CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Là tỉnh vùng núi cao nên Điện Biên có quy mô dân số không lớn. Dân số trung bình năm 2013 là 527.290 người, mật độ dân số bình quân 55 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (121 người/km2) và của cả nước (271 người/km2). Trong đó dân số đô thị chiếm 15%.
So với năm 2005 (438.457 người) dân số năm 2013 tăng gấp 1,2 lần. Tỉ lệ gia
là 14,1‰ trong khi cả nước là 9,9‰), năm 2005 là 18,8‰ đến năm 2013 là 14,1‰. Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm gần đây.
Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Điện Biên mang đậm nét đặc thù của một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống và phân bố rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Dân cư tập trung chủ yếu ở các điểm đô thị, các thung lũng giữa núi, các trục đường giao thông. Các địa phương tập trung dân số đông nhất là: TP. Điện Biên Phủ (760 người/km2); TX. Mường Lay (104 người/km2); huyện Mường Ảng (91 người/km2). Ngược lại, các khu vực núi cao hiểm trở, điều kiện sinh hoạt và đi lại khó khăn là nơi dân cư thưa thớt như Mường Nhé (22 người/km2); Mường Chà (30 người/km2).
Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 21 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên. Trong đó, dân tộc Thái đông nhất chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh, tiếp theo là dân tộc Mông chiếm 29,6%; Kinh 20%; các dân tộc còn lại chiếm 12 %.
2.3.1.2. Nguồn lao động
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 327,7 nghìn người, chiếm 62,1% dân số. So với năm 2005 là 235,7 nghìn người, lượng lao động của tỉnh tăng khoảng 92 nghìn người (năm 2013), đây là nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chủ yếu là lao động nông thôn, năm 2013: lao động nông thôn chiếm 54,8%, thành thị: 49,8%. Lao đông nông nghiệp chất lượng còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu xa.
Về chất lượng nguồn lao động: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đó được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Năm 2013, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
chiếm 18,9% dân số trong độ tuổi lao động
Điện Biên là vùng tập trung nhiều dân tộc ít người với những bản sắc riêng của mình. Do vậy, trong việc phát triển KT – XH của vùng cần khơi dậy các ngành nghề truyền thống kết hợp với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; cần có sự sắp xếp lại dân cư cho hợp lí; để thu hút nguồn lao động nông nghiệp cần chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn, từng bước chuyển một phần lao động nông nghiệp sang lao động thủ công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời, việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ lao động cần được quan tâm chú trọng đầu tư bằng việc tăng cường hệ thống các trường dạy nghề, liên kết với các trường mở lớp đào tạo nghề.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
a) Kết cấu hạ tầng thủy lợi: tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng đa mục tiêu. Giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư xây dựng mới 96 công trình thủy lợi và nâng cấp sửa chữa 66 công trình, giai đoạn 2011-2015 được đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa là 266,4 km trong đó chiều dài kênh mương được kiên cố hóa 237,7 km, chiều dài kênh đất 28,8 km. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 793 công trình thuỷ lợi, trong có 522 công trình kiên cố, 271 công trình tạm, 1.370 km kênh mương các loại trong đó có 949,7 km kênh đã được kiên cố hóa, 420,4 km kênh đất. Đảm bảo nước tưới cho 16.597,7 ha lúa mùa tăng 1.980,7 ha so với năm 2005, và tưới cho 8.262,9 ha lúa chiêm xuân, tăng 955,9 ha so với năm 2005. Hệ thống hồ, đập, kênh dẫn nước tưới được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai hoang, tăng diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lượng các loại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
b) Kết cấu hạ tầng cấp điện: Hiện nay, 30/130 xã, phường thị trấn có điện và có trên 87,18% số hộ dân được sử dụng điện. Hiện tại nguồn cấp điện của tỉnh, chủ yếu từ lưới điện quốc gia tuyến đường dây 110 KV Sơn La - Thuận Châu - Tuần Giáo - Điện Biên. Trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại có 8 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 36,54 MW; trong đó 5 nhà
điện Thác Bay (2,4 MW), thủy điện Nà Lơi (9,3 MW), thủy điện Thác Trắng (6 MW), thủy điện Pa Khoang (2,4 MW). Dự kiến cuối năm 2014 có thêm thủy điện Nậm Mức công suất 44MW được xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Việc phát triển hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Ước đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 170,74 km đường truyền tải điện cao thế (110KV); 2.077km đường dây trung thế (10-35KV); 2.061km đường dây hạ thế (0,4kV); trạm phân phối 777 trạm, tổng dung lượng khoảng 84.119kVA.
c) Mạng lưới giao thông
Các tuyến giao thông chính cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, đảm đương được vai trò là trục đường chính kết nối giao thông các vùng trong tỉnh với các khu vực lân cận và trung ương. Riêng 02 dự án: Cải tạo, nâng cấp QL 6 đoạn Tuần Giáo - Mường Lay theo tiêu chuẩn đường cấp V dài 105 km và dự án thành phần hai đoạn Điện Biên - Tây Trang Quốc lộ 279 dài 42 km) phải giãn tiến độ đầu tư sau năm 2015 nên giao thông đi lại rất khó khăn. Đường tỉnh tuy chưa được đầu tư nhiều, nhưng về cơ bản đi lại khá thuận lợi đảm bảo thông suốt bốn mùa. Đường hành lang biên giới được đầu tư, đảm bảo an ninh quốc phòng. Giao thông nông thôn: Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 130 xã, phường, thị trấn (116 xã). Trong đó, có 94/116 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được các mùa trong năm, còn 22/116 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được mùa khô.
- Hệ thống giao thông đường bộ, gồm:
Quốc lộ 6A: Từ Hà Nội đến TX. Mường Lay dài 474 km, trong đó đoạn chạy qua tỉnh dài khoảng 120km.
Quốc lộ 12: Từ TP. Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng dài 195 km.
Quốc lộ 279: Từ Tuần Giáo qua TP. Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km.
Ngoài các tuyến đường quốc lộ, các cửa khẩu nối liền Điện Biên với các tỉnh và các nước Lào - Trung Quốc còn có hệ thống giao thông liên huyện liên xã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
- Hệ thống giao thông đường không:
Điện Biên có Cảng hàng không Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ với tần suất lên xuống 2 lượt /ngày. Tương lai không xa sẽ mở đường bay đến một số nước trong khu vực như: Lào, Myanma, Campuchia.
Nhìn chung, giao thông nông thôn trên địa bàn các xã những năm qua tương đối phát triển, nhiều tuyến được mở mới, nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng và thuận lợi hơn, từ đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn tương đối phát triển nhưng chất lượng giao thông còn thấp (đường nền đất), đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất về mùa mưa do đường trơn, lầy thụt, sạt lở…
d) Hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp
Năm 2014 các đơn vị sản xuất giống trong tỉnh đã liên kết và tự sản xuất được: 469 tấn giống cây trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu tương ...);
367.000 cây giống các loại cây trồng lâu năm (bạch đàn, chè,...). Tổng giá trị trên 10 tỷ đồng.
Các đơn vị sản xuất, liên kết đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý được người sản xuất chấp nhận, do chủ động trong sản xuất nên việc cung ứng giống kịp thời. Sản xuất giống tại chỗ đã tạo điều kiện cho trên 12.000 hộ dân có công ăn việc làm thu nhập ổn định.
Năm 2014 đã cung ứng được 1.720 tấn vật tư nông nghiệp (trong đó giống cây trồng: 1290 tấn, phân bón: 412 tấn) và 28,67 vạn cây giống các loại.
e) Hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến
Những năm qua, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với kinh tế thị trường, trên địa bàn tỉnh đã hình thành lên các vùng sản xuất với quy mô tập trung theo vùng như: Vùng nguyên liệu sản xuất lương thực hàng hóa chất lượng cao ở Điện Biên, Tuần Giáo, TP. Điện Biên Phủ; vùng nguyên liệu cà phê ở huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên; vùng tre khu vực xung quanh lòng chảo Điện Biên và huyện Điện
Điện Biên... Gắn với các vùng sản xuất các cơ sở chế biến cũng phát triển theo làm tăng giá trị sản phẩm như: cơ sở sản xuất bột giấy; các cơ sở chế biến gỗ; cơ sở chế biến chè ở huyện Tủa Chùa; cơ sở chế biến cà phê ở huyện Mường Ảng;
nhà máy chế biến gạo chất lượng cao ở Điện Biên; các cơ sở sản xuất bia; cơ sở sản xuất nông sản sấy khô ở Điện Biên.
2.3.3. Đường lối chính sách
Đường lối chính sách là kim chỉ nam cho sự phát triển KT – XH. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cùng với những đường lối chung của Đảng và Chính phủ (chính sách khoán 10, chính sách giao đất giao rừng, chương trình 134, 135…), tỉnh Điện Biên còn đưa ra được những chính sách riêng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh như: tăng cường cho nông dân vay vốn lãi suất thấp với thời hạn 5 năm, 10 năm; cung cấp giống cây trồng vật nuôi cho một số địa phương khó khăn; trang bị những kiến thức cho người dân; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường ứng dụng các thành tựu KH – KT, cải tạo đất… Các chính sách đã có tác động rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Điện Biên.