2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN
2.2.1.3 Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh
Đây chính là hình thức tài trợ ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu được các NHTM Việt Nam và NHNo thực hiện khá phổ biến. Thực chất hình thức này là biến tướng của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Để khắc phục những rủi ro khi không thu đƣợc nợ do bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, NHNo đã ban hành QĐ số 72/HĐQT-TD ngày 31/3/2002 và Văn bản số 756/NHNo-TD ngày 2/4/2002 quy định về tài trợ vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu.
- Hồ sơ cho vay gồm:
+ Khách hàng gửi tới ngân hàng bản sao có xác nhận sao y bản chính hợp đồng xuất khẩu hoặc thu mua, chế biến, gia công, sản xuất, mua bán hàng xuất khẩu + Hồ sơ pháp lý (tuỳ thuộc khách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh hay hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác)
+ Hồ sơ kinh tế (kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất): yêu cầu đối với khách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh.
+ Hồ sơ vay vốn (Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh,...)
- Lãi suất cho vay
Để từng bước thu hút khách hàng thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu qua NHNo&PTNT VN, ngày 17/11/2004 TGĐ đã ký văn bản số 4496/NHNo-KHTH v/v Biện pháp ƣu đãi nhằm mở rộng kinh doanh ngoại tệ nhằm đƣa ra các biện pháp
ƣu đãi đối với khách hàng xuất khẩu hoặc khách hàng bán ngoại tệ cho chi nhánh NHNo. Lãi suất cho vay áp dụng với khách hàng xuất khẩu nhƣ sau:
+ Đối với cho vay nội tệ: NHNo áp dụng mức lãi suất cho vay thoả thuận với khách hàng nhƣng lãi cho vay tối thiểu chỉ đƣợc thấp hơn tối đa 0.01%/tháng so với lãi suất cho vay của các NHTM quốc doanh khác trên địa bàn.
+ Đối với cho vay ngoại tệ: NHNo áp dụng mức lãi suất cho vay thoả thuận với khách hàng nhƣng lãi cho vay tối thiểu chỉ đƣợc thấp hơn tối đa 0.1%/năm so với lãi suất cho vay của các NHTM quốc doanh khác trên địa bàn.
2.2.1.4 Tín dụng chứng từ
Đây là hình thức tài trợ thương mại quốc tế được NHNo quan tâm và tạo điều kiện cho nghiệp vụ này phát triển mạnh. Nghiệp vụ này đƣợc coi là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo, nó chiếm tới 75%
doanh số trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo. Để quản lý và thống nhất hoạt động này trong toàn hệ thống NHNo VN, ngày 15/12/2005 TGĐ NHNo đã ban hành QĐ số 1998/NHNo-QHQT quy định về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo thay thế QĐ số 477/NHNo-QHQT ngày 7/6/2001.
a, Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu
Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu. Theo quy định của NHNo, các chi nhánh phát sinh nghiệp vụ thanh toán quốc tế phải thực hiện qua Sở Quản lý của NHNo qua mạng SWIFT.
* Đối với khách hàng - Điều kiện mở L/C:
+ Phải có đăng ký kinh doanh và chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu + Hợp đồng nhập khẩu
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với ngành hàng nhập khẩu có điều kiện)
- Xác định mức ký quỹ
Phòng Thanh toán quốc tế căn cứ vào hồ sơ mở L/C để thẩm định các điều kiện và điều khoản của thƣ tín dụng, đề xuất tỷ lệ kỹ quỹ. Căn cứ vào hồ sơ mở L/C
và ý kiến đề xuất của P.TTQT, Phòng Tín dụng thẩm định lại phương án nhập khẩu, khả năng nguồn vốn thanh toán của khách hàng, kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép, đề nghị mức ký quỹ.
Số dƣ mở thƣ tín dụng (trừ số tiền khách hàng đã ký quỹ tại chi nhánh) đƣợc tính trong hạn mức tín dụng của khách hàng.
* Đối với Chi nhánh NHNo&PTNT VN
TGĐ NHNo quy định mức uỷ quyền phán quyết cho Giám đốc chi nhánh đƣợc quyền quyết định tỷ lệ ký quỹ, tổng mức số dƣ mở L/C theo Hạng chi nhánh (chi nhánh hạng A, B, hay chưa xếp hạng), theo Loại khách hàng. Trường hợp số dư mở L/C vƣợt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh phải trình TGĐ phê duyệt.
b, Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo L/C, có thời gian là 7 ngày làm việc để kiểm tra xử lý chứng từ đƣa ra ý kiến thanh toán hoặc từ chối thanh toán.
Đối với nhà nhập khẩu thì hàng vừa cập cảng phải nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận đƣợc chứng từ để nhận hàng, bán hàng và thu hồi vốn. Nếu nhà nhập khẩu không nộp đủ tiền cho ngân hàng thì họ cần có khoản tài trợ từ ngân hàng, vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu.
Mức cho vay áp dụng trong hệ thống NHNo là:
- Cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.
- Cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%
trong tổng nhu cầu vốn.
c, Phát hành thư tín dụng trả chậm
Đây chính là một trong những hình thức cam kết thanh toán của ngân hàng.
Với doanh nghiệp, đó là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài và được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp với các doanh nghiệp đang thiếu vốn.
Căn cứ Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 của Thống đốc NHNN VN về ban hành quy chế mở thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm và Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN này 26/9/2001 của Thống đốc NHNN VN về sửa đổi điều
15 quy chế mở thƣ tín dụng hàng trả chậm, ngày 11/10/2001 TGĐ NHNo&PTNT VN ký văn bản số 3056/NHNo-QHQT hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm trong hệ thống NHNo.
Mở L/C trả chậm: các quy định giống quy định ở (a), ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định:
- Đối với L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 1 năm): TGĐ NHNo uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh đƣợc quyết định mở L/C trả chậm trong phạm vi phán quyết mức cho vay tối đa với một khách hàng. Nếu vƣợt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh phải lập hồ sơ trình TGĐ quyết định.
- Đối với L/C trả chậm trung và dài hạn (thời hạn trên 1 năm): phải có văn bản của Ngân hàng nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài. TGĐ yêu cầu các chi nhánh phải lập hồ sơ trình TGĐ NHNo quyết định.
2.2.1.5 Bảo lãnh nhận hàng
Khi bộ chứng từ chƣa về ngân hàng, khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn đường biển do khách hàng nhận trực tiếp để đi nhận hàng.
Điều kiện để Ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng/ký hậu vận đơn:
- Khách hàng có Giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng/ký hậu vận đơn kiêm Giấy cam kết trả tiền khi nhận đƣợc chứng từ tại Ngân hàng kể cả khi chứng từ không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C.
- Xuất trình 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc bản sao vận đơn hàng không, 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp, thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để NHNo phát hành thƣ bảo lãnh nhận hàng.
Hoặc:
Xuất trình bản gốc vận đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp để NHNo ký hậu vận đơn hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng trong trường hợp vận đơn hàng không ghi người nhận là NHNo.
2.2.1.6 Tài trợ theo phương thức nhờ thu
Tài trợ theo phương thức nhờ thu tại NHNo&PTNT VN được thực hiện theo Quyết định 1998/NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 thay thế QĐ số 477/NHNo- QHQT ngày 7/6/2001 và QĐ sửa đổi số 539/NHNo-QHQT ngày 6/6/2003.
a, Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu
Để đƣợc tài trợ nhờ thu hàng xuất, khách hàng phải gửi Thƣ cho ngân hàng yêu cầu đƣợc tài trợ. Mẫu Thƣ yêu cầu tài trợ cùng với nội dung do NHNo soạn thảo và đƣợc in sẵn thành những điều khoản có tính tiêu chuẩn. Khách hàng tuỳ theo nhờ thu của mình và yêu cầu tài trợ mà điền vào mẫu cho thích hợp.
NHNo chỉ thực hiện tài trợ nhờ thu hàng xuất dưới hình thức chiết khấu truy đòi. Điều kiện để NHNo thực hiện chiết khấu truy đòi đối với chứng từ nhờ thu:
+ Khách hàng mở tài khoản và có quan hệ giao dịch thường xuyên tại NHNo; vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh.
+ Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam + Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền NHNo đã chiết khấu trong trường hợp người trả tiền từ chối thanh toán
+ Đơn xin chiết khấu có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng
+ Đối với nhờ thu D/P: toàn bộ vận đơn gốc đƣợc xuất trình qua NHNo; đối với nhờ thu D/A: chỉ thực hiện chiết khấu sau khi ngân hàng thu hộ/ ngân hàng xuất trình đã xác nhận số tiền phải thanh toán và đảm bảo trả tiền vào ngày đáo hạn.
Thủ tục chiết khấu
+ Căn cứ vào điều kiện chiết khấu, Phòng Thanh toán quốc tế đề xuất ý kiến và tỷ lệ chiết khấu chuyển Phòng Tín dụng.
+ Căn cứ hạn mức tín dụng cho phép và khả năng tài chính của khách hàng, phòng Tín dụng lãnh đạo chi nhánh quyết định. Tỷ lệ chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ.
b, Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu
Với điều kiện thanh toán D/P, nhà nhập khẩu phải thanh toán khoản nhờ thu mới nhận đƣợc hàng hoá để bán lại cho bên thứ ba; do đó, nhà nhập khẩu có thể cần
đến một khoản tài trợ để thanh toán hối phiếu trả ngay cho đến khi có thu nhập từ bán hàng.
Nguyên tắc cơ bản trong tài trợ nhờ thu nhập khẩu:
+ Bảo đảm bằng bộ chứng từ nhập khẩu: nhà nhập khẩu cam kết thế chấp toàn bộ chứng từ nhờ thu trong đó có chứng từ vận tải sở hữu hàng hoá cho ngân hàng.
+ Bảo đảm bằng hàng hoá trong kho: Nhà nhập khẩu đƣợc ngân hàng uỷ thác nhận hàng và lưu kho. Hàng hoá lưu kho phải đứng tên chủ hàng là ngân hàng, và chỉ ngân hàng mới có quyền ra lệnh xuất hàng khỏi kho.
+ Xuất hàng trên cơ sở giấy uỷ thác bán hàng cho nhà nhập khẩu: mỗi lần xuất hàng ra khỏi kho phải căn cứ vào giấy uỷ thác của ngân hàng.
2.2.1.7 Hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một kênh cung cấp vốn rất hữu ích cho doanh nghiệp thiếu vốn cần nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vân chuyển,.. phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này phát triển, ngày 2/5/2001 Chính phủ ký Nghị định số 16/2001/NĐ-CP v/v tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính; ngày 6/9/2001 Thống đốc NHNN Việt Nam ký thông tƣ số 08/2001/TT- NHNN v/v hướng dẫn thực hiện Nghị định 16 của Chính phủ. Trên cơ sở các văn bản pháp lý này, ngày 15/4/2002 Chủ tịch HĐQT NHNo đã ký QĐ số 90/QĐ- HĐQT-QLDN v/v ban hành quy định về nghiệp vụ cho thuê tài chính của NHNo.
- Nguyên tắc cho thuê:
+ Tài sản cho thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê; Bên thuê đƣợc quyền quản lý, sử dụng theo mục đích thuê, bảo dƣỡng tài sản thuê theo Hợp đồng đã đƣợc ký kết.
Bên thuê chịu trách nhiệm trước Bên cho thuê và pháp luật về việc quản lý, sử dụng và bảo dƣỡng tài sản thuê.
+ Bên thuê phải thanh toán tiền thuê đầy đủ, đúng hạn theo cam kết ghi trong Hợp đồng.
+ Bên thuê đƣợc quyền chọn mua lại hoặc tiếp tục thuê sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng.
- Điều kiện cho thuê
+ Bên thuê phải đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành, có thời gian hoạt động còn lại tối thiểu bằng thời hạn thuê tài chính.
+ Bên thuê phải có dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sông khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Bên thuê phải cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tài chính của mình và tài sản thuê theo yêu cầu của Bên cho thuê.
- Tài sản cho thuê: là tài sản còn mới hoặc đã qua sử dụng đƣợc Bên thuê sử dụng để phục vụ cho hoạt động của mình, gồm: Phương tiện vận chuyển thuỷ, bộ, hàng không; Máy móc, thiết bị thi công; Dây chuyền sản xuất, thiết bị lẻ trong dây chuyền đồng bộ; Thiết bị gắn liền với bất động sản; Trang thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, điện toán, vui chơi giải trí, viễn thông, y tế; Các động sản khác không bị pháp luật cấm.
- Số tiền cho thuê
Số tiền cho thuê bằng giá mua và các chi phí có liên quan để hình thành và có đƣợc tài sản cho thuê.
Giá mua tài sản là giá đƣợc ghi trên hoá đơn bán hàng của Bên cung ứng hoặc căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Các chi phí liên quan đến tài sản thuê nhƣ: thuế, chi phí nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, giao nhận, vận chuyển, giám định, tƣ vấn kỹ thuật...
- Thời hạn cho thuê
+ Thời hạn cho thuê tính từ khi Bên thuê nhận tài sản thuê cho đến khi Bên thuê trả hết tiền thuê theo hợp đồng đã ký kết hoặc hai Bên thống nhất thanh lý Hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Thời hạn cho thuê: căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án thuê, thời gian khấu hao của tài sản thuê, khả năng trả nợ của bên thuê và nguồn vốn cho thuê của công ty. Thời hạn cho thuê phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đối với tài sản mới: thời hạn cho thuê tối thiểu là 1 năm, tối đa bằng thời hạn thu hồi vốn của dự án thuê nhƣng tối đa không vƣợt quá thời gian khấu hao của tài sản đó theo quy định của Bộ tài chính.
Đối với tài sản đã qua sử dụng: thời hạn cho thuê phù hợp với tình trạng kỹ thuật và công năng thực tế của tài sản đó nhƣng không vƣợt quá thời gian khấu hao còn lại của tài sản đó theo quy định của Bộ tài chính.
- Quyền phán quyết cho thuê tài chính
Giám đốc Công ty tài chính đƣợc quyết định dƣ nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng thuê không vượt quá 30% vốn tự có của Công ty tài chính. Trường hợp dƣ nợ cho thuê vƣợt 30% vốn tự có, Giám đốc công ty tài chính báo cáo TGĐ để trình cấp có thẩm quyền.
2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN trong thời gian qua