B. Một sô câu hỏi ôn tập
I. PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI
1. Điều kiện lịch sử : ( Hoàn cảnh - Nguyên nhân)
- Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, đề ra Luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
2. Diễn biến:
- Từ những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở Bắc Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre
- Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- Đồng Khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Thắng lợi của “Đồng Khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.
3 Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công
B.Một số câu hỏi ôn tập:
1.Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến ,kết quả,ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi
2. Trong cuộc K/c chống Mĩ sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Trình bày nguyên nhân diễn biến ,kết quả,ý nghĩa của sự kiện đó
II CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)
1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở Miền Nam.
*Âm mưu:
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và
nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt đánh người Việt”.
*Thủ đoạn (biện pháp).
- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng.
- Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Diệm, đưa nhiều cố vấn quân sự, tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “Ấp chiến lược”, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” , “thiết xa vận”.
- Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.
2. Những thắng lợi của nhân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”
- Những thuận lợi: Tháng 1/1961 Trung ương cục miền Nam Việt Nam thành lập, tháng 2/1961 Quân giải phóng miền Nam ra đời..
- Chủ trương của ta là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh địch trên 3 vùng chiến lược.
- Cuộc đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược” diễn ra rất gay go và quyết liệt, đến cuối 1962 cách mạng đã kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân.
- Trên mặt trận quân sự:
+ Năm 1961 – 1962 ta đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
+ Quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc – Mĩ Tho (1/1963). Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ngụy. Từ đó mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
+ Đông xuân 1964 – 1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài”.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu. Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11 – 1963)
* Ý nghĩa: Đây là thất bại có tính chất chiến lược thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở miền Nam.
III CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1965 – 1968)
1. Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)
* Âm mưu:
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn , lúc cao nhất lên gần 1,5 triệu tên.
- Mục tiêu: cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự.
* Hành động (biện pháp) :
+ Dựa vào quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Mở hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
* So sánh chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với “chiến lược chiến tranh cục bộ”
Giống:
+ Đều là chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ + Đều sử dụng quân đội tay sai
+ Với mục đích là biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và tiền đồn chống cộng của Mĩ
Khác
Lực lượng: “Chiến tranh đặc biệt” sử dụng lực lượng quân đội ngụy + vũ khí, trang bị và cố vấn Mĩ
“Chiến tranh cục bộ” sử dụng lực lượng quân đội ngụy + Quân đồng minh + Quân Mĩ
Quy mô: “Chiến tranh đặc biệt” chỉ tiến hành ở miền Nam
“Chiến tranh cục bộ” tiến hành cả ở hai miền Nam- Bắc Tính chất: “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt
2. Những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miền Nam chống “Chiến tranh Cục bộ”.
-Trên mặt trận Quân sự:
+ Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (18/ 8/1965): Sau một ngày (từ mờ sáng 18/8), quân ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên. Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
+ Chiến thắng trong hai mùa khô:
-> Quân và dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ
nhất (1965 – 1966) với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn của địch, nhằm vào hai hướng chiến lươc chính ở Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, trong đó có 42 000 quân Mỹ .
-> Tiếp đó quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (1966 – 1967) với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ
Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu điệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000 quân Mỹ .
- Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảnh
“ấp chiến lược” đòi Mĩ rút về nước phát triển mạnh ở cả nông thôn và thành thị.
Vùng giải phóng được mở rộng.
- Năm 1968 ta đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa chiến tranh” tức thừa nhận thất bại của
“Chiến tranh cục bộ” …
* Ý nghĩa : giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa chiến tranh”, ngừng hoàn toàn ném bom bắn phá miền Bắc, chịu đàm phán với ta ở Pari, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.