có những yêu cầu về chăm sóc và kỹ thuật khác nhau. Việc chuyển giao kỹ thuật được thực hiện bởi Ban dịch vụ sản xuất. Để đảm bảo được công việc này với sự giúp đỡ của tổ chức GTZ (Đức) và cơ quan tư vấn là Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Ban dịch vụ sản xuất đã được đào tạo bài bản về phương pháp. Đồng thời, trong quá trình sản xuất, Ban kiểm soát cùng các nhóm trưởng thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình áp dụng quy trình kĩ thuật của hội viên.
Ngoài ra, Hội còn tổ chức nhiều buổi tập huấn cho hội viên học tập quy định quản lý và sử dụng CDĐL Lục Ngạn cho quả Vải thiều, quán triệt quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài sản đối với CDĐL. Đồng thời mời cán bộ của Cục SHTT tập huấn cho hội viên Hội và người trồng vải nắm được nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của CDĐL đối với sản phẩm được sản xuất.
Xây dựng quy chế quản lý chất lượng sản phẩm: Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều đã hoàn thành việc thông qua lấy ý kiến của hội viên vào bản Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm 8 đề mục mà 25 điều.
* Giai đoạn sau thu hoạch
Đây là giai đoạn cần đến hoạt động của Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Giai đoạn này bao gồm: giai đoạn chăm sóc hoa, quả theo từng thời điểm sinh trưởng của sản phẩm đến lúc thu hoạch, kiểm tra đánh giá chất lượng quả vải và kiểm soát việc sử dụng nhãn hàng hóa.
Đánh giá chất lượng vườn vải trước khi thu hoạch và tiến hành phân loại sản phẩm theo chỉ tiêu đã đăng ký CDĐL. Đối với vải tươi nhãn hàng hóa chỉ gắn cho sản phẩm đạt loại 1, các tiêu chuẩn như đã nêu trong đăng bạ.
* Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn
Năm 2008 Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn vinh dự đón nhận CDĐL Vải thiều Lục Ngạn do Bộ Khoa học Công nghệ cấp và bảo hộ.
Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các bước tiếp theo của dự án quản lý, sử dụng CDĐL vải thiều Lục Ngạn nhằm kiểm soát công tác thực hành sản xuất của hội viên qua 3 cấp: Hội- Chi hội và Hội viên.
Uỷ ban nhân dân huyện đã vận động nhân dân tăng cường ứng dụng Khoa học Công nghệ và sản xuất, phân loại và chế biến, phát triển hệ thống kho mát, kho lạnh đã bảo quản vải thiều đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn chỉ đạo các hộ nông dân tiến hành chăm sóc vải theo quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau khi thu hoạch quả xong từ 7 đến 10 ngày thì tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán, tạo điều kiện cho cây vải ra lộc nhanh, đồng đều, giảm sâu bệnh gây hại. Đồng thời tiến hành bón phân vi sinh, phân lân và đạm để thúc lộc hè và lộc thu phát triển.
Khi cây vải chuẩn bị ra hoa, Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã kí kết với trạm khí tượng thủy văn tiến hành đo lượng nước mưa, nồng độ axit trong nước mưa để chỉ đạo những người trồng vải có biện pháp ứng phó kịp thời.
Đến thời kỳ cây vải phân hóa mầm hoa và ra hoa, Uỷ ban nhân dân huyện đã khuyến cáo các hộ dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khống chế cây vải ra lộc động, kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng như: dừng chăm bón, hạn chế tưới nước, xử lý lộc đông bằng thuốc HPC -97, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu hại vải, chủ động phòng trừ bệnh sương mai.
* Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định Số 46/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 về việc Quy định về Quản lý CDĐL thuộc tỉnh Bắc Giang;
Tại khoản 2, điều 4 “Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý và sử dụng CDĐL thuộc tỉnh”.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã xây dựng, tham mưu, ban hành hàng loạt hệ thống văn bản, quy định, quy trình, quy chế cho CDĐL vải thiều Lục Ngạn10:
10 Tr 89,90 Báo cáo dự án quản lý và phát triển CDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang- ThS Nguyễn Văn Xuất 2010.
- Tham mưu ban hành quy định về quản lý CDĐL thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Ban hành quy chế trao, thu hồi quyền sử dụng CDĐL vải thiều Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Ban hành quy định về tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng và khai thác CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý từ bên ngoài đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Ban hành quy chế kiểm soát nội bộ sử dụng CDĐL vải thiều Lục ngạn;
- Ban hành quy chế đánh giá, trao quyền sử dụng CDĐL “Lục Ngạn”
cho sản phẩm vải thiều của huyện Lục Ngạn;
- Ban hành quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm vải thiều mang CDĐL “ Lục Ngạn”;
- Ban hành quy định về tem, nhãn và các hình thức sử dụng CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Bộ quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến vải thiều Lục Ngạn.
Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp và hỗ trợ địa phương xây dựng và phát triển CDĐL vải thiều Lục Ngạn và thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền:
- Công bố danh sách các tổ chức cá nhân, cá nhân bị thu hồi quyền sử dụng CDĐL;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về sử dụng CDĐL;
- Tham gia giải quyết các tranh chấp về CDĐL theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký quản lý CDĐL và phát triển CDĐL.
Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã thực hiện gia hạn mã số, mã vạch sản phẩm để quản lý và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở
Khoa học và Công nghệ còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện các thủ tục chứng nhận nông sản an toàn thực phẩm.
* Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt đề án “Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010” tại quyết định số 1854/QĐ-CT ngày 16/11/2004.
Ngày 02 tháng 02 năm 2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 207/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “ quản lý và phát triển CDĐL Lục Ngạn cho sản phẩm vải thiều tỉnh Bắc Giang”. Với các mục tiêu cụ thể11:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất thương mại và hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm vải thiều mang CDĐL “Lục Ngạn”
của tỉnh Bắc Giang;
Thứ hai: Xây dựng hệ thống văn bản làm căn cứ cho hoạt động quản lý CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
Thứ ba: Nghiên cứu Thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm phát triển giá trị quyền đối với CDĐL cho sản phẩm Vải thiều;
Thứ tư: Mở rộng chuyển giao và vận hành hệ thống tổ chức sử dụng và quản lý CDĐL cho nông dân;
Thứ năm: Kết nối thị trường cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đến với người tiêu dùng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh.
Ngày 29/4/2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 46/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý CDĐL thuộc tỉnh Bắc Giang.
11 Báo cáo tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
Để sản xuất và phát triển vải thiều bền vững, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 3110/KH-UBND ngày 28/10/2014 nhằm định hướng công tác sản xuất, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều năm 2015 và những năm tiếp theo.
Chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, mở rộng diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, quy định và cơ chế hỗ trợ vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để có được sản phẩm tốt nhất.Tiêu chuẩn VietGAP (Good Agriculture Practice- GAP) là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, sẽ mở rộng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP từ 9.500 ha (2014) lên tới 12.300 ha (2015); thành lập 3 Hợp tác xã sản xuất vải thiều chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường cao cấp; xây dựng vùng vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích gần 100 ha tại Hợp tác xã Hồng Xuân, xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn để phục vụ xuất khẩu sang thị trường khó tính ( Mỹ, úc; Anh, Pháp…) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp 6 mã vùng trồng (6618-6623) cho 109 hộ với diện tích 60,4 ha tại xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn.
Phối hợp với Dự án QSEAP hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình “ thực hành nông nghiệp tốt”, đã tổ chức được 400 lớp tập huấn sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP;
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giới thiệu các công ty chiếu xạ vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ. giúp các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ bảo quản phù hợp;
Phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản và nâng cao chất lượng Vải thiều bằng màng bao gói khí quyển biến đổi MAP nhằm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao chất lượng để phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;
Tổ chức Hội thảo: ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến trong sản xuất và dây truyền xử lý không xông S02 bằng công nghệ Isarel cho sản phẩm quả vải thiều tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, trong năm 2016 tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai và áp dụng công nghệ này; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển vùng ứng dụng công nghệ CAS vào xử lý vải thiều tươi.
Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm tổ chức Hội nghị “ Bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều”; Chủ động phối hợp làm việc với các tỉnh như Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai và huyện Hà Khẩu- Vân Nam (Trung Quốc), Bằng Tường- Quảng Tây (Trung Quốc) cùng trên 50 doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc trong xúc tiến tiêu thụ và xúc tiến xuất khẩu vải thiều.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thực sự vào cuộc, quan tâm và đầu tư phát triển CDĐL vải thiều Lục Ngạn bởi còn nhiều hạn chế, tồn đọng khi sản phẩm vải thiều đã được xứng danh nhiều năm:
Thứ nhất: Một số hội viên của Hiệp hội chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất dẫn đến tình trạng chất lượng Vải thiều không đạt tiêu chuẩn như đã đăng ký do đó không thể bày bán dưới dạng CDĐL hay xuất khẩu.
Thứ hai: Người trồng vải nói chung chưa nhận thức đúng CDĐL, chưa thấy được lợi ích từ vấn đề này, do đó chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đầu ra của sản phẩm. Trong khi đó yêu cầu thị trường ngày càng cao và không
chỉ có Vải thiều Lục Ngạn được cấp văn bằng bảo hộ CDĐL mà trước đó Vải thiều Thanh Hà đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ.
Thứ ba: Trong những năm gần đây Vải thiều giá cả không ổn định, bấp bênh do chất lượng Vải thiều chưa đáp ứng được yêu cầu: áp dụng quy trình sản xuất nhưng không có lãi (do giá thành phân bón tăng), thiếu lực lượng lao động sản xuất ( lao động của địa phương chủ yếu đi làm việc và lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp) vì vậy mà việc thực hiện quy trình và chăm sóc cho cây vải không được đầu tư.
2.2.1.1. Hệ thống văn bản quản lý CDĐL của tỉnh Bắc Giang
Để tổ chức triển khai công tác quản lý CDĐL Vải thiều Lục Ngạn, ngoài các văn bản của Trung ương (Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định cấp và Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL) thì Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã giao và ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang xây dựng và ban hành một số văn bản sau:
Sơ đồ 3.2. Mô hình hệ thống văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý
* Quy chế quản lý CDĐL
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang chủ trì và phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang và tham mưu, xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định quản lý CDĐL.
VĂN BẢN CỦA TRUNG ƢƠNG
(Luật, Nghị định, Thông tƣ về SHTT)
Văn bản của địa phuơng
(Quyết định; Quy định; Quy chế... về quản lý CDĐL)