Nghiên cứu các mẫu máu của 2293 bệnh nhân bị bệnh máu, chúng tôi phát hiện 130 bệnh nhân có KTBT, cho tỷ lệ là 5,7 %.
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ KTBT với một số tác giả trong nước [2], [6], [9], [12], [13]
Tác giả Kỹ thuật Tỷ lệ % p
Trịnh Xuân Kiếm
(1991) Kỹ thuật trên ống nghiệm 11,41 %
< 0.05 Bùi Thị Mai An
(1994) Kỹ thuật trên ống nghiệm 13,04 % Trần Thị Thu Hà
(1999) Kỹ thuật trên ống nghiệm 12,76 % Nguyễn Thị Thanh Mai
(2000) Kỹ thuật trên ống nghiệm 27,4 % Bùi Thị Mai An
(2006) Kỹ thuật trên ống nghiệm 9,8 % NC của chúng tôi
(2011) Kỹ thuật gelcard 5,7 %
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trên, sự khác nhau về tỷ lệ KTBT có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn các tác giả trên là do tại thời điểm mà các nghiên cứu trên đƣợc thực hiện (trước năm 2006), phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người chưa
đƣợc thực hiện, còn hiện nay tại Viện Huyết học - truyền máu TW, 100 % bệnh nhân đƣợc chỉ định truyền máu toàn phần và khối hồng cầu đã đƣợc làm phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người trước khi truyền máu.
Nhờ vậy, chọn được những đơn vị máu phù hợp nhất, bước đầu đã thực hiện truyền máu hòa hợp phenotype. Từ đó hòa hợp nhóm máu hệ hồng cầu đƣợc đảm bảo hơn và giảm tỷ lệ sinh KTBT [2], [6], [9], [12], [13].
Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ KTBT thấp hơn các tác giả trên cũng do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Tác giả Trịnh Xuân Kiếm (1994), Trần Thị Thu Hà (1999), Bùi Thị Mai An (2006) nghiên cứu tỷ lệ KTBT trên bệnh nhân nhận máu nhiều lần. Ở những bệnh nhân nhận máu càng nhiều lần thì khả năng phát sinh KTBT càng cao, tỷ lệ có KTBT trong nhóm nghiên cứu cao hơn. Còn chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ KTBT trên đối tƣợng bệnh nhân bị bệnh máu nói chung, bao gồm cả những bệnh nhân đã nhận máu và chưa nhận máu. Ở người chưa nhận máu thì khả năng sinh KTBT thấp hơn nhiều so với những người đã nhận máu nhiều lần.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã loại trừ đối tƣợng bệnh nhân đƣợc chuẩn đoán Thiếu máu tan máu tự miễn, đây là nhóm đối tƣợng đƣợc biết có tỷ lệ sinh KTBT cao trong các nghiên cứu trước, của tác giả Trần Thị Thu Hà (1999) 40 %, Bùi Thị Mai An (2006) 30,8 % [4], [10]. Chúng tôi loại trừ những bệnh nhân Thalassaemia có KTBT nhƣng có kết quả nghiệm pháp Coombs trực tiếp dương tính. Vì vậy tỷ lệ KTBT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trước đó [1], [2], [12], [14].
Tuy tỷ lệ KTBT ở các nghiên cứu trên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng sự so sánh này chỉ có tính tương đối vì cỡ mẫu của các nghiên cứu này khác nhau, trong đó số mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là cao nhất: Tác giả Trịnh Xuân Kiếm (67 mẫu), Trần Thị Thu Hà (243 mẫu), Bùi Thị Mai An (244 mẫu), Chúng tôi (2293 mẫu).
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ KTBT với một số tác giả nước ngoài [26], [35], [47], [59]
Nơi nghiên cứu Kỹ thuật Tỷ lệ p
Tác giả Chae SL, Hàn Quốc(1998) Kỹ thuật gelcard 1,7 %
< 0.05 Tác giả Shu Xuan Ma, Trung Quốc
(2008) Kỹ thuật gelcard 0,4 %
Tác giả Zeiler T, Đức (1996) Kỹ thuật gelcard 2,6 %
Tác giả Abou Jabal, Anh (2003) Kỹ thuật gelcard 1,6 %
Vũ Thị Tú Anh (2011) Kỹ thuật gelcard 5,7%
Kết quả tỷ lệ KTBT trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt rõ rệt so với kết quả của các tác giả nói trên (p< 0,05). Có kết quả này là do các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên có đối tượng nghiên cứu là tất cả đối tƣợng nhận máu nói chung, còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ trên đối tƣợng bệnh nhân bị bệnh máu, các bệnh nhân này phần lớn là đã đƣợc truyền máu nhiều lần, nguy cơ phát sinh kháng thể bất thường là rất cao. Ngoài ra, tại các nước này, an toàn truyền máu được thực hiện nghiêm ngặt hơn, phần nào hạn chế sự xuất hiện KTBT ở bệnh nhân khi đƣợc truyền máu nhiều lần. Vì vậy tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân mà chúng tôi nghiên cứu cao hơn so với kết quả của các tác giả nói trên [35], [47].
Kết quả định danh KTBT ở bảng 3.5 cho thấy KTBT hệ nhóm máu Rh gặp với tỷ lệ cao nhất (46,5 %), kháng thể hệ MNSs gặp với tỷ lệ khá cao (34 %),
các kháng thể hệ nhóm máu Kidd, Duffy, P, Lewis gặp với tỷ lệ thấp (chỉ từ 2,1 % đến 7,6 %).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Bùi Thị Mai An (2006), tỷ lệ KTBT gặp ở hệ nhóm máu Rh là 44,4% [1].
Nghiên cứu tại bệnh viện PLA (2008), Trung Quốc cho thấy KTBT hệ Rh gặp nhiều nhất (65%) sau đó đến Mia, Kidd, Duffy, Lewis [47].
Một nghiên cứu tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2005) ở 7800 người nhận máu cho kết quả tỷ lệ KTBT là 1,3%, trong đó KTBT hệ Rh chiếm 85% [33].
Nghiên cứu tại Sơn Tây, Trung Quốc (2006) ở 3115 người nhận máu cho kết quả tỷ lệ KTBT là 0,8%, trong đó KTBT hệ Rh chiếm 62,5% [48].
Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả với các giả trên. Cũng theo tác giả Trần Văn Bé, hệ Rh là hệ nhóm máu có tính sinh kháng thể mạnh, thường xuyên xuất hiện trong các trường hợp phát hiện KTBT hệ hồng cầu [6].
Chúng tôi không gặp KTBT nào thuộc hệ Kell. Điều này có thể giải thích qua kết quả về tần suất xuất hiện kháng nguyên của hệ Kell qua nghiên cứu của các tác giả đều chưa gặp trường hợp nào mang kháng nguyên K trong khi đó kháng nguyên k gặp với tần suất 100 % [22]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Trịnh Xuân Kiếm và Trần Thị Thu Hà [9], [12].
Khi nhận xét về tần suất xuất hiện của từng loại KTBT trong nghiên cứu của chúng tôi, Bảng 3.5 cho thấy kháng thể bất thường Anti - Mia thuộc hệ MNSs có tần suất xuất hiện cao nhất (34 %), sau đó đến kháng thể Anti E và Anti c thuộc hệ Rh (thứ tự là 29,2 % và 15,2 %).
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đông Quan, Trung Quốc (2007) cho thấy tỷ lệ KTBT ở người nhận máu là 0,57 % trong đó các KTBT gặp với tần suất giảm dần từ các kháng thể của hệ Rh, Anti M, Anti Lea, Anti P1, Anti Leb, Anti Jka, Anti Fyb, kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu này [50].
Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có kháng nguyên Mia tại Việt Nam dao động từ 7 - 12 %. Anti Mia là một kháng thể có ý nghĩa trên lâm sàng có thể gây tan máu trong lòng mạch. Nếu bệnh nhân mang kháng thể Mia, ở những lần truyền máu sau nếu tiếp tục đƣợc truyền hồng cầu mang kháng nguyên Mia thì sẽ xảy ra tai biến truyền máu khá nặng. Vì vậy sàng lọc KTBT và định danh KTBT để lựa chọn những đơn vị máu phù hợp, đảm bảo an toàn truyền máu cho bệnh nhân là rất cần thiết để thực hiện truyền máu có hiệu lực [7], [11], [25], [36].