4.3. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Thalassaemia và Rối loạn sinh tủy
4.3.2. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy
* Phân bố tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy: Tỷ lệ KTBT ở nhóm bệnh nhân Rối loạn sinh tủy cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đây cũng là bệnh lý cần truyền máu thường xuyên, định kỳ [7]. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy cũng gặp nhiều ở nữ hơn ở nam, gặp ở nhóm tuổi trên 60 nhiều hơn các nhóm tuổi khác, số lần truyền máu càng nhiều thì tỷ lệ KTBT càng cao.. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ KTBT giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi và giữa các nhóm có số lần truyền máu khác nhau ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy chƣa có ý nghĩa thống kê, có thể do số lƣợng bệnh nhân trong nhóm bệnh này còn ít, cần tiến hành nghiên cứu với số lƣợng mẫu lớn hơn để có nhận xét chính xác hơn.
* Phân bố KTBT theo hệ nhóm máu ở bệnh nhân RLST: KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy chỉ gặp ở 3 hệ Rh, Mia, Duffy. Hệ Rh vẫn chiếm đa số trong những lần xuất hiện. Nhƣ vậy hệ Rh là hệ nhóm máu xuất hiện phổ biến trong các trường hợp xuất hiện KTBT trên bệnh nhân được truyền máu. Nhận xét của chúng tôi tương đối giống với nhận xét của các tác giả Bùi Thị Mai An (1994) (2006), Trần Văn Bé (1994), Trịnh Xuân Kiếm (1994), Trần Thị Thu Hà (1999) [1], [2], [3], [9], [12].
Kết quả cho thấy việc theo dõi kháng thể bất thường một cách thường xuyên ở hai nhóm đối tượng trên trước khi truyền máu là rất cần thiết để lựa chọn cho bệnh nhân đơn vị máu phù hợp nhất. Hạn chế tối đa các tai biến truyền máu cho họ.
4.4. Một số ƣu điểm và hạn chế của hệ thống máy Hemos SP II trong sàng lọc KTBT
Bảng 3.17 cho thấy kỹ thuật gelcard trên hệ thống máy tự động Hemos SP II có nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn so với kỹ thuật trên ống nghiệm. Nhận xét của chúng tôi giống với một số tác giả khi nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp gelcard.
Tác giả Bromilow và cộng sự tại Anh (1991) chỉ ra rằng kỹ thuật gelcard có tính tiêu chuẩn hoá cao, là một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và có độ nhạy cao. Sau khi hoàn tất kỹ thuật, kết quả vẫn ổn định trong gelcard cho phép đọc và lưu lại hình ảnh. Về vấn đề xử lý rác thải, tấm gelcard có thể xử lý dễ dàng bằng cách thiêu hủy [30].
Tác giả Rumsey DH nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp gelcard tại Mỹ (2000) đã kết luận rằng kỹ thuật gelcard ít nhất cũng có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương so với kỹ thuật ống nghiệm tiến hành trong điều kiện có sử dụng kháng globulin người, dung dịch đệm Liss [55].
Kaur và cộng sự nghiên cứu về kỹ thuật này tại Ấn Độ (2003) nhận xét đây là một kỹ thuật đơn giản, có tính ổn định, độ nhạy cao, tiết kiệm thời gian có lợi thế trong những trường hợp khẩn cấp [41].
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhiều ƣu điểm của kỹ thuật gelcard tiến hành trên hệ thống máy tự động Hemos SP II:
Kỹ thuật gelcard khác với kỹ thuật ống nghiệm là thay vì diễn ra trong ống nghiệm, các phản ứng ngƣng kết kháng nguyên kháng thể diễn ra trong một cột gel đã có sẵn thuốc thử kháng globulin người, vì vậy kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Các thao tác kỹ thuật được tiến hành trên máy nên phương pháp này có độ chính xác cao, hạn chế những sai sót chủ quan của con người, quản lý dữ liệu bằng mã vạch nên góp phần tiêu chuẩn hóa các thủ tục, hạn chế các thủ tục
hành chính rườm rà, tránh nhầm lẫn. Người làm xét nghiệm chủ yếu điều khiển máy và không phải tiếp xúc nhiều với bệnh phẩm nên rất an toàn trong khi làm, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng. Kết quả trên gelcard dễ đọc, mức độ ngƣng kết rõ ràng tránh đƣợc đánh giá chủ quan nhƣ khi đọc kết quả ngưng kết trên ống nghiệm. Hệ thống máy tự động lưu lại kết quả bằng hình ảnh nên rất thuận lợi khi kiểm tra cũng nhƣ lấy làm có sở cho nghiên cứu.
Mặt khác, kỹ thuật gelcard sử dụng lƣợng bệnh phẩm (huyết thanh bệnh nhân) ít hơn nên tiết kiệm mẫu. Thời gian ủ ngắn (15 phút), hồng cầu pha sẵn sử dụng trực tiếp nên rất nhanh chóng. Thời gian trung bình của một xét nghiệm chỉ từ 25 đến 30 phút so với trên 60 phút như phương pháp ống nghiệm, rất thuận lợi trong trường hợp khẩn cấp.
Máy có thể tiến hành tự động với một lƣợng mẫu lớn (48 mẫu) nên tiết kiệm thời gian, nhân lực mà vẫn cho kết quả có tính chính xác cao.
Tác giả Nguyễn Anh Hùng (2009) nghiên cứu ứng dụng của hệ thống máy Hemos SP II trong tiến hành phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người tại Viện HHTMTW đưa ra nhận xét hệ thống máy Hemos SP II có ưu điểm: nhanh, tự động, tiến hành đồng loạt đƣợc nhiều mẫu, chính xác, kỹ thuật hiện đại, hạn chế sai sót, an toàn cho người làm xét nghiệm … Nhận xét của chúng tôi tương tự với nhận xét của tác giả Nguyễn Anh Hùng [10].
Từ những bàn luận trên, chúng tôi kết luận kỹ thuật gelcard là một kỹ thuật tiêu chuẩn hóa kỹ thuật ống nghiệm, là một kỹ thuật đơn giản, đáng tin cậy, nhanh chóng, an toàn, tuy giá thành xét nghiệm cao hơn các kỹ thuật khác và đòi hỏi cao hơn tay nghề của kỹ thuật viên nhƣng đây vẫn là kỹ thuật rất thuận lợi cũng như phù hợp cho việc sử dụng thường xuyên để phát hiện và xác định KTBT trong một phòng xét nghiệm truyền máu. Tiến hành kỹ thuật trên hệ thống máy tự động Hemos SP II rất thuận lợi khi xét nghiệm đồng loạt
một số lƣợng mẫu lớn với tính chính xác cao và hạn chế rất nhiều sai sót trong quá trình làm xét nghiệm.