Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thẩm quyền của chính quyền thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 142 - 145)

Thành phố cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc triển khai thực hiện cơ, chính sách về dịch vụ cho người nghèo trên địa bàn; đồng thời, hoàn thiện việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách về dịch vụ đối với người nghèo trong thẩm quyền được phân cấp.

Trong khuôn khổ cơ chế, chính sách của Trung ương, thành phố tích cực, chủ động và sáng tạo triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về dịch vụ đối với người nghèo cho phù hợp với đặc điểm người nghèo và điều kiện của thành phố.

Chú trọng ưu tiên cho các chính sách tác động mạnh nhất đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người nghèo.

Nhằm hỗ trợ hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững, trước mắt, thành phố Hà Nội làm tốt công tác tuyên truyền, động viên các hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, có ý chí tự vươn lên thoát nghèo và cần quan tâm đến một số giải pháp cụ thể sau đây:

Một là, đối với chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cần tăng cường nguồn vốn và bảo đảm cho các đối tượng tiếp cận được nguồn vốn. Các giải pháp cụ thể trước mắt như sau:

- Tăng cường nguồn vốn, đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất- kinh doanh; dịch vụ đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng CSXH quản lý với phí 0,3%/tháng. Đề xuất nâng mức vay tối đa lên 20 - 30 triệu đồng/hộ. Hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất - kinh doanh, dịch vụ đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng CSXH quản lý với phí 0,4%/tháng. Bổ sung thêm đối tượng là hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập hộ nghèo được vay vốn sản xuất- kinh doanh, dịch vụ với phí 0,4%/tháng.

- Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thành viên của hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường.

-Đảm bảo thành viên của hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đều được vay vốn tại Ngân hàng CSXH, thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông.

- Bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo vay chăn nuôi bò sinh sản thông qua các hội đoàn thể.

Hai là, đối với chương trình khuyến công và khuyến nông, cần quan tâm đến một số giải pháp trước mắt sau đây:

- Tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất khuyến nông, khuyến lâm, nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển giao khoa học công

nghệ... cho hộ nghèo. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo và đặc thù của từng địa phương.

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề, tập trung các nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình.

- NSNN hỗ trợ mua phí bảo hiểm nông nghiệp đối với hộ nông dân, cá nhân nghèo, cận nghèo và không thuộc diện nghèo, cận nghèo theo Thông tư số 121/2011 /TT-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính.

Ba là, đối với dịch vụ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo cần quan tâm đến một số giải pháp trước mắt sau đây:

- Hoàn thiện việc xây dựng Kế hoạch thực hiện CTMTQG về việc làm theo kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm trên địa bàn thành phố một cách có hiệu quả. Thực hiện lồng ghép DVVL cho người nghèo trong xây dựng Chiến lược tổng thể và Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của Thủ đô, thể hiện qua việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo lao động và giải quyết việc làm nói chung và cho người nghèo nói riêng đến từng quận, huyện, thị xã và bản thân Sở Lao động TBXH.

- Triển khai CTMTQG về việc làm, CTMTQG về giảm nghèo, CTMTQG về xây dựng nông thôn mới… một cách hiệu quả hơn, trong đó, chú trọng vai trò trung tâm của người nghèo,đặc biệt là Đề án Nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm của Hà Nội đến năm 2015, Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020 tập trung vào đối tượng người nghèo, người bị thu hồi đất (phương tiện sản xuất rất quan trọng của nông dân)...

- Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm. Thành phố cần thành lập sàn giao dịch việc làm; tổ chức định kỳ các phiên giao dịch việc làm hằng tháng nhằm mục đích phục vụ tốt cho người lao động đang tìm việc làm, học nghề và các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng việc làm. Tăng cường vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc, để tạo điều kiện cho người nghèo có thêm nhiều cơ hội có được việc làm mới, tăng thu nhập.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người nghèo, thành viên hộ cận nghèo. Tập trung đào tạo các nghề truyền thống như thêu ren, đan rổ rá, mây tre đan xuất khẩu, đúc đồng, khảm trai... phù hợp với điều kiện của từng địa phương để hỗ trợ thoát nghèo bền vững.

Bốn là, triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo.

Hướng dẫn, tư vấn cho hộ nghèo các mô hình dịch vụ, thương mại phù hợp để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm góp phần thoát nghèo bền vững. Cụ thể như sau:

- Lồng ghép các chương trình, dự án từ khâu thiết kế: Thiết kế chương trình XĐGN ở Hà Nội cần đặc biệt quan tâm việc lồng ghép nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án có cùng mục tiêu trên cùng địa bàn nhằm hạn chế đầu tư dàn trải, chồng chéo. Đồng thời phải có sự phối hợp tổ chức theo cấp, ngành và đưa ra được một khung giám sát chặt chẽ về kết quả thực hiện chương trình.

- Khắc phục những bất cập, chồng chéo trong thiết kế chương trình XĐGN và phát triển KTXH. Điểm bất cập của chương trình XĐGN trong thời gian qua là sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách và chương trình giảm nghèo. Mỗi bộ, ngành quản lý nhiều chương trình, dự án hoặc các hợp phần khác nhau. Trong khi, mối liên hệ giữa các hợp phần lại thiếu chặt chẽ nên chưa có được kết quả tổng lực từ các hợp phần riêng lẻ. Do đó, khi thiết kế các chính sách, chương trình XĐGN không thể tách rời riêng rẽ, độc lập mà phải gắn với các chương trình phát triển KTXH, chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tưKCHT, dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân...

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)