Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954

Một phần của tài liệu CHủ đề ôn tập lịch sử lớp 12 tham khảo bồi dưỡng (Trang 49 - 53)

A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác

I. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

2. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954

*Phương hướng chiến lược:

Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó

với ta.

*Phương châm chiến lược:

“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc và tiến ăn chắc”.

Với phương hướng và phương châm chiến lược đó, ta đã từng bước đánh bại kế hoạch Nava.

b. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

-Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thực dân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào.

-Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

-Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Nava phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô, biến đây thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.

-Cuối tháng 01/1954, ta tiến quân sang thượng Lào, phối hợp với Pha-thét Lào tấn công và uy hiếp Luông-pha-băng, Na-va phải tăng quân cho Luông -pha- băng, biến căn cứ này trở thành nơi tập trung quân lớn thứ tư của Pháp.

-Đầu tháng 02/1954, ta mở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum và

uy hiếp Plây cu. Na-va phải điều lực lượng ở Nam bộ và Bình Trị Thiên lên tăng cường cho Tây Nguyên, biến An Khê và Plây-cu thành nơi tập trung quân lớn thứ năm của Pháp.

-Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính.

Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá

sản.

c. Ý nghĩa :

- Thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta

- Làm phá sản bước đầu kế hoạch tập trung quân của Nava

- Chuẩn bị điều kiện cho ta giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ .

3.Âm mưu của Pháp ,chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ

a.Âm mưu của Pháp:

-Sau khi đưa quân lên Điện Biên Phủ để bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào không thành công, ngày 5 tháng 3 năm 1954, Na-va quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận một cuộc quyết chiến chiến lược tại đây và sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta.

-Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.

b. Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm trung tâm của kế hoạch Na va

- Vì địa thế của ĐBP cho phép Pháp xây dựng đây thành một tập đoàn cứ điểm có

thể đóng tất cả các loại binh chủng trừ hải quân.

- Vì vị trí địa lí: ĐBP nằm giữa núi rừng Tây Bắc. Từ đây, có thể mở rộng khống chế khu vực Thượng Lào, Trung Lào, Trung Quốc…

=> Đến tháng 3 năm 1954, Điện Biên Phủ trở thành căn cứ quân sự lớn nhất Đông Dương với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16200 tên, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu với các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

c.Chủ trương của ta:

- Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.

d. Vi sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP:

- ĐBP là cố gắng quân sự cao nhất của Pháp- Mĩ vì vậy tiêu diệt được Pháp ở ĐBP sẽ đánh bại ý chí xâm lược của địch, sẽ kết thúc được chiến tranh

- ĐBP tuy mạnh nhưng có những điểm yếu cơ bản là xây dựng trên địa bàn miền núi nơi mà Pháp chưa bao giờ thắng lợi. Tiếp tế cho ĐBP chỉ được thực hiện duy nhất bằng đường hàng không vì thế ta có thể cô lập được ĐBP. Hơn nữa, Pháp xây dựng ĐBP nặng về phòng ngự, không thể tiến công, không có đường rút.

- Về phía ta: đến năm 1954 tiềm lực kháng chiến của ta đã trưởng thành mọi mặt, hậu phương vững chắc, quân đội vững mạnh đủ sức đánh các chiến dịch lớn. Ta lại nhận được sự giúp đỡ của các nước lớn xhcn.

Khó khăn lớn nhất của ta là ĐBP nằm xa hậu phương nên khó khăn về hậu cần, tiếp tế nhưng bằng sự quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân ta hoàn toàn có thể khắc phục và vượt qua.

e. Nhận xét về hướng tiến công chiến lược của ta trong Đông- Xuân 1953-1954 với chiến dịch ĐBP

- Trong chiến cuộc Đ – X 1953-1954 ta lựa chọn chủ động tấn công vào những điểm địch tương đối yếu mà chúng không thể bỏ là đúng đắn và sáng tạo bởi với phương châm đó, tạo điều kiện cho ta giữ vững thế chủ động tiến công, đẩy địch vào thế bị động, lũng túng đối phó với ta. Từ đó, phân tán khối quân cơ động của địch ở chiến trường chính Bắc Bộ.

- Trong chiến dịch ĐBP: Ta lựa chọn đánh vào cứ điểm quân sự mạnh nhất của địch. Bởi tình thế lúc này đã khác, thể hiện tính linh hoạt trong chủ trương sách lược của Đảng ta. Bởi ĐBP được coi là cố gắng cao nhất của Pháp- Mĩ trong chiến tranh ở Đông Dương nhưng lại có một số những hạn chế( nó ra đời trong thế bị động lại dễ bị cô lập…). Đập tan được cứ điểm ĐBP sẽ tạo điều kiện cho ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

g.Diễn biến của chiến dịch ĐBP:

Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

Đợt 1,( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Đợt 2,( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1,… bao vây, chia cắt địch.

Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, chiều 7-5 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

h.Kết quả:

Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ phương tiện chiến tranh.

i.Ý nghĩa:

Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam.

Đánh bại hoàn toàn kế họach Na-va của Pháp - Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu tranh ngoại giao ở Giơ-ne-vơ để đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Một số câu hỏi ôn tập

1. Làm rõ bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp từ chiến dịch Việt Bắc (1947) đến chiến dịch Biên giới (1950)?

2. Trình bày hiểu biết của em về chiến dịch quân sự đầu tiên mà ta chủ động mở trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

3. Bối cảnh lịch sử, phương hướng chiến lược và thắng lợi của ta trong đông xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

4.Chứng minh chiến thắng ĐBP là thắng lợi lớn nhất của ta trong cuộc kc chống Pháp. Là chiến thắng quyết định buộc Pháp phải kết thúc chiến tranh ở Đông Dương?

5. Bằng kiến thức lịch sử, hãy chứng minh tính chất ngoan cố, hiếu chiến của kẻ thù xâm lược và quyết tâm chiến đấu đến cùng của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền đất nước? Liên hệ đến cuộc kháng chiến chống Mĩ?

CHỦ ĐỀ 4

VẤN ĐỀ HẬU PHƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác

1.Vai trò, ý nghĩa của vấn đề xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp.

Trong chiến tranh, hậu phương vững chắc là cơ sở để giải quyết vấn đề nhân lực, hậu cần, lực lượng chiến đấu của quân đội, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt chung của toàn dân, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, kháng chiến trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội…

- Nêu những bài học kinh nghiệm trong xây dựng hậu phương của dân tộc qua các cuộc kháng chiến lớn: Lý, Trần, Lê…

Một phần của tài liệu CHủ đề ôn tập lịch sử lớp 12 tham khảo bồi dưỡng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w