CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.3. Công tác đào tạo ,bồi dưỡng CBCC cấp xã tại UBND huyện Lộc Bình
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, chính quyền, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Lộc Bình đã được thực hiện dựa trên các cơ sở lý luận chặt chẽ, theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và dựa vào các nội dung hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng được quy định trong Luật Cán bộ Công chức và Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng công chức...
2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2013 và sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đã được quan tâm, đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã. Do vậy đã đạt được những kết quả nhất định: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức xã có nhiều chuyển biến tích cực; hầu hết các công chức chuyên môn đều có trình độ trung cấp trở lên, số cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn song cũng đã được thường xuyên được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ qua đó đã được trang bi những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, xã hội
*. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ Đại học ngày càng tăng,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của dơn vị trên cơ sở đó cân đói kinh phí dược giao hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
*. Khó khăn
Do nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhiều mà khả năng ngân sách được giao hạn chế nên việc hỗ trợ kinh phí đói với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo chưa được kịp thời và đáp ứng chi phí tối thiểu cho quá trình học tập.
Nguồn thu ngân sách huyện thấp do vậy chưa cân đối được nguồn thu để đầu tư riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; chủ yếu là tiết kiệm chi ở những nhiệm vụ chi khác để bổ xung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.hậm
Một số lãnh đạo chư thực sự quan tâm đến công tác cán bộ, nên việc hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo còn chậm và hạn chế về nội dung hỗ trợ.
2.3.2. Kết quả đào tạo cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2011 – 2013:
Trong giai đoạn 2011-2013 UBND huyện Lộc Bình cử đi đào tạo tập trung vào đối tượng cán bộ, công chức cơ sở, đối tượng tạo nguồn; công chức, viên chức cấp huyện chủ yếu là bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo quản lý.Trong 3 năm thực hiện quyết định số 1374QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan, UBND huyện đã cử 1.155 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Theo báo cáo số 20/BC- UBND ngày 24 tháng 01 năm 2014 của UBND huyện Lộc Bình, cụ thể như sau:
* Về đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách - Đào tạo cán bộ, công chức cấp huyện: Đào tạo sau Đại học: 01 người.
- Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, tạo nguồn:
+ Đào tạo Trung cấp: 88 người;
+ Đào tạo Đại học: 01 người.
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, Quản lý nhà nước:
+ Cán bộ, công chức cấp huyện 14 người;
+ Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 363 người.
+ Bồi dưỡng Đại biểu HĐND cấp xã: 654 người.
* Về đội ngũ viên chức
+ Đào tạo sau đại học: 01 người;
+ Đào tạo đại học: 32 người;
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ: 01 người.
( Phụ lục...)
- Về công tác bồi dưỡng:
* Năm 2011
+ 07 cán bộ Phụ nữ xã học lớp Trung cấp Công tác xã hội + 07 cán bộ phụ nữ xã học lớp sơ cấp nghiệp vụ Phụ nữ
* Năm 2012
+ 08 cán bộ Phụ nữ xã học lớp sơ cấp nghiệp vụ Phụ nữ + 28 công chức cấp xã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QSCS
+ 654 Đại biểu HĐND cấp xã hộc lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND
* Năm 2013
+ 37 cán bộ cấp xã hộc lớp bồi dưỡng công tác Đảng
+ 26 công chức cấp xã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phòng + 35 công chức cấp xã học lớp nghiệp vụ VHXH
+ 56 công chức cấp xã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TN&MT + 21 công chức cấp xã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an + 28 công chức cấp xã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QSCS
Theo quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2013, trong năm 2013 UBND huyện đã mở được:
+ 02 lớp BT, PBT
+ 02 lớp văn phòng-thống kê + 01 lớp trưởng công an
+ 01 lớp chỉ huy trưởng Quân sự + 04 lớp ĐC-NN-XD và MT + 01 lớp Tư pháp-Hộ tịch + 03 lớp VH-XH.
Nhìn chung cán bộ, công chức cấp xã thuộc UBND huyện quản lý cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu nhiêm vụ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế về lý luận chính trị và trình độ tin học.
Có sự thiếu đồng bộ về một số ngành và lĩnh vực, nhất là các chuyên gia giỏi.
Phần đông số cán bộ trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành, chưa được chuẩn bị chu đáo, có những trường hợp chậm được phát hiện để bố trí sử dụng thoả đáng và cất nhắc kịp thời. Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, về quản lý nhà nước, quản lý đô thị của một số đông cán bộ, công chức, chậm được đào tạo mới, đào tạo lại. Đã có hiện tượng “chảy máu chất xám” do một số cán bộ, công chức sau khi được cho đi đào tạo sau đại học đã bỏ cơ quan nhà nước, để đi làm việc cho các đơn vị liên doanh, tổ chức nước ngoài, hoặc đến những đơn vị có chế độ ưu đãi và thu nhập cao.