Tình hình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN

Một phần của tài liệu Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 37 - 55)

2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN

2.2.2.2 Tình hình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHNo&PTNT VN

Ngay trong những năm đầu chuyển hướng hoạt động ngân hàng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, tháng 2/1992, cùng với một số NHTM khác (Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng công thương,…), NHNo được Thống đốc NHNN cho phép thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng các nghiệp vụ mới có tính quốc tế trong đó có nghiệp vụ tài trợ TMQT theo hướng của một NHTM hiện đại.

Qua 14 năm triển khai thực hiện, NHNo đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực tài trợ TMQT.

Thứ nhất, NHNo đã bước đầu thành công với mục tiêu đa dạng hoá dịch vụ sản phẩm bằng sự ra đời và khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của hàng loạt nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế như: tín dụng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, biên mậu, thuê mua tài chính, huy động ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng cá nhân khác (thẻ tín dụng, kiều hối, thu đổi ngoại tệ…)

Kết quả hoạt động một số nghiệp vụ tài trợ TMQT tính đến năm 2005 nhƣ sau:

- Về nguồn vốn: đạt 1.530 triệu USD gồm nguồn vay của TCTD, nguồn từ TCKT và huy động từ dân cƣ - chiếm 14% tổng nguồn vốn của NHNo. Đến nay,

những đơn vị trong hệ thống NHNo có nguồn tiền gửi ngoại tệ của khách hàng lớn nhất gồm: CN Sài Gòn, CN Mạc Thị Bưởi, CN Láng Hạ, Sở Giao dịch,…

Về nguồn vốn tiết kiệm ngoại tệ, những đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống gồm: Sở Giao dịch, CN Hà Nội, CN Láng Hạ, Chi nhánh Thăng Long. Toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống NHNo đều đã triển khai huy động tiết kiệm ngoại tệ.

- Về tín dụng ngoại tệ: dƣ nợ ngoại tệ đạt 982,6 triệu USD, chiếm 11,5% dƣ nợ; trong đó 52,8% là dƣ nợ cho vay trung và dài hạn.

- Hoạt động bảo lãnh: Phần lớn các dự án do NHNo bảo lãnh vay vốn nước ngoài để nhập khẩu máy móc thiết bị đều phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, không phát sinh dƣ nợ cho vay bắt buộc, các dây chuyền máy móc, thiết bị đƣợc lắp đặt đƣa vào vận hành, sản xuất đều phát huy đƣợc hiệu quả cao.

Nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh: số dƣ bảo lãnh bằng ngoại tệ năm 2003: 20,3 triệu USD; năm 2004: 37,5 triệu USD; năm 2005: 41,2 triệu USD trong đó chủ yếu là bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Hoạt động thanh toán quốc tế: doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 đạt 5,4 tỷ USD (chƣa kể thanh toán biên mậu)

Bảng số 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2000-2005 Đơn vị: triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

XK 800 903 706 907 1725 1672

NK 2000 1025 1320 2022 3125 3815

(Nguồn: Ban Quan hệ quốc tế - NHNo&PTNT VN) Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu toàn hệ thống NHNo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 34.8%/năm giai đoạn 1998-2005. Năm 2005, doanh số đạt 128%

so với năm 2004, chất lƣợng thanh toán hàng xuất nhập khẩu toàn hệ thống đƣợc nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng của NHNo.

Tuy nhiên, thanh toán hàng nhập khẩu có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với thanh toán xuất khẩu trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của NHNo, gây ra sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do cơ cấu khách hàng của NHNo chƣa hợp lý, chủ yếu là khách hàng nhập khẩu.

- Hoạt động thanh toán biên giới: NHNo là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên triển khai nghiệp vụ thanh toán biên giới bằng đồng Việt nam và Nhân dân tệ với các Ngân hàng thương mại Trung quốc. Đến nay toàn hệ thống NHNo đã có 5 chi nhánh thực hiện thanh toán biên giới với các Ngân hàng thương mại Trung quốc bằng VNĐ và CNY là Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng. Hoạt động thanh toán biên giới của NHNo luôn giữ nhịp độ tăng trưởng nhanh và đảm bảo an toàn. Hầu hết các chi nhánh NHNo khu vực biên giới Việt- Trung đã triển khai thành công thanh toán biên giới qua mạng SWIFT, làm tăng tính an toàn và tốc độ thanh toán, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đƣợc ngân hàng đối tác đánh giá cao.

Thực hiện chủ trương đa phương hoá trong hợp tác kinh doanh, NHNo tiếp tục mở rộng quan hệ thanh toán biên giới với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc. Năm 2004, đã có 3 Chi nhánh Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh ký thoả thuận thanh toán với Bank of China; Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc, đƣa số Ngân hàng đối tác Trung Quốc lên 4 ngân hàng.

Hiện nay, hoạt động thanh toán biên giới đã đƣợc NHNo chú trọng mở rộng, góp phần đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.

Bảng số 2.5: Doanh số thanh toán biên giới giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: triệu CNY

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

XK 354 659 882 3254 2566 4052

NK 369 409 1050 2043 1010 923

(Nguồn: Ban Quan hệ quốc tế - NHNo&PTNT VN) - Về hợp tác quốc tế: NHNo luôn chú trọng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên thế giới. Số lƣợng các ngân hàng đại lý của NHNo tăng dần qua các năm.

Bảng số 2.6: Số liệu các ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT VN

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số NH đại lý 657 702 784 888 900 915

(Nguồn: Ban Quan hệ quốc tế - NHNo&PTNT VN) - Nghiệp vụ cho thuê tài chính: NHNo hiện tại có hai công ty cho thuê tài chính đó là: Công ty cho thuê tài chính I và II. Từ khi thành lập tới nay, dƣ nợ cho thuê của hai công ty cho thuê tài chính tăng nhanh qua các năm, mặc dù trong điều kiện thị trường cạnh tranh khó khăn, các hành lang pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động công ty cho thuê tài chính còn chƣa thiếu. Tuy nhiên, các công ty cho thuê tài chính của NHNo cũng có nhiều thuận lợi trong việc tạo điều kiện vay vốn của các chi nhánh thuộc NHNo và không cần phải thực hiện kỹ quỹ khi thực hiện tài trợ cho khách hàng (ví dụ: mở L/C nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho phát hành bảo lãnh,...)

Hoạt động chủ yếu của hai công ty là huy động vốn; cho thuê máy móc, thiết bị; dây chuyền sản xuất; phương tiện vận chuyển thủy, bộ;... Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của Công ty cho thuê tài chính I và II đạt 245 tỷ đồng; tổng dƣ nợ cho thuê của hai Công ty đạt 1.620 tỷ đồng với tổng doanh thu đạt 130 tỷ đồng. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động, tổng dƣ nợ cho thuê và tổng doanh thu của cả hai Công ty đều tăng mạnh; tổng nguồn vốn huy động đạt 390 tỷ đồng (tăng 59% so với năm 2003), tổng dƣ nợ cho thuê đạt 2.800 tỷ đồng (tăng 72,8% so với năm 2003) và tổng doanh thu đạt 230 tỷ đồng (tăng 77,3% so với năm 2003).

Đơn vị: tỷ đồng

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Nguồn vốn huy động

Tổng d- nợ cho thuê

Tổng doanh thu

Cty CTTC I Cty CTTC II

Hình số 2.3: Số liệu năm 2004 của công ty cho thuê tài chính I và II Thứ hai, phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đã góp phần tăng thêm tiềm lực, năng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần của NHNo. Thông qua các hoạt động về tài trợ thương mại quốc tế, NHNo đã từng bước tiếp cận và làm quen với các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận ngày càng nhiều các dự án nước ngoài cũng như đủ khả năng đảm đương vai trò đầu mối cho các hoạt động đồng tài trợ. Mặt khác, cũng thông qua những hoạt động này, ngày càng phát triển hơn các hoạt động ngoại tệ. Từ khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế, NHNo đã nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của nhiều ngân hàng nước ngoài, với hàng nghìn lượt cán bộ của NHNo được tham gia chương trình đào tạo, hội thảo tổ chức trong và ở ngoài nước, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng xử lý nghiệp vụ của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ tài trợ.

Thứ ba, thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, uy tín của NHNo ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tin tưởng vào các giao dịch tài trợ do NHNo&PTNT VN thực hiện, doanh số thanh toán và bảo lãnh nước ngoài của NHNo tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Trong quý I/2004, NHNo đã được hai ngân hàng nước ngoài trao giải thưởng: Giải thưởng “Thanh toán quốc tế và quản trị vốn” do HSBC trao tặng và Giải thưởng bạch kim cho “Đối tác thương mại tốt nhất khu vực châu Á” do Standard Chartered Bank trao tặng. Đây là những giải thưởng đầu tiên mà NHNo nhận được từ các ngân hàng nước ngoài kể từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ tài trợ TMQT.

2.2.3. Những tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và nguyên nhân tồn tại

a, Những vấn đề còn tồn tại

- Những quy định pháp lý về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Những quy định pháp lý về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế chưa đầy đủ nên việc thi hành các chính sách tài trợ tại NHNo gặp nhiều khó khăn và có hiệu lực chƣa cao.

+ Tài trợ nhập khẩu: hạn chế thực hiện thế chấp bằng chính lô hàng nhập khẩu.

+ Tài trợ xuất khẩu: chƣa mở rộng, phát triển nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu cũng nhƣ tài trợ thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu. NHNo chưa áp dụng hình thức mua ngay hối phiếu trả chậm của các doanh nghiệp xuất khẩu như các ngân hàng Hàn quốc thường áp dụng (EUBB - Export Usance Bill Bought). Hiện nay NHNo chỉ cho phép chiết khấu tối đa 95%

giá trị bộ chứng từ xuất khẩu và đối với các hối phiếu trả chậm, NHNo chỉ chiết khấu khi nhận đƣợc chấp nhận thanh toán của Ngân hàng phát hành L/C.

+ Tài trợ cho thuê tài chính: đối tƣợng thuê mua hiện hành còn hạn chế. Đối tượng của hợp đồng thuê mua tài chính là “Phương tiện vận chuyển thuỷ, bộ, hàng không, máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất, thiết bị lẻ trong dây chuyền đồng bộ; Thiết bị gắn liền với bất động sản; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị điện tử, điện toán, vui chơi giải trí, viễn thông, y tế; các động sản khác không bị pháp luật cấm”, nhƣ vậy chƣa quy định đối với cho thuê bất động sản. Hiện nay, trên thị trường các nghiệp vụ thuê bất động sản giữa các cơ quan xí nghiệp trong và ngoài nước rất phát triển như cho thuê văn phòng làm việc, thuê kho bãi để xe, thuê đất trong các Khu công nghiệp và Khu chế xuất.

+ Các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn khi Ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bởi vì những tài sản thế chấp của các doanh nghiệp quốc doanh thường là đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… thuộc sở hữu nhà nước nên Ngân hàng không thể giải chấp để thu hồi vốn vay trong trường hợp doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay.

+ Hoạt động bảo lãnh quốc tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền kinh tế.

Một số quy định về bảo lãnh chƣa phù hợp với thực tiễn. Quy định hạn mức bảo lãnh cho một khách hàng vẫn còn ở mức thấp (không vƣợt quá 10% vốn tự có).

Công tác thẩm định dự án bảo lãnh còn nhiều bất cập nhƣ thông tin số liệu làm căn cứ tính toán phục vụ cho thẩm định dự án chƣa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về hiệu quả kinh tế cũng nhƣ tính khả thi của dự án; tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp chƣa có bộ phận chuyên trách thực

hiện; các số liệu lập thường chỉ là ước tính, cảm tính, chưa áp dụng toán học vào tính toán và dự báo.

- Năng lực tài chính còn hạn chế

Hiện nay, NHNo tuy đã đƣợc Ngân hàng thế giới đánh giá là định chế tài chính thành công nhất trong cho vay hộ nông dân xét ở góc độ chi phí trên một khoản vay, song kết quả đánh giá xếp hạng của các tổ chức quốc tế đối với NHNo về năng lực tài chính là hạng B. Theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, để đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn 8% vào năm 2006, bên cạnh các biện pháp bổ sung vốn tự có bằng vốn điều lệ cộng thêm các quỹ dự trữ, tích cực xử lý nợ tồn đọng, NHNo phải tăng lãi suất cho vay. Cụ thể, lãi suất cho vay hộ nông dân cần ở mức từ 1,2% đến 1,5%/tháng.

Tính đến 31/12/2000, NHNo có số nợ tồn đọng là trên 8.000 tỷ đồng trong đó: nợ mía đường là hơn 3.000 tỷ đồng, nợ tồn đọng được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg là hơn 5.100 tỷ đồng.

Nợ quá hạn của NHNo: 2.425 tỷ đồng/năm 2004, chiếm 1,74% tổng dƣ nợ;

2.971 tỷ đồng/năm 2005, chiếm 1,65% tổng dƣ nợ.

Nợ xấu của NHNo: 3.386 tỷ đồng/năm 2004, chiếm 2,43% tổng dƣ nợ; 4.141 tỷ đồng/năm 2005, chiếm 2,3% tổng dƣ nợ.

Kết quả xử lý nợ tồn đọng đến 31/12/2005 là 5.454 tỷ đồng đạt 99% (Nhóm 1: 140 tỷ đồng; Nhóm 2: 3.108 tỷ đồng; Nhóm 3: 2.106 tỷ đồng), trong đó: Ngân sách cấp trên 2.000 tỷ đồng; Xử lý quỹ dự phòng rủi ro: trên 1.300 tỷ đồng; thu hồi trên 1.650 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNo còn tự giải quyết giảm nợ mía đường gần 2.650 tỷ đồng bằng việc thu nợ và bằng xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro. Đến ngày 31/12/2005, vốn tự có là 7.702 tỷ đồng gồm vốn điều lệ và qua 4 đợt đƣợc cấp vốn bổ sung từ nguồn trái phiếu chính phủ.

Quy mô nguồn vốn ngoại tệ của NHNo hiện nay còn nhỏ, đến cuối năm 2005 nguồn vốn ngoại tệ đạt khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm 12% tổng nguồn vốn, trong đó tỷ trọng huy động từ dân cƣ chiếm 45,7%. Cơ cấu nguồn vốn chỉ có 33,3% huy động từ các tổ chức kinh tế, là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất bình quân đầu vào của NHNo cao hơn các ngân hàng thương mại khác. Quy mô nguồn vốn ngoại

tệ nhỏ, lãi suất đầu vào cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, năng lực đầu tƣ, khả năng thanh khoản, nguồn ngoại tệ có thể bán ứng trước và nguồn vốn kinh doanh trên thị trường ngoại hối của NHNo.

Thực trạng trên cho thấy, năng lực tài chính của NHNo còn hạn chế, dù có vốn điều lệ lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam (khoảng 400 triệu USD), tỷ lệ an toàn vốn CAR mới chỉ đạt gần 5%. So với các ngân hàng trung bình ở khu vực, thì vốn của NHNo vẫn còn rất thấp. Năng lực tài chính là vấn đề cốt lõi của quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu minh bạch về tài chính. Các nhà đầu tƣ đều quan tâm đến đánh giá xếp hạng của đối tác. Muốn cải thiện đƣợc hình ảnh của mình, NHNo phải nâng cao đƣợc vị thế thông qua cải thiện năng lực tài chính, thể hiện ở các chỉ số tài chính. Đây chính là nhân tố thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại quốc tế không ngừng phát triển tại NHNo.

- Công tác thẩm định dự án

Để thẩm định một dự án, cán bộ trực tiếp thẩm định tại NHNo phải thẩm định các nội dung cơ bản sau :

a, Hồ sơ của khách hàng

Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, từng khách hàng vay vốn mà xem xét các tài liệu sau: Quyết định thành lập doanh nghiệp (áp dụng đối với DNNN) ; Điều lệ doanh nghiệp (Trừ doanh nghiệp tƣ nhân) ; Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ, Giám đốc, Kế toán trưởng ; Đăng ký kinh doanh ; Giấy phép hành nghệ (đối với những ngành nghề quy định phải có) ; Biên bản góp vốn, danh sách thành viên ( Công ty cổ phẩn, Công ty TNHH, công ty hợp danh) ; Biên bản họp Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên về việc thống nhất vay vốn ngân hàng (công ty cổ phần, công ty TNHH) ; Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng ; Kế hoạch sản xuất kinh doanh ; Báo cáo thực hiện SXKD kỳ gần nhất ; Dự án và phương án SXKD ; Các chứng từ có liên quan khác ; Các hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định ; Giấy đề nghị vay vốn.

b, Nội dung thẩm định

+ Năng lực pháp lý của khách hàng

+ Tình hình tài chính của khách hàng : Các hệ số tài chính cần quan tâm ; Tình hình công nợ, trong đó : Nợ vay các NHTM, vay NHNo, nợ quá hạn… ;

+ Các vấn đề liên qan trực tiếp tới dự án : Cơ sở pháp lý của dự án ; Địa điểm tổ chức thực hiện dự án và những vấn đề liên quan đến đất đai ; Quy mô và sản phẩm của dự án ; Vấn đề thị trường (thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, các dự báo về thị trường tương lai) ; tình hình tài chính của dự án (nhu cầu vốn, nguồn vốn, hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ) ; Công nghệ máy móc, thiết bị ; Tổ chức quản lý, điều hành ; những rủi ro mà dự án có thể gặp nhƣ rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về giá cả, tỷ giá, thị trường,… ; Biện pháp bảo đảm tiền vay.

c, Nhận xét đánh giá và ý kiến cán bộ thẩm định + Nhận xét tổng quan qua thẩm định

+ Đề xuất cho vay hay không cho vay + Biện pháp bảo đảm tiền vay

Hiện nay, công tác thẩm định dự án của NHNo vẫn còn một số tồn tại, đó là :

 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp khi tiến hành thẩm định chỉ mới dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp, không kiểm toán tình hình tài chính của người vay. Cho vay một số đơn vị có tình hình khó khăn, chưa đảm bảo điều kiện vay vốn.

 Không thu thập đầy đủ hoặc bỏ qua những báo cáo công nợ của bộ phận thông tin tín dụng hoặc những nguồn tham khảo tín dụng khác ; và chƣa chú trọng đến quá trình thu thập, xử lý, cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến dự án tài trợ TMQT.

 Tình hình thế chấp chƣa đủ điều kiện, chƣa đủ tính pháp lý, chƣa đăng ký giao dịch đảm bảo.

 Ít quan tâm đến công tác kiểm tra định kỳ/đột xuất tài sản kinh doanh của người vay và cán bộ thẩm định không kiểm tra thường xuyên tình trạng khoản vay. Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng thiếu sát sao.

 Việc thẩm định chƣa sát với hiệu quả thực tế của dự án, chƣa đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh để xác định nguồn vốn để trả nợ, đơn vị vay

vốn không có vốn tự có tham gia vào phương án đề nghị ngân hàng tài trợ do nguồn vốn chủ sở hữu đã đầu tƣ cho tài sản cố định hoặc vốn chủ sở hữu âm.

 Các kênh tìm hiểu các vấn đề thị trường phục vụ thẩm định dự án còn hạn chế như thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, dự báo thị trường tương lai,…

Nguyên nhân làm công tác thẩm định dự án của NHNo còn hạn chế do:

+ Trình độ cán bộ thẩm định dự án còn chƣa cao

+ Thông tin, số liệu làm căn cứ tính toán phục vụ cho thẩm định dự án chƣa đầy đủ, thiếu tính chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, tính khả thi của dự án.

+ Các số liệu lập các chỉ số thường là ước tính, do đó kết quả tính toán các điểm hoà vốn, hệ số thu hồi vốn nội tại (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV),… chƣa chính xác.

+ Việc tổng hợp thông tin, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp còn hạn chế.

Chính vì vậy, một số dự án do NHNo tài trợ không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế, máy móc thiết bị nhập khẩu cũ, lạc hậu, các sản phẩm sản xuất không có đầu ra, tiêu thụ chậm, không cạnh tranh đƣợc... dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng trả vốn vay ngân hàng. So với những năm trước đây, NHNo đã tiến 1 bước đáng kể trong xử lý nợ xấu, lành mạnh hoá tình trạng tài chính. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và nợ quá hạn còn cao. Năm 2004, NHNo đã trích lập rủi ro 2.484 tỷ đồng; xử lý rủi ro 1.266 tỷ đồng; thu hồi vốn sau xử lý 529 tỷ đồng và nợ quá hạn chiếm 1,74% tổng dƣ nợ.

- Hợp tác quốc tế

NHNo luôn chú trọng công tác mở rộng quan hệ đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng xuất nhập khẩu của khách hàng cũng như tài trợ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, uy tín của NHNo tại thị trường nước ngoài chưa cao. Một số ngân hàng nước ngoài chưa biết đến NHNo nên thường yêu cầu một ngân hàng nư- ớc ngoài lớn và uy tín khác xác nhận khả năng thanh toán của NHNo. Một vài năm trước đây, một số chi nhánh thuộc NHNo thực hiện tài trợ mở L/C nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu trong nước. Do các cán bộ tác nghiệp đã vận dụng UCP500 không đúng, không nắm vững pháp luật quốc tế, và đã từ chối thanh toán

Một phần của tài liệu Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 37 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)