Để những giải pháp nêu trên có tính khả thi đƣợc áp dụng thực tế tại NHNo, NHNo cần đƣợc sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành cao hơn.
3.4.1 Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán Khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, các hoạt động kinh tế đòi hỏi tính pháp lý
một cách chặt chẽ, ổn định và đồng bộ, đảm boả cho các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng. Đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam lại càng đòi hỏi bức xúc về sự hoàn thiện môi trường pháp lý. Thực tế đối với chúng ta hiện nay đang gặp phải một khó khăn: thiếu kinh nghiệm, thiếu các điều kiện để xây dựng các chế tài mới phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế theo xu hướng nền kinh tế mở. Do vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp luật ở nước ta hiện nay là quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa xây mới, vừa hoàn thiện, bổ sung, vừa chú ý tổng kết kinh nghiệm trong nước, vừa tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.
Để cải thiện môi trường pháp lý đòi hỏi, một mặt phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản, ra quyết định nhƣ quyết định thành lập doanh nghiệp, thẩm định phê duyệt các dự án đầu tƣ, xét duyệt các hồ sơ bảo lãnh vay vốn,...; mặt khác phải từng bước đưa các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn bằng việc triển khai đồng bộ giữa các cơ quan pháp luật nhà nước.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai. Một số dự án tài trợ tại NHNo phục vụ cho nông nghiệp nông thôn để xây dựng nhà máy phục vụ sản xuất mặt hàng xuất khẩu nên có liên quan trực tiếp đến các chính sách về đất đai, trong khi luật đất đai hiện nay đang còn nhiều bất cập.
Sớm ban hành luật sở hữu, liên quan đến việc xác định sở hữu của chủ thể khi tham gia sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động ngân hàng, luật sở hữu rất quan trọng vì ảnh hưởng đến việc thu hồi và phát mại tài sản thế chấp. Hiện nay, có nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu đối với tài sản thiết bị máy móc thực hiện trong nghiệp vụ cho thuê. Các công ty cho thuê tài chính rất khó quản lý tài sản cho thuê.
Xử lý tài sản thế chấp nhất là bất động sản còn nhiều vướng mắc, thủ tục pháp lý quá nhiều phiền hà, chập chạp. Các cơ quan pháp luật nhƣ nhƣ Công an, Toà án, Viện kiểm soát,.. cần phải có quan điểm khách quan, công bằng trong xử lý các quan hệ kinh tế nhƣ tài sản thế chấp giữa ngân hàng và khách hàng.
Hoàn thiện quản lý nhà nước về thị trường và thương mại. Chính sách thương mại chưa ổn định, gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện tài trợ thương mại quốc tế. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập khẩu nhưng năm sau lại không cho phép nhập khẩu, giá cả hàng hoá biến động liên tục làm cho
ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp xuất nhập khẩu rơi vào tình trạng khó khăn. Định hướng kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng nhƣ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất-nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch rất khó quản lý. Hầu hết quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước tham gia mua bán tiểu ngạch đều dưới dạng thanh toán bằng tiền mặt, mặc dù NHNo đã ký với với các ngân hàng Trung quốc hợp đồng thanh toán biên mậu theo phương thức bù trừ. Để hạn chế mua bán nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, Nhà nước cần ban hành các quy định quản lý hoạt động này, quy định trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp XNK tiểu ngạch.
3.4.2 Hình thành quỹ rủi ro và chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nông nghiệp
Hiện nay, một số dự án tài trợ thương mại quốc tế của NHNo phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, cho nông dân nên đầu tƣ vào lĩnh vực này chịu rủi ro rất lớn. Để đảm bảo lợi ích cho nhà tài trợ (ngân hàng) và khách hàng (nông dân) vay vốn tài trợ, Nhà nước hình thành quỹ rủi ro nông nghiệp để đảm bảo lợi ích cho các bên khi xảy ra rủi ro. Quỹ này đƣợc hình thành trên cơ sở nguồn thu thuế nông nghiệp, thuế sử dụng đắt và khoản nộp thuế của NHNo, và kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ này được sử dụng khi có thiên tai, bệnh dịch làm ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Mục đích của quỹ nhằm bù đắp một phần thiệt hại cho khách hàng (nông dân, doanh nghiệp) để họ sớm khôi phục sản xuất.
Ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhƣ chính sách khuyến nông, tổ chức quỹ ổn định các mặt hàng xuất khẩu góp phần tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho kinh tế hộ để thúc đẩy nông dân đầu tư sản xuất mặt hàng nông nghiệp chủ lực như gạo, cao su, điều,... phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.4.3 Chính phủ, các Bộ ngành sớm bổ sung vốn tự có cho NHNo&PTNT VN đảm bảo tỷ lệ an toàn quốc tế
Vốn tự có là một trong các điều kiện quan trọng bảo đảm Tổ chức tín dụng huy động hiệu quả, an toàn. Theo thông lệ quốc tế, CAR (hệ số an toàn vốn) bằng tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro của NHTM, tối thiểu là 8%. Trong khi đó, tới nay vốn tự có của các NHTM VN trong đó có NHNo rất thấp. Chính phủ đã nhiều lần cấp bổ sung nâng vốn tự có của NHNo từ 2.200 tỷ/năm 2002; 5.300 tỷ/năm 2003; 6.113 tỷ/năm 2004 và 7.702 tỷ/năm 2005.
Trong các Hiệp định dự án, các Tổ chức quốc tế nhƣ WB, ADF, ADB,… yêu cầu phía Việt Nam cam kết phải nâng vốn tự có cho NHNo bảo đảm tới năm 2007 hệ số an toàn vốn CAR là 8%. Nếu không đạt đƣợc thì các dự án sẽ bị hoãn lại, thậm chí bị huỷ bỏ và không có dự án mới. Do vậy, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN cần có biện pháp mạnh và nhanh chóng tăng vốn tự có cho NHNo, tới năm 2010 đạt tối thiểu là 13.500 tỷ đồng. Hiện nay, việc bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại là thấp, NHNo sẽ phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn bổ sung từ Chính phủ để tăng vốn tự có. Trong khi Ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, đề nghị có thể áp dụng các biện pháp sau để tăng vốn tự có cho NHNo:
- NHNo cần đƣợc sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, các bộ ngành hữu quan trong việc cấp vốn bổ sung, giải quyết nợ tồn đọng liên quan đến các khoản vay chỉ định, cho vay doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại,…
- Ngân hàng nhà nước cho NHNo thực hiện giải pháp tăng vốn bằng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Việc phát hành trái phiếu này đảm bảo tính hấp dẫn, tính thanh khoản của trái phiếu.
- Cho phép NHNo tiến hành cổ phần hoá một số công ty thuộc NHNo và chi nhánh cấp I để huy động thêm vốn.
- Bộ tài chính cho phép NHN để lại phần lợi hàng năm bổ sung vốn tự có.
- Lựa chọn đối tác chiến lƣợc để tăng vốn (khi đƣợc phép).
3.4.4 Chính sách bảo hiểm xuất khẩu
Một số hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chịu nhiều thua thiệt đặc biệt các hàng nông sản chủ yếu là do thiếu vốn, cơ chế chính sách. Việt Nam nên vận dụng một số chương trình tài trợ xuất khẩu kết hợp với bảo hiểm tín dụng như:
- Chương trình tài trợ xuất khẩu ngắn hạn dành cho doanh nghiệp nhỏ: nhiều doanh nghiệp nhỏ thường gặp phải khó khăn trong việc tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu do họ không thể cung cấp bảo đảm tín dụng đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng tài trợ. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp này.
- Chương trình tài trợ sau xuất khẩu, thực hiện tài trợ bảo hiểm rủi ro quốc gia và thương mại với hầu hết khoản tín dụng ngắn hạn cấp cho các thương vụ xuất khẩu hàng tiêu dùng, hàng hoá, thiết bị rời, và các loại khác với kỳ hạn trả chậm.
- Chương trình tín dụng tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu (Tín dụng người cung ứng): áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc bán ra nước ngoài các dịch vụ kỹ thuật như bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, kỹ thuật giám sát trong việc lắp đặt và vận hành nhà máy, công trình xây dựng,..
- Chương trình tài trợ xuất khẩu gián tiếp qua người mua (Tín dụng người mua): áp dụng cho người mua nước ngoài vay trung và dài hạn để mua hàng tư liệu sản xuất của Việt nam. Theo đó, NHTM lập hợp đồng tín dụng với người mua nước ngoài, cho phép nhà xuất khẩu Việt nam đƣợc thanh toán khi thực hiện giao hàng.
Để tài trợ dạng này, ngân hàng phải khẳng định tính khả thi về kỹ thuật, marketing, tài chính và kinh tế của dự án
- Chương trình tái tài trợ: các ngân hàng sẽ cấp tín dụng trung và dài hạn cho các ngân hàng nước ngoài có uy tín, các ngân hàng này sẽ dùng nguồn tài trợ này để cấp các khoản vay trung và dài hạn cho người mua nước ngoài để mua tư liệu sản xuất của Việt Nam chế tác.
3.4.5 Cơ chế chính sách ngoại hối
Từng bước thông thoáng chính sách ngoại hối, thu hút tối đa nguồn ngoại tệ vào trong nước. Để làm đƣợc điều này cần:
- Nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng để có thể đảm đương được các nhiệm vụ chuyển tiền, thanh toán ngoại hối cho khách hàng một cách thuận lợi nhất
- Nghiên cứu thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài và ngoại tệ vào Việt Nam thông qua kênh huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế và thị trường chứng khoán trong nước.
- Luật hoá các hoạt động ngoại hối bao gồm các hoạt động đầu tƣ, vay và cho vay, bảo lãnh, mua và bán các giao dịch khác về ngoại hối.
Sử dụng tối đa nguồn ngoại tệ sẵn có trong nước và hạn chế hợp lý tình hình gửi ngoại tệ ra nước ngoài.
Tình trạng các NHTM thay vì cho các dự án trong nứoc vay vốn bằng ngoại tệ số ngoại tệ huy động đƣợc để đầu tƣ phát triển lại đem gửi số ngoại tệ huy động được này ra nước ngoài một cách quá mức cần thiết. Nguyên nhân là thiếu các dự án hấp dẫn và có hiệu quả; và chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá có vấn đề chƣa tạo thuận lợi. Để làm đƣợc điều này cần:
- Hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ xuống mức hợp lý nhằm tạo ra sự cân bằng giữa lãi thu được nhờ gửi và cho vay bằng ngoại tệ tương ứng với lãi thu đƣợc nhờ gửi và cho vay bằng VNĐ
- Có cơ chế chính sách thích hợp để các NHTM có thể thay vì phải nhận nợ trả bằng ngoại tệ nhƣ số ngoại tệ đã vay và các doanh nghiệp, các dự án đầu tƣ phải đi mua ngoại tệ về trả cho các NHTM thì các NHTM có thể nhận trả nợ bằng VNĐ.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản về chính sách quản lý ngoại hối, cần thực hiện một số giải pháp:
- Hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm các hoạt động giao dịch ngoại hối diễn ra ở thị trường là hợp pháp và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
- Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối. Ngân hàng nhà nước phải thực hiện tốt chức năng người mua, bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bảo đảm cung cầu ngoại tệ luôn cân bằng.
- Hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. NHNN cần nghiên cứu và cho áp dụng thêm một số công cụ của thị trường như quyền chọn (Option) và hoàn thiện các công cụ đã có gồm giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,...