Về tài chính hợp đồng BOT

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

2.1 Quy định pháp luật về chủ thể, đối tượng và tài chính về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT

2.1.3 Về tài chính hợp đồng BOT

Hợp đồng BOT thường là những hợp đồng lớn trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện… Chính vì vậy, nguồn vốn kinh phí thực hiện những dự án này thường cũng rất lớn. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư hoặc doanh

34

nghiệp dự án phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện dự án theo thỏa thuận hợp đồng của dự án. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hỗ trợ của nhà nước đối với hợp đồng BOT để thực hiện những dự án phát triển cơ sở hạ tầng vì đây là những lĩnh vực chịu rủi ro cao. Theo đó, đối với những dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc56:

+ Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%.

+ Đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.

So với nghị định 15/2015/NĐ-CP thì nguồn vốn thực hiện dự án trong nghị định 63/2018/NĐ-CP có điểm tiến bộ sau đây:

+ Nghị định 63/2018/NĐ-CP đã tạo điều kiện hơn cho việc lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, loại bỏ nhà đầu tư dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng để thực hiện dự án. Đồng thời, tránh trường hợp dự án bị kéo dài do nhà đầu tư không có khả năng huy động nguồn lực tài chính cho dự án khiến dự án chậm triển khai, kéo dài như trong thời gian qua. Theo đó, đối với các khoản vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư lên tối thiểu 20% so với mức 15% trong nghị định 15/2015/NĐ-CP. Đối với các dự án có mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng thì mức vốn chủ sở hữu theo quy định mới cũng được sửa theo hướng nâng cao hơn. Theo đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng và tối thiểu là 10% với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng.

Trong thực tiễn thi hành cho thấy thì hầu hết các Doanh nghiệp với khả năng tài chính còn rất hạn chế như hiện nay, tích tụ vốn từ các chủ thể đầu tư trong nước thường chưa nhiều thì quy định về tỉ lệ vốn tối thiểu bắt buộc này đã tạo ra rào cản khá lớn đối với doanh nghiệp dân doanh trong việc tiếp cận, thực hiện các dự án đầu tư cũng như khả năng huy động vốn vay của các doanh nghiệp này. Bởi các ngân hàng chỉ

56 Điều 10 nghị định 63/2018/NĐ-CP

35

cho phép vay dao động từ 10 - 15% vốn tự có của doanh nghiệp.57 Trong khi đó, với quy định bắt buộc phải có cam kết của các ngân hàng hoặc các nhà cấp vốn khác khi nộp hồ sơ đề nghị thực hiện dự án BOT khó thực hiện vì các ngân hàng, nhà cho vay luôn đòi hỏi phải có dự án khả thi đã được phê duyệt, có phương án vay trả nợ rõ ràng mới cam kết cho vay. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp không có khả năng thực hiện quy định này và yêu cầu giảm tỷ lệ này xuống. Theo đó, tính khả thi của phương án tài chính mà doanh nghiệp đề xuất mới là quan trọng và đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư. Hơn nửa phần lớn nhà đầu tư BOT hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành nên thường xin phép thực hiện cùng một lúc nhiều dự án khác nhau để chia sẻ rủi ro. Điều này đã làm hạn chế đáng kể đến năng lực tài chính của doanh nghiệp do phải cam kết đóng góp cho nhiều dự án khác nhau.

Quy định này được xem là một trong những điểm mới nhất và tiến bộ của quy chế đầu tư mới so với hai quy chế trước đây, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có khả năng tiếp cận các dự án BOT đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài năng lực tài chính không hẳn chỉ là mức vốn sở hữu mà còn là khả năng huy động vốn của họ đồng thời để phù hợp với các quy định của luật doanh nghiệp 2005 về quyền được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp như quy định:

công ty cổ phần được phát hành chứng khoáng để huy động vốn vay….và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện các dự án này trên thực tế cũng như tính chất tư nhân và hiệu quả của loại hình đầu tư này.

Quy định tách bạch vốn hỗ trợ của nhà nước kể cả vốn đền bù giải phóng mặt bằng và phần vốn này được tiến hành quản lý theo quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước tại nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/05/2018 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoàn toàn phù hợp. Một mặt, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng trong việc quản lý, kiểm sát quá trình sử dụng các loại vốn của nhà nước, mặt khác tạo động lực thúc đẩy nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kinh doanh khi có sẵn mặt bằng sản xuất từ các công trình phụ trợ do nhà nước xây dựng hoặc được nhà nước hổ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng. Bởi trên thực tế thực hiện dự án BOT quy định: công việc giải phóng mặt bằng do các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án được thực hiện đảm nhiệm nhưng khi triển

57 http://vneconomy.vn/thoi-su/bot-giao-thong-su-dung-von-ngan-hang-the-nao-20170815084529738.htm

36

khai thì phần việc này lại do hầu hết cách doanh nghiệp BOT làm song chi phí lại chưa được xác định cụ thể và không phù hợp với luật đất đai. Vì vậy, pháp luật hiện hành đã được thiết kế theo hướng: để cho nhà nước bỏ vốn nhằm hổ trợ nhà đầu tư thực hiện những công việc này để tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác và làm giảm chi phí đầu tư trong từng dự án cụ thể theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)