Một là, yêu cầu và nhiệm vụ XĐGN của Hà Nội vẫn gay gắt
Bối cảnh hiện nay được đặc trưng bởi phát triển KTXH trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Việc phát triển kinh tế thị trường làm cho quá trình phân hóa giàu - nghèo ngày càng gay gắt.
Hà Nội vừa được mở rộng nên ngoài khu vực nội thành thì vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng còn khá rộng lớn. Do đó, sự chênh lệch giữa các vùng trên địa bàn Hà Nội là đáng kể. Tình trạng đói nghèo chưa thể giải quyết một sớm, một chiều, tỷ lệ nghèo còn cao. Việc tăng cường các dịch vụ cho người nghèo và QLNN đối với các dịch vụnày là tất yếu.
Hơn nữa, XĐGN là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư ở nước ta. XĐGN toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triểnKTXH và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định hướngXHCN. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua đã tạo bước ngoặt mới trong XĐGNvà là nền tảng cho việc thực hiện những giải pháp XĐGN trong thời gian tới.
Giải quyết vấn đề đói nghèo cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên
niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN. Mỗi giai đoạn tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ sống dưới ngưỡng nghèo.
Những năm qua,tuyđã đạt được những thành tựu không nhỏ, nhưng nhìn chung, một số đối tượng, ở một số vùng, tình trạng giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo do những biến động về KTXH, thiên tai, dịch bệnh còn lớn.
Việc cungứng các dịch vụ cho người nghèo đặt ra yêu cầu cao về tính bền vững.
Điều đó đòi hỏi phải hoàn thiện QLNN đối với các dịch vụ cho người nghèo trên địa bàn Thủ đô.
Hai là, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả các dịch vụ cho người nghèo đang là vấn đề bức xúc
Hà Nội là đô thị đông dân cư với tỷ lệ dân nhập cư khá cao. Tình trạng nghèo và loại hộ nghèo cũng rất đa dạng. Các dịch vụ cho người nghèo cần phải phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương. Để nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ cho người nghèo, ngoài việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp, cần chú trọng đổi mới phương thức cung ứng.
Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện việc miễn giảm đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách, học sinh giỏi.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”.
Cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, trong Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2020 giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu trọng tâm cần đạt được, cụ thể là thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên; có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Ba là, đổi mới việc cung ứng dịch vụ và QLNN đối với các dịch vụ cho người nghèo trên địa bàn Hà Nội đặt trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KTXH và mục tiêu XĐGN của thành phố
Thực hiện Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND của UBND thành phố về việc ban hành Chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015;
Kế hoạch số 24/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐNDthành phố về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của thành phố 5 năm 2011- 2015 đã chỉ rõ:
- Triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng xa trung tâm, vùng đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Giải quyết tốt chính sách đối với người có công và gia đình chính sách [40].
- Đẩy mạnh phát triểnKTXH, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với hộ nghèo. Tăng cường các biện pháp giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo, hỗ trợ, khuyến khích hộ nghèo vươn lên mức sống khá.
Tập trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách có công, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội [114].
Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai thực hiện được các mục tiêu XĐGN giai đoạn 2011 - 2015, quan điểm QLNN của chính quyền Hà Nội đối với một số dịch vụ cho người nghèo là tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện như:
CTMTQG về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giaiđoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình phát triển KTXH khác.
Nguồn lực đề thực hiện giảm nghèo phải được huy động tối đa, không chỉ bằng NSNN mà còn huy động đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng;
về đào tạo nguồn nhân lực... Đồng thời, khắc phục những hạn chế của các chương trình giảm nghèo gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách ASXH, phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương.
Th c hi n m c tiêu gi m nghèo theo Ngh quy t s 80/NQ-CP c a Chính ph theo h ng gi m nghèo b n v ng th i k t n m 2011 n n m 2020 c th nh sau:
- Về mục tiêu tổng quát: Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
- Mục tiêu cụ thể về giảm nghèo như sau:
Một là, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần;
tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;
Hai là, điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các DVXH cơ bản;
Ba là, cơ sở hạ tầng KTXH ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Căn cứ vào định hướng của Chính phủ, Hà Nội đã cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của HĐND và UBND thành phố. Cụ thể:
Nghị quyết số 06/NQ-HĐNDcủa HĐND thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa các chỉ tiêu về lao động việc làm như: Số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm 140-145 ngàn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 55%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 1,5- 1,8%/năm.
Kế hoạch số 150/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra chỉ tiêu về đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 10.000 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo; tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%;...
Kế hoạch số 112/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đưa ra chỉ tiêu về đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo; tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.