CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT
2.3. Ưu điểm và nhược điểm về công tác quản trị nhân lực ở xã Quảng Long
*Ưu điểm :
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ được coi là thước đo để đánh giá năng lực trí tuệ của cán bộ đó và cũng là vấn đề trọng tâm đặt ra trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong cơ quan .Trong những năm qua Phòng Nội vụ xã đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình nhất là trong công tác tham mưu cho cấp Uỷ chính quyền về công tác tổ chức bộ máy thi đua khên thưởng ,cải cách hành chính và công tác tôn giáo .
-Phòng cũng tham mưu bổ nhiệm nhiều chức danh từ chính quyền cấp cơ sở đến cấp xã nhằm cải thiện toàn bộ máy chính quyền các cấp ,thực hiện theo
đúng tinh thần Nghị định Chính phủ.
-Phòng ban cũng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao ,không chỉ vậy và còn hoàn thành suất xắc nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.
-Công tác phát triển nguồn nhân lực ở xã Quảng Long đã tác động tích cực đến nền kinh tế ở xã nói chung và từng hộ gia đình ở xã nói riêng,góp phần giảm nguy cơ thất nghiệp ở xã,nâng cao trình độ dân trí ,văn minh và phát triển .Không chỉ vậy phát triển nguồn nhân lực còn góp phần to lớn cho việc đưa xã Quảng Long đi lên đủ tiêu chuẩn để trở thành Thị xã .
-Công tác quản trị nhân lực ở xã Quảng Long có được tổ chức một cách rõ dàng ,cụ thể ;nhiệm vụ được sắp xếp một cách phù hợp ,chính xác với chuyên môn,khả năng và công việc của mỗi cá nhân.Từ đó công việc có hiệu quả và đật thành tích cao .
-Các nội dung,phương phát trát triển nguồn nhân lực ở xã Quảng Long đã có nhiều đổi mới, phù hợp với thời điểm đất nước hội nhập.
-Qua đó cũng thấy được công tác quản trị của các nhà lãnh đạo ở xã Quảng Long không những phù hợp mà còn theo phương pháp lâu dài ,duy trì và phát triển.
- Bên cạnh công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND xã Quảng Long đã quan tâm công tác tạo việc làm cho người lao động.
Các nguồn lực, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm cho người dân ở xã.
- Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức, người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới từ đó có những bước đi đúng đắn trong tương lai.
*Hạn chế:
-Ngoài những mặt tích cực trong công tác quản trị nhân lực của UBND xã Quảng Long thì không thể không tránh được những mặt hạn chế:
-Trong phòng ban công tác phát triển nguồn nhân lực ,đội ngũ cán bộ CBCC có nhiều sáo trộn trong nhiệm vụ chưa được phân chia đều đặn ,nhiều cán bộ công chức viên chức có trình độ đào tạo khác với chuyên môn của phòng.
-Xã Quảng Long là một xã nhỏ trình độ dân trí hay chuyên môn so với cấp thị xã hay huyện không thể so sánh bằng vì vậy các công tác tuyển dụng vào UBND xã Quảng Long vẫn còn nhiều bất cập ,chưa hợp lí theo quy địnhcủa nhà nước ,cjuwa thực sự công bằng và hợp lí.
-Một số cán bộ mới tốt nghiệp đại học mới được tuyển dụng chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vẫn chưa cao .
-Việc phân công,phân cấp trong quản trị nguồn nhân lực còn gặp nhiều bấp cập ,nhiều khi còn chồng chéo giữa các phòng ban trong xã
-Công tác phát triển nguồn nhân lực ở xã nhiều khi còn chạy theo số lượng hơn là việc chú trọng tới chất lượng.
-Công tác phát triển nguồn nhân lực còn nặng về bằng cấp ,hình thức,chưa chú trọng tới thực hành,chưa sát với thực tế.
-Trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở xã Quảng Long còn gặp nhiều bấp cập ,còn xuất hiện những tình trạng tham nhũng ,nhận hối lộ
- Chính sách thu hút người giỏi còn thiếu, chưa thực sự phát huy, chưa sát với thực tế địa phương; chính sách về phát triển chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nên chưa phù hợp với tình hình mới, không đủ sức hấp dẫn để đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho các phòng ban ở xã.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm thường xuyên; trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa gắn với phát triển, bồi dưỡng với nhu cầu sử dụng nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực và từng thời kỳ đổi mới.
-Nền kinh tế của xa chưa thực sự phát triển chưa mạnh, việc làm tạo ra hàng năm thấp hơn so với nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động ở xã;
nhiều sinh viên giỏi, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao ra trường
không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập chưa tương xứng với năng lực chuyên môn nên đi làm việc ngoài xã,huyện,tỉnh còn nhiều .