Đánh giá sự kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Một phần của tài liệu Kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 92 - 102)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN

2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc điểm phát triển cây vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

2.2.3. Đánh giá sự kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Để sử dụng tốt CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp cùng những người trực tiếp sản xuất và lưu thông sản phẩm CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang. Mỗi cơ quan tổ chức thực hiện một chức năng riêng của mình. Tuy nhiên, khi có sự phối kết hợp giữa quản lý và tự quản thì sẽ tạo ra được hiệu quả tích cực

Các chủ thể ở địa phương

Nhà sản xuất

Người tiêu dùng địa phương

Nhà chế biến

Nhà phân phối

Người tiêu dùng Cơ quan quản

lý Nhà nước

Cơ quan nghiên cứu

Tổ chức phi Chính phủ

Chủ thể khác

Sơ đồ 8.2: Mô hình sự tham gia của các chủ thể vào hệ thống quản lý CDĐL

Về hoạt động quản lí có sự phối hợp trong hoạt động quản lí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh- Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn- Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang. Trong đó, Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương được trao quyền đại diện cho quyền lợi và lợi ích của tất cả các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Thực hiện việc thống nhất quản lý và kiểm soát chất lượng đối với sản phẩm mang CDĐL theo quy định của pháp luật. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan phối hợp và hỗ trợ để xây dựng các văn bản quản lí. Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều là cơ quan trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo các hộ nông dân các kỹ thuật trồng, chăm bón, thu hoạch vải thiều.

Không chỉ dừng lại trong việc phối kết hợp giữa các cơ quan quản lí.

Mô hình liên kết bốn nhà giữa Hội sản xuất và Tiêu thụ Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang- đại diện người sản xuất trồng vải. Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp- đơn vị nghiên cứu tư vấn các mô hình liên kết tổ chức nông dân mới và chính quyền địa phương huyện Lục Ngạn đã được thành lập.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp đã giúp nông dân huyện Lục Ngạn xây dựng các quy trình kỹ thuật tập thể VietGAP an toàn, xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng quả vải trong Hội và xây dựng các nhãn mác chỉ rõ nguồn gốc sản phẩm. Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam đã cử cán bộ trực tiếp về tận nơi để thảo luận với Hội về các chỉ tiêu chất lượng. Đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ đồng đều chất lượng quả.

Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút các đối tác thương mại về thực hiện hợp đồng thu mua tại địa phương, đồng thời ban hành quy chế quản lý CDĐL vải thiều Lục Ngạn để khuyến khích người sản xuất sử dụng

Hội đã xác định được hướng đi đúng, kiên trì quảng bá sản phẩm chất lượng qua các trang thông tin điện tử, nhằm mở ra nhiều hướng tiêu thụ cho nông dân vùng trồng vải thiểu Lục Ngạn theo nguyên tắc hợp tác để vươn ra thị trường, chứ không cạnh tranh lẫn nhau ngay tại địa phương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trực tiếp chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang hướng dẫn, ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất, kéo dài thời vụ, áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, tiếp cận, ứng dụng công nghệ bảo quản tế bào (CAS) của Nhật để xuất khẩu Vải thiều sang các thị trường tiềm

năng như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…đảm bảo đủ năng lực cung ứng, nguồn cung ứng ổn định, đảm bảo về số lượng và chất lượng như đăng ký. Khuyến cáo người dân tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chất lượng và thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch số 3110/KH- UBND ngày 28 tháng 10 năm 2014 Kế hoạch Xúc tiến Xuất khẩu vải thiều năm 2015 và những năm tiếp theo, phát huy kế hoạch đạt được trong công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều của những năm trước.

2.2.3.1. Những ưu điểm của thực trạng kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn

Hệ thống quản lý bên ngoài về cơ bản đã thống nhất và có sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công cho các cơ quan chuyên môn tham gia xây dựng, phát triển và quản lý cũng như kiểm soát CDĐL

2.2.3.2. Những nhược điểm của thực trạng kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn.

Thực trạng sản xuất hiện nay13:

- Chưa sản xuất tập chung; sản xuất còn manh mún - Chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn;

- Chưa có quy chế riêng cho vải thiều Lục Ngạn mà tỉnh mới chỉ ban hành quy định quản lý CDĐL nói chung cho toàn tỉnh;

- Chưa kết nối được giữa sản xuất và tiêu thụ ( 80% sản phẩm bán ra ở dạng thô và bán tại thị trường nội địa);

- Kinh doanh về nông nghiệp phải chịu rủi ro ở nhiều phía (điều kiện tự nhiên, thị trường, tập quán sản xuất);

13 ThS Nguyễn Văn Xuất - Báo cáo tóm tắt (Hội thảo quốc tế) những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý và phát triển CDĐL tại Bắc Giang..

- Quay vòng vốn rất chậm (theo chu kỳ sản xuất);

- Đầu tư để sản xuất hàng hóa cần nhiều đất đai, quy mô sản xuất phải lớn - Chính sách hỗ trợ nông thôn còn thấp kém ( chi phí dịch vụ cao);

- Thị trường nội địa chưa phát triển và ổn định;

- Thói quen tiêu dùng của người dân cũng là một rào cản lớn

Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của bảo hộ CDĐL còn hạn chế:

- Mặc dù đã triển khai thực hiện một số năm, nhưng nhận thức của các chủ thể có quyền sử dụng CDĐL cũng như cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đầy đủ và chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả của việc bảo hộ này nên chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cũng như sự chỉ đạo vào cuộc một cách quyết liệt;

Cơ chế quản lý và phát triển CDĐL:

- “Cơ chế quản lý CDĐL là một vấn đề khó giải quyết như làm sao để hài hòa được lợi ích của các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm là bài toán không dễ giải trong bối cảnh hầu hết các chủ thể này là các hộ sản xuất, kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ”14.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý:

- Chưa có sự đồng thuận, thống nhất, phối hợp giữa các khâu để đạt hiệu quả quản lý tốt;

- Nước ta hiện nay chưa có hệ thống tổ chức, quản lý CDĐL theo mô hình chuẩn;

- Cơ chế quản lý nội bộ hay tự quản hiện tại là Hội thực chất cũng chỉ là nhóm lợi ích;

- Việc xây dựng và vận hành đều có khó khăn bởi đây là mô hình mới ở nước ta nên khi xây dựng cho CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đều phải tự mò mẫm, tìm hiểu và tham khảo ở mô hình có tính chất tương tự;

14 Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Xuất- Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

- Việc quản lý và phát triển CDĐL còn mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, chưa có mô hình thành công cụ thể để học tập và làm theo; Hơn nữa CDĐL vải thiều Lục Ngạn được cấp văn bằng bảo hộ cho 20 xã, thị trấn của huyện Lục Ngạn với diện tích trên 17.039 ha. Hầu hết các xã này thuộc địa phương vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi nhận thức của đại đa số người dân về vai trò, ý nghĩa, giá trị của việc bảo hộ và phát triển CDĐL vải thiều Lục Ngạn còn hạn chế, người dân chưa thực sự quan tâm tới việc duy trì, bảo đảm và nâng cao những giá trị đặc trưng của sản phẩm15.

Quản lý CDĐL là một công việc mới nên trong quá trình triển khai, phối hợp có gặp nhiều khó khăn nhất định:

- Không có nhu cầu sử dụng CDĐL. Nếu họ không có nhu cầu sử dụng CDĐL thì việc quản lý và kết hợp giữa yếu tố quản lý và tự quản CDĐL không còn ý nghĩa nữa. Lý do: các nhãn hiệu riêng của các doanh nghiệp đã từng bước gây dựng được uy tín trên thị trường, trong khi CDĐL vẫn còn là một khái niệm hoàn toàn mới, nói cách khác vào thời điểm hiện tại giá trị của nhãn hiệu riêng đang có giá trị hơn CDĐL.

* Hoạt động quản lý CDĐL của tỉnh Bắc Giang - Hoạt động kiểm soát chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang ( là cơ quan chuyên môn giúp việc và trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh) trực tiếp kiểm soát chất lượng CDĐL vải thiều Lục Ngạn; bởi để đảm bảo tính khách quan và công bằng cơ quan tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng không tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL;

15 Báo cáo tóm tắt (Hội thảo quốc tế) Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý và phát triển CDĐL tại Bắc Giang (2011). ThS Nguyễn Văn Xuất- PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Hàng năm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành kiểm soát chất lượng CDĐL vải thiều Lục Ngạn, đánh giá, chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện được mang CDĐL vải thiều Lục Ngạn;

Thường xuyên kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân (không tham gia tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản mang CDĐL);

Kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng CDĐL đối với các tổ chức, cá nhân được trao quyền theo đề nghị của Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn về chất lượng, điều kiện tự nhiên, con người, về diện tích, quy trình sản xuất, bảo quản;

Vào vụ, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm CDĐL được lưu thông trên thị trường.

Trên thực tế, “thời gian qua hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình sử dụng đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn là không có. Bởi đối tượng sản xuất có sản phẩm mang CDĐL vải thiều Lục Ngạn đều là nông dân nên cũng gặp nhiều hạn chế như: Nhận thức về pháp luật cũng chưa đầy đủ, nhất là Luật SHTT, diện tích sản xuất trên hộ nhỏ, tập quán sản xuất và tiêu thụ theo kiểu mạnh ai nấy làm, quy mô số hộ trong vùng CDĐL lớn (khoảng hơn 30.000 hộ)”16.

- Hoạt động quản lý cấp quyền sử dụng CDĐL

Các chủ thể được cấp quyền sử dụng CDĐL phải phù hợp với Quy định tại Điều 5 của quyết định số 46/QĐ-UBND,của UBND tỉnh, ngày 29/4/2010 bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL vải thiều Lục Ngạn được quyền đăng ký sử dụng CDĐL;

16 Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Xuất- Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

- Trường hợp cá nhân là thành viên của một tổ chức tập thể thì quyền đăng ký, sử dụng CDĐL thuộc về tổ chức tập thể đó;

- Trong trường hợp các cá nhân không là thành viên của một tổ chức tập thể thì quyền đăng ký sử dụng CDĐL thuộc về cá nhân đó;

Hiện nay, tại tỉnh Bắc Giang hoạt động quản lý cấp quyền sử dụng CDĐL do Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang trực tiếp tham gia vào việc quản lý cấp quyền sử dụng CDĐL. Hoạt động này diễn ra với thủ tục nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho người dân, cá nhân, tổ chức có nhu cầu được cấp quyền sử dụng CDĐL vải thiều Lục Ngạn một cách tốt nhất.

* Tình hình thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Theo quy định của Luật SHTT, hiện nay Việt Nam có bốn biện pháp đảm bảo thực thi quyền SHTT, đó là: Biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát tại biên giới. Về cơ bản, cả bốn biện pháp này đều đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế biện pháp hành chính dường như được sử dụng phổ biến hơn cả.

Thực tế, các cơ quan có thẩm quyền hoặc là chưa sử dụng quyền hạn của mình trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT hoặc còn e ngại, chưa kiên quyết xử lý triệt để đối với các hành vi xâm phạm

Xâm phạm quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang hiện nay đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt của người sản xuất, buôn bán, các cơ quan quả lý và người tiêu dùng. Thời gian gần đây, xâm phạm quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, các hành vi xâm phạm diễn ra đồng thời ở các công đoạn như sản xuất, buôn bán, lưu thông, xuất, nhập khẩu. Trên thị trường sản phẩm vải ở vùng không thuộc CDĐL vải thiều Lục Ngạn giả mạo,

gắn nhãn mác vải thiều Lục Ngạn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại đối với các hộ, vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các thương lái Trung Quốc thu mua sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn qua biên giới họ lại gắn nhãn mác Trung Quốc là việc đã và đang diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có phương án xử lý làm giảm bớt và chấm dứt tình trạng này.

* Kết luận chương 2

Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang còn nhiều hạn chế, mờ nhạt và bất cập. Hệ thống văn bản pháp lý được tỉnh quan tâm, đầu tư và xây dựng hoàn thiện và thống nhất trên giấy tờ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay yếu tố tự quản của người dân là chính và chủ yếu. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đứng bên ngoài và thực trạng thực thi gần như là không có. Trên thực tế có diễn ra việc người dân vùng vải không thuộc CDĐL vải thiều Lục Ngạn tới mùa vụ họ vẫn trở lên vùng Lục Ngạn giả mạo nhãn mác vải thiều Lục Ngạn để bán với giá cao hơn. “Việc xâm phạm vẫn diễn biến ngày một gia tăng và phức tạp nhưng việc xử lý thì hoàn toàn không có. Bởi đối tượng là người dân lao động nghèo là chủ yếu nên không lỡ xử lý.

Chủ yếu là giúp đỡ, tạo điều kiện cho người dân có nhiều lợi ích từ CDĐL vải thiều Lục Ngạn”17.

Tại tỉnh Bắc Giang chưa có sự kết hợp giữa yếu tố quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL; chưa có cơ chế chính sách, chưa có hệ thống luật riêng cho CDĐL Vải thiều Lục Ngạn.

Việc nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải thiều Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế và bất cập: tư tưởng mạnh ai nấy làm và tự phát là chính. Những mô hình hoạt động chưa hiệu quả. Kết quả của các mục tiêu đặt ra trên lý thuyết và giấy tờ thì vẫn chỉ là lý thuyết suông.

17 Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Xuất- PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)