CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp Điện Biên giai đoạn 2005 – 2013 theo ngành
3.1.1.1. Khái quát chung
Trong cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên, khu vực kinh tế nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 37,4% năm 2005 xuống còn 25,9% năm 2013, so với 29,5% của ngành công nghiệp – xây dựng và 44,6% của ngành dịch vụ. Tuy nhiên GTSX nông nghiệp vẫn tăng, từ 797,3 tỷ đồng năm 2005 lên 3.797,2 tỷ đồng năm 2013.
a) Về tốc độ tăng trưởng
Khu vực nông nghiệp đã giữ vững được tốc độ tăng trưởng khá, trong khi diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005-2010 đạt 4,8%/năm; giai đoạn 2011-2013 đạt 4,43%, dự kiến cả giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 4,48%. Các yếu tố khí hậu thời tiết, biến động giá cả, vật tư có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng này.
b) Về quy mô và cơ cấu GTSX nông nghiệp
- Về quy mô tính theo giá trị, khu vực nông nghiệp nhỏ nhất, sau khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng. GTSX nông nghiệp ngày càng tăng, tăng từ 797,3 tỷ đồng năm 2005 lên 3.797,2 tỷ đồng năm 2013; năm 2015 ước đạt 1.820 tỷ đồng. GTSX tăng một phần do giá cả và chất lượng các mặt hàng nông nghiệp đang được cải thiện, mặt khác do sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đang diễn ra ngày càng mạnh theo hướng tích cực.
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, từ 77,8% năm 2005
giảm xuống 70,9% năm 2013, chăn nuôi là 28,3% và dịch vụ nông nghiệp là 0,8%. Song tốc độ còn chậm và chưa ổn định.
Ngành trồng trọt tuy những năm gần đây đã giảm mạnh song vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GTSX nông nghiệp với 77,8% (năm 2005) và 70,9%
(năm 2013). Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ, có tăng lên nhưng mức tăng chậm: từ 21,5% (năm 2005) lên 28,3% (năm 2013). Tỷ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệp không ổn định và đang giảm nhẹ: 0,7% (năm 2005), 0,8% (năm 2009), 0,8% (năm 2013).
Bảng 3: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013 (giá thực tế)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Năm 2013
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tổng số 797,3 100 1.774,3 100 3.797,2 100 Trồng trọt 620,0 77,8 1.304,7 73,5 2.721,9 70,9 Chăn nuôi 171,6 21,5 444,1 25,7 1.048,1 28,3
Dịch vụ 5,7 0,7 25,5 0,8 27,2 0,8
(Nguồn: [1,8])
3.1.1.2. Thực trạng phát triển từng ngành a) Trồng trọt
Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì trong những năm gần đây ngành trồng trọt phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu hạn đã được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 ước đạt trên 1.951,483 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 4,48%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trồng trọt là ngành sản xuất chính, luôn chiếm trên 70% GTSX nông nghiệp tỉnh Điện Biên và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng trong cơ cấu GTSX nông nghiệp toàn giai đoạn, từ 77,8% năm 2005 xuống còn 73,5% năm 2009 và chưa ổn định (năm 2013 xuống còn 70,9%). Điều kiện đất đai và khí hậu thích
hợp đã tạo cho tỉnh phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có các loại cây đặc sản.
Cơ cấu cây trồng của tỉnh gồm có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu, thực phẩm… Trong đó cây hàng năm là chủ yếu, chiếm 52% diện tích các loại cây trồng của tỉnh năm 2013.
Hình 2: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây trồng tỉnh Điện Biên năm 2005 – 2013 (đơn vị: %)
GTSX ngành trồng trọt của tỉnh tăng lên nhanh chóng, từ 620.040 triệu đồng (năm 2005) lên 2.721.855 triệu đồng (năm 2013), tăng 4,4 lần. Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt thì lương thực là nhóm cây trồng chủ đạo đóng góp trên 60% và có xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu. Các nhóm cây trồng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả có xu hướng tăng tỷ trọng: cây công nghiệp: từ 12,7% (năm 2005) lên 13,5% (năm 2013); cây ăn quả: từ 1,3% (năm 2005) lên 2,8% (năm 2013).
Về diện tích các loại cây trồng: tăng mạnh về tổng diện tích, từ 88.602 ha năm 2005 lên 179.439,4 ha năm 2009 và lên 195.397,2 ha năm 2013. Trong đó chủ yếu là các nhóm cây lương thực, cây hàng năm.
Trong cơ cấu về diện tích cây trồng thì lương thực vẫn là nhóm cây chủ đạo với 78.326,7 ha, chiếm 41,1% trong tổng diện tích các loại cây trồng của tỉnh năm 2013.
Bảng 4: Diện tích các loại cây trồng giai đoạn 2005 – 2013 (đơn vị: ha)
2005 2009 2013
Tổng số 88.602 104.039 195.397,2
Cây lương thực 65.552 74.448 78.326,7
Cây công nghiệp hàng năm 10.935 11.979 98.779,9 Cây công nghiệp lâu năm 669 4.394 10.933,6
Cây ăn quả 734 1.436 1.908,3
Cây rau đậu và cây trồng khác 10.712 11.782 5448,7
(Nguồn: [1,8])
Về cơ cấu cây trồng của tỉnh:
Nhóm cây lương thực
Sản xuất lương thực có bước phát triển khá, cơ bản đã bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn. Lương thực bình quân đầu người đạt 441,9 kg/người (năm 2013) và ước đạt 481 kg/người (dự đoán năm 2015).
Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Điện Biên, gồm lúa, ngô và các cây màu lương thực khác.
Hình 3: Diện tích, sản lượng lương thực có hạt tỉnh Điện Biên
Nghìn tấn Nghìn ha
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang nên diện tích cây lương thực tăng lên, từ 65.552 ha năm 2005 lên 78.326,7 ha năm 2013. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thâm canh, đầu tư cho thủy lợi và tiến bộ KH – KT làm cho năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh đã có bước tiến đáng kể. Năm 2013, sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt 235.771,4 tấn; Do sự phân hóa tương đối về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà các địa phương trong tỉnh có sự khác biệt trong phân bố về diện tích và sản lượng lương thực. Huyện Điện Biên là huyện có diện tích, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người cao nhất tỉnh, với diện tích 17.917,8 ha (chiếm 22,9% diện tích toàn tỉnh); sản lượng đạt 86.813,2 tấn (chiếm 36,8% sản lượng toàn tỉnh).
Các cây lương thực có hạt chủ yếu gồm lúa và ngô.
- Cây lúa: gồm lúa nước và lúa nương được trồng phù hợp với từng loại địa hình và nhu cầu về nước của từng loại. Lúa nước được canh tác ở các vùng trũng giữa núi, các thung lũng ven sông suối – nơi có các chân ruộng ngập nước, trên các rộng bằng và rộng bậc thang; còn lúa nương được trồng trên các sườn núi, đồi không ngập nước. Lúa nước được trồng hai vụ (vụ mùa và vụ đông xuân) trong năm, trong đó vụ mùa chiếm 60% diện tích và gần 60% sản lượng.
Diện tích và sản lượng lúa không ngừng tăng trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, do sự gia tăng nhanh chóng về diện tích và sản lượng ngô nên cây lúa đang có xu hướng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực. Việc cải tiến các biện pháp canh tác, cải tạo giống lúa phù hợp nên năng suất lúa cả năm của vùng tăng, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn và trình độ thâm canh còn hạn chế nên năng suất lúa còn thấp.
Bảng 5: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013
Năm 2005 Năm 2009 Năm 2013
Diện tích (ha) 40.026 44.914 48.998,3
Sản lượng (tấn) 127.536 146.562,8 161.555,4
Năng suất (tạ/ha) 31.86 32,53 32,97
(Nguồn: [1,8])
Trong các địa phương của tỉnh, huyện Điện Biên là huyện có diện tích, sản lượng lúa lớn nhất tỉnh (chiếm 26,9 % diện tích và 40,3% sản lượng lúa của tỉnh).
Bảng 6: Diện tích, sản lượng lúa phân theo huyện, thị, thành phố tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013
Năm 2005 Năm 2013
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng số 40.026 127.536 48.998,3 161.555,4
1. TP. Điện Biên Phủ 991 5.726 1.192,4 6.602,4
2. TX. Mường Lay 567 2.535 448,3 1.999,8
3. Huyện Mường Nhé 4.232 8.470 5.094,8 10.887,0
4. Huyện Mường Chà 4.337 9.392 2.907,4 8.690,8
5. Huyện Tủa Chùa 3.791 8.308 4.086,0 11.192,6
6. Huyện Tuần Giáo 7.260 21.985 6.259,9 17.627,9 7. Huyện Điện Biên 12.392 58.846 13.204,8 65.082,2 8. Huyện Điện Biên Đông 6.456 12.274 6.523,0 14.044,8
9. Huyện Mường Ảng - - 3.341,5 13.144,2
10. Huyện Nậm Pồ - - 5.940,1 12.283,8
(Nguồn: [1,8])
Về cơ cấu mùa vụ, ở các vùng thấp gieo trồng 2 vụ là đông xuân và lúa mùa. Ở các vùng địa hình cao hơn thì chỉ có khả năng gieo trồng một vụ lúa
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng các vụ lúa Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013
Năm 2005 2009 2013
Diện tích lúa cả năm (ha) 40.026 44.914 48.998,3
- Lúa đông xuân 7.307 7.942 8.262,9
- Lúa mùa 14.717 15.953 16.697,7
- Lúa nương 18.102 21.019 24.137,7
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 31,86 32,53 32,97
- Lúa đông xuân 58,20 53,36 55,05
- Lúa mùa 42,24 47,33 49,44
- Lúa nương 12,85 13,64 14,09
Sản lượng lúa cả năm (tấn) 128.536 146.563 161.555,4
- Lúa đông xuân 42.530 42.381 45.490,1
- Lúa mùa 61.749 75.503 82.060,9
- Lúa nương 23.357 28.679 34.004,5
(Nguồn: [1,8])
+ Vụ lúa mùa: là vụ lúa chính, diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên. Năm 2005, diện tích lúa mùa của Điện Biên là 14.617 ha, đến năm 2013 tăng lên 16.597,7 ha, chiếm 33,9% diện tích lúa cả năm. Sản lượng lúa mùa năm 2005 đạt 61.749 tấn, đến năm 2013 tăng lên 82.060,9 tấn, chiếm 50,8% sản lượng lúa cả năm. Năng suất lúa mùa cũng không ngừng tăng, từ 42,24 tạ/ha (năm 2005) lên 49,44 tạ/ha (năm 2013).
+ Vụ đông xuân: tuy chiếm diện tích nhỏ (năm 2013 diện tích lúa đông xuân là 8.262,9 ha, chiếm 16,9% diện tích lúa cả năm) song lại có năng suất cao nhất so với các vụ lúa khác trong cả năm, đạt 55,05 tạ/ha (năm 2013). Sản lượng lúa đông xuân cũng không ngừng tăng, từ 42.530 tấn (năm 2005) lên 45.490 tấn (năm 2013).
+ Lúa nương: được trồng trên các vùng địa hình cao hơn, có năng suất và sản lượng không lớn. Năm 2013, diện tích lúa nương đạt 24.137,7 ha (chiếm
49,3% diện tích lúa cả năm), sản lượng đạt 34.004,5 tấn (chiếm 21,0% về sản lượng) với năng suất đạt 14,09 tạ/ha.
- Ngô
Ngô là nguồn lương thực chính đối với đồng bào một số dân tộc ít người ở vùng cao. Gần đây sau khi triển khai chương trình trồng giống ngô lai, ngô đang trở thành nông sản hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số tỉnh và góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trong vùng. Vì vậy, diện tích và sản lượng ngô tăng lên nhanh chóng.
Hình 4: Diện tích, sản lượng ngô tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013 Diện tích ngô của tỉnh tăng từ 25,5 nghìn ha năm 2005 lên 29,3 nghìn ha năm 2013. Sản lượng tăng từ 49,1 nghìn tấn năm 2005 lên 74,2 nghìn tấn năm 2013. Ngô được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, song tập trung nhiều nhất ở các huyện Tuần Giáo (6.176,5 ha), Điện Biên Đông (5.890,0 ha), Tủa Chùa (4.947,0 ha).
- Cây màu lương thực
Ngoài lúa, ngô, nhóm hoa màu của tỉnh còn có sắn, khoai lang với diện tích
Nghìn tấn Nghìn ha
năng thích nghi sinh thái rộng nên có thể trồng luân canh với cây công nghiệp hay trên đất lúa. Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế thấp, sản phẩm khó bảo quản trong thời gian dài nên chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm gần đây, do nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi tăng lên nên diện tích trồng hoa màu cũng tăng lên song không ổn định. Khoai lang được trồng nhiều nhất ở huyện Điện Biên (chiếm 75,2% trong tổng diện tích trồng khoai lang của tỉnh), sắn được trồng nhiều nhất ở huyện Tuần Giáo (chiếm 27,5% trong tổng diện tích trồng sắn của tỉnh).
Nhóm cây công nghiệp hàng năm
GTSX của cây công nghiệp hàng năm đạt 179,4 tỷ đồng (năm 2013). Cơ cấu GTSX trồng trọt của cây công nghiệp hàng năm giảm từ 11,92% (năm 2005) xuống 6,59% (năm 2013). Nguyên nhân chính là do thị trường thu hẹp, hiệu quả sản xuất thấp và việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm. Các loại cây công nghiệp hàng năm chủ yếu của tỉnh như đậu tương, mía, bông, lạc…
Bảng 8: Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2005 - 2013
Loại cây Chỉ tiêu 2005 2009 2013
Đậu tương Diện tích (ha) 8.572 9.209,4 5.448,7 Sản lượng (tấn) 10.112 11.756 7.083,3
Mía Diện tích (ha) 85 26 23
Sản lượng (tấn) 2.300 525 487,1
Lạc Diện tích (ha) 1.276 1.887,3 1.496,7
Sản lượng (tấn) 1.267 1.964 1.557
Bông Diện tích (ha) 813 775 485,1
Sản lượng (tấn) 787 1.116 715
(Nguồn: [1,8])
- Cây đậu tương: là một trong những nông sản hàng hóa có giá trị của tỉnh do khá thích hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương. Tuy vậy, diện tích và sản lượng đậu tương không ổn định, những năm gần đây giảm khá nhanh, diện tích từ 8.572 ha (năm 2005) tăng lên 9.209,4 ha (năm 2009) và giảm xuống còn
5.448,7 ha (năm 2013). Nguyên nhân là do giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định; giá đầu vào (vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) tăng cao, điều kiện kinh tế của nông dân còn khó khăn, vì vậy một số diện tích được chuyển đổi sang trồng cây cà phê và trồng cây khác có hiệu quả hơn. Sản lượng cũng tăng từ 10.112 tấn (năm 2005) tăng lên 11.756 tấn (năm 2009) và giảm xuống còn 7.083,3 tấn (năm 2013). Đậu tương được trồng nhiều nhất ở Tủa Chùa (1.707 ha), Tuần Giáo (926,4 ha), Mường Ảng (743,5 ha).
- Cây lạc: diện tích và sản lượng lạc không ổn định, lạc được trồng chủ yếu để phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ: diện tích đạt 1.276 ha (năm 2005) tăng lên 1.887,3 ha (năm 2009) và giảm xuống 1.496,7 ha (năm 2013); sản lượng đạt 1.267 tấn (năm 2005) tăng lên 1.964 tấn (năm 2009) và giảm xuống 1.557 tấn (năm 2013). Lạc được trồng nhiều ở huyện Điện Biên (362 ha), Tuần Giáo (264,2 ha).
Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số cây công nghiệp hàng năm khác như mía, bông… nhưng diện tích, sản lượng nhỏ, phân tán và thiếu ổn định.
Nhóm cây công nghiệp lâu năm
Việc chuyển đổi các loại cây lương thực trên đất dốc sang trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao như cà phê, cao su được doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2016- 2020.
GTSX cây công nghiệp lâu năm tăng lên khá nhanh, từ 5.048 triệu đồng năm 2005 tăng lên 188.329 triệu đồng năm 2013; chiếm 6,92% năm 2013. Các địa phương trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm là Mường Ảng (3.680 ha), Điện Biên (1.857,3 ha), Tuần Giáo (1.856,1 ha), Mường Chà (1.236,5 ha).
Các sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu là chè, cà phê, cao su… Ngoài ra, trong tỉnh còn trồng được một số cây lâu năm khác như điều, hồ tiêu…
- Chè: đã quy hoạch vùng phát triển trọng điểm tại huyện Tủa Chùa, từng bước nâng cấp cơ sở chế biến chè, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
chè không ổn định, giảm từ 81 tấn (2005) xuống còn 68 tấn (2013). Chè được trồng nhiều ở Tủa Chùa (516,1 ha), chiếm 93,8% diện tích chè toàn tỉnh.
- Cà phê: diện tích trồng mới không ngừng được mở rộng, từ 383 ha năm 2005 lên 3.996,3 ha năm 2013, ước tính năm 2015 đạt 4.786 ha, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 14%/năm; sản lượng tăng từ 405 tấn năm 2005 lên 5.409 tấn lên 2013, năm 2015 ước đạt 9.564. Cây cà phê tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Mường Ảng, Tuần Giáo.
- Cao su: diện tích cây cao su năm 2013 là 4.255 ha, ước tính năm 2015 đạt 6.230 ha. Là cây lâu năm mới được áp dụng đưa vào trồng ở tỉnh Điện Biên từ năm 2008. Diện tích cây cao su vẫn tiếp tục được mở rộng, hiện tại cây sinh trưởng và phát triển bình thường, dự kiến năm 2015 sẽ khai mủ diện tích trồng năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần cao su Điện Biên, diện tích khoảng 600 ha.
- Cây ăn quả:
Diện tích đạt 1.908,3 ha (năm 2013), GTSX cây ăn quả đạt 76.427 triệu đồng (năm 2013) chiếm 2,81% trong cơ cấu GTSX trồng trọt.
Các sản phẩm cây ăn quả khá đa dạng, bao gồm các loại cây ăn quả nhiệt đới (chuối, xoài, nhãn, vải, na…) và các loại cây ăn quả cận nhiệt (cam, quýt, chanh, đào, lê, mận…).
Bảng 9: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013
Loại cây Chỉ tiêu 2005 2009 2013
Cam Diện tích (ha) 194,0 317,2 218,7
Sản lượng (tấn) 437,4 992,8 920,8
Xoài Diện tích (ha) 100 223,2 340
Sản lượng (tấn 218 508,3 587,3
Nhãn, vải Diện tích (ha) 203,0 396,4 424,8 Sản lượng (tấn 630,0 926,0 1.384,8
(Nguồn: [1,8])
Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở huyện Điện Biên với 735,3 ha (chiếm 38,5% diện tích cây ăn quả của tỉnh), Điện Biên Đông với 254,1 ha (chiếm 13,3% diện tích).
Như vậy, cùng với cây công nghiệp lâu năm, việc mở rộng diện tích cây ăn quả là phù hợp trong việc tận dụng tiềm năng về điều kiện tự nhiên một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc quan tâm đến các cây đặc sản đang là một hướng đi mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng, góp phần đa dạng hóa các loại nông sản hàng hóa và nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp.
b) Chăn nuôi
Chăn nuôi là thế mạnh của các tỉnh miền núi trong đó có Điện Biên. Ngành chăn nuôi đang từng bước có sự phát triển mới cả về phương thức sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm, song còn gặp nhiều khó khăn. Do có cơ sở thức ăn từ diện tích các đồng cỏ tự nhiên, từ sản phẩm dư thừa của ngành trồng trọt và thức ăn công nghiệp nên ngành chăn nuôi đã có điều kiện mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. GTSX ngành chăn nuôi tăng rất nhanh, từ 171,6 tỷ đồng năm 2005 lên 1.048,1 tỷ đồng năm 3013 – tăng gấp 6,1 lần so với năm 2005, chiếm 28,4% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp (2013). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5%/năm.
Đàn gia súc, gia cầm những năm qua phát triển tương đối ổn định.
Bảng 10: Số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2013
Chỉ tiêu 2005 2009 2013
Trâu 104.366 111.052 119.522
Bò 27.633 36.341 44.447
Lợn 210.616 262.948 315.612
Gia cầm 917.148 1.879.982 2.804.494
(Nguồn: [1,8])
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, chăn nuôi Điện Biên phát triển khá toàn diện cả về quy mô và cơ cấu đàn. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất còn manh mún chưa khai thác hết tiềm năng; chưa tạo ra khối