CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.4. Đánh giá chung về những kết quả đạt được
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể:
- Đã tạo cơ hội học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức. Trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới giúp cán bộ công chức thực hiện nhiêm cụ được giao trong mọi vị trí công tác.
- Các học viên được hỗ trợ kinh phí và có những chính sách khuyến khích trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng, do đó phát huy được tính tích cực và tinh thần tự giác.
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do đặc thù là huyện miền núi, biên giới, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao nên đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay vẫn còn một số hạn chế:
- Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng, kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đơn vị. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.
- Các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phần chồng chéo, trùng lặp, nặng lý thuyết, ít kĩ năng thực hành và kĩ năng làm việc thực tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.
- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm cải tiến, hiện đại hóa, các trang thiết bị học tập chưa được tăng cường; đội ngũ giáo viên còn yếu và thiếu, chưa được chú trọng bồi dưỡng phát triển về chuyên môn cũng như về phương pháp đào tạo.
- Một vài cán bộ, công chức còn chưa chú trọng đến việc học hoặc do yêu cầu công tác đòi hỏi công việc ngày càng nhiều nên chưa sắp xếp tốt thời gian để tự học. Còn có một số cán bộ công chức tự đăng ký đi học, chưa theo kế hoạch, quy hoạch gây khó khăn cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chưa được ngân sách hỗ trợ mà chủ yếu trích từ kinh phí tự chủ của đơn vị nên có nhiều cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng không được hỗ trợ (do cơ quan không có kinh phí). Mặt khác đa số các trường hợp được hỗ chợ kinh phí học tập là các cấp lãnh đạo, chưa có sự đầu tư cho nguồn cán bộ trẻ.
Những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao; một số cán bộ, công chức chạy theo bằng cấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên a. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan của những hạn chế trên chủ yêu xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyên: Lộc bình là một huyện nghèo, xuất phát điểm thấp so với các huyện khác trong tỉnh, trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của người dân chủ yêu từ sản xuất nông nghiệp. cùng với đặc điểm địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích là đồi núi, giao thông đi lại nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong huyện.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về vai trò, vị trí của cán bộ, công chức cấp xã của một số cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương cũng chưa thực sự đầy đủ. Thể hiện rõ trong việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Cơ chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đang hình thành nhưng thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp. Đồng thời, sự phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều điều bất ổn, thiếu tập trung và bất hợp lý.
Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, về cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Lộc Bình đã phần nào thể hiện được sự quan tâm, cũng như khuyến khích phát triển đối với toàn thể cán bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, mà chúng ta không thể không thừa nhận là đang tồn tại. Khắc phục được thiếu sót trong công tác đào tạo, chính là giúp cho Ủy ban không ngừng phát triển và vững mạnh lên.