Một số câu hỏi ôn tập

Một phần của tài liệu CHủ đề ôn tập lịch sử lớp 12 tham khảo bồi dưỡng (Trang 55 - 60)

1. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?

2.Trình bày những thăng lợi toàn diện của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

3. Hâu phương cach mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp được Đảng ta quan tâm xây dựng như thế nào ?

CHỦ ĐỀ 5

ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác

1. Sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Lí do phải kết hợp giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao:

+ Xuất phát từ truyền thống đánh giặc của cha ông ta

+ Để làm nổi bật tính chất chính nghĩa của ta và vạch trần âm mưu của kể thù để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

+ Vì địch luôn đánh ta trên nhiều mặt trận

- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

+ Thắng lợi về quân sự quyết định đến thắng lợi trên bàn hội nghị + Đấu tranh ngoại giao tác dụng phối hợp hỗ trợ cho đấu tranh quân sự -Biểu hiện

+ giai đoạn 1945-1946: Do ta gặp khó khăn về mọi mặt nên ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để hỗ trợ cho đấu tranh quân sự. Kết quả: Ta loại bớt được một kẻ thù nguy hiểm để tập trung lực lượng đánh pháp.

+ giai đoạn 46- 50: Ta đẩy mạnh đấu tranh quân sự đồng thời vận động ngoại giao để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của Pháp và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Kết quả

là ta giành được quyền chủ động trên chiến trường và được các nước xhcn đặt quan hệ ngoại giao.

+ giai đoạn 1950- 1954: Ta phối hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đi đến kết thúc chiến tranh. Kết quả: ta giành thắng lợi ở ĐBP buộc Pháp phải kí

hiệp định Giơ ne vơ, công nhận các quyền dân tộc cơ bản và kết thúc chiến tranh.

2.Những thăng lợi ngoại giao của ta trong cuộc K/C chống Pháp -Kí Hiệp định Sơ Bộ 6-3-1946

-1950 ,các nước XHCN công nhận và đặt QHNG với nước ta -1954,kí Hiệp định Giơnevo

3.Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

* Hoàn cảnh

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, lập trường của ta là sẵn sàng thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam trên cơ sở độc lập chủ quyền, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thổ, nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình phát động và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta.

Đến cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi đã thất bại nặng nề và liên tiếp gặp khó khăn trên chiến trường đặc biệt là thất bại ở ĐBP, Pháp mới chịu chấp nhận giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Từ 8/5 đến 21/7/1954: Hội nghị Giơ ne vơ đã họp và đi đến kí kết hiệp định.

* Nội dungcủa hiệp định Giơ ne vơ

+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.

+ Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.

+ Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.

*Ý nghĩa:

- Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.

- Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Dông Dương.

- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước

4.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

a. Nguyên nhân thắng lợi

– Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

– Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất, có hậu phương rộng lớn, vững mạnh.

– Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác.

b. Ý nghĩa lịch sử.

– Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế

quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

B. Một số câu hỏi ôn tập

1. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị Giơ – ne – vơ về Đông Dương năm 1954. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định.

2. Cuộc kháng chiến chống pháp được kết thúc như thế nào? So sánh với kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

3.Trình bày nguyên nhân thăng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc K/C chống Pháp

LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 CHỦ ĐỀ 1

TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ - NE - VƠ VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG TRONG THỜI KÌ MỚI 1954 – 1975

A: Kiến thức cơ bản cần nắm và khai thác

I. Đặc điểm tình hình hai miền Nam – Bắc sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1. Miền Bắc

-Sau khi hiệp định được kí kết, thực dân Pháp cố tình trì hoãn rút quân. Ta đã đấu tranh buộc quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954.

-Ngày 01/01/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về đến Hà Nội.

-Trong khi rút quân, thực dân Pháp đã phá họai cơ sở hạn tầng kinh tế ở miền Bắc, đồng thời chúng cùng với Mĩ – Diệm dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào Công giáo vào miền Nam.

-Ngày 13/5/1955, quân Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc nước ta.

2. Miền Nam

-Chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh việc đình chiến, tập kết, chuyển quân và

chuyển giao khu vực.

-Trước khi Hiệp định được kí kết, Mĩ đã ép Pháp phải đưa tay sai của Mĩ là

Ngô Đình Diệm vào chính phủ bù nhìn của Bảo Đại. Sau đó, Mĩ đã không kí vào bản cam kết thực hiện Hiệp định.

-Hai ngày sau khi Hiệp định được kí kết, ngoại trưởng Mĩ đã tuyên bố can thiệp vào miền Nam Việt Nam để “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á”.

-Ngày 14 tháng 5 năm 1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam về nước, trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định, trong đó có việc tổ chức tổng tuyển cử ở hai miền Nam Bắc cho chính quyền Ngô Đình Diệm.

=> Miền Nam rơi vào tay đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai.

II. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

Những âm mưu của Mĩ – Diệm ở miền Nam đã đưa đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt lâu dài; miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, miền Nam rơi vào tay đế

quốc Mĩ. Trước tình thế đó, Đảng ta đã đề ra hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau cho hai miền:

Miền Bắc: chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội Chủ nghĩa nhằm hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế… xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam.

Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai nhiệm vụ trên tuy khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích chung là đánh đổ

đế quốc Mĩ và tay sai của chúng để đi đến thống nhất đất nước. Trong đó, miền Bắc giữ vai trò là hậu phương, đảm bảo cho sự thắng lợi của toàn cuộc cách mạng;

miền Nam là tiền tuyến trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ và tay sai.

III. Lí do Mĩ chọn Việt Nam là nơi thí điểm cho các chiến lược chiến tranh?

- Mục tiêu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là vươn lên làm bá chủ thế

giới

- Vị trí của Việt Nam đặc biệt quan trọng về quân sự và kinh tế:

Tại Việt Nam không chỉ là cách mang giải phóng dân tộc mà còn là cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mĩ đàn áp được cm VN thì Mĩ sẽ thực hiện được cả 3 mục tiêu của chiến lược toàn cầu : Ngăn chặn sự lan tràn của cnxh; đàn áp phong trào gpdt; lôi kéo và nô dịch được 1 số đồng minh châu Á. Nên Mĩ đã đầu tư quân sự lớn nhất, chi phí lớn nhất, thí điểm lần lượt các chiến lược chiến tranh để thực hiện các mục tiêu trên.

Một phần của tài liệu CHủ đề ôn tập lịch sử lớp 12 tham khảo bồi dưỡng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w