Chuyển giao công trình và chấm dứt hợp đồng dự án

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

2.3 Triển khai thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT

2.3.3 Chuyển giao công trình và chấm dứt hợp đồng dự án

Với dự án BOT việc chuyển giao công trình được thực hiện khi hết thời hạn kinh doanh công trình dự án đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là một nghĩa vụ nhà đầu tư đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng dự án nên hoàn toàn không phải là trưng mua, trưng thu hay quốc hữu hóa. Việc chuyển giao này phải thực hiện theo nguyên tắc nhất định đó là: chuyển giao công trình cho nhà nước mà không có bồi hoàn, việc chuyển giao phải kèm theo tài liệu có liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình, tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh từ dự án… Ngoài việc chuyển giao tài sản dự án, doanh nghiệp dự án phải chuyển giao công nghệ và đào tạo,

48

hướng dẫn các nghiệp vụ bảo dưỡng, đại tu định kỳ để đảm bảo điều kiện khai thác vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.75 Điều này có nghĩa là công trình BOT có thể chuyển giao trước hoặc sau thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng dự án.

Trong quy định của pháp luật về hợp đồng BOT không quy định cụ thể về thời hạn kinh doanh của hợp đồng BOT nên thực tế thời hạn kinh doanh công trình của nhà đầu tư sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực cơ sở hạ tầng và trên cơ sở thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác định thời hạn kinh doanh dự án BOT rồi chuyển giao cho nhà nước là một vấn đề rất quan trọng đối với nhà đầu tư vì đây là cơ sở để nhà đầu tư có nguồn thu từ công trình nhằm thu hồi vốn, trả hết được nợ của doanh nghiệp và tạo ra một tỷ suất sinh lợi hợp lý cho vốn đầu tư và những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu.

Về việc chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án, nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác. Quy định này tạo ra sự linh hoạt cho doanh nghiệp BOT trong quá trình kinh doanh chuyển giao công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như lợi ích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư và nhà đầu tư. Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên, trước khi bàn giao nhà đầu tư phải thông báo công khai về việc chuyển giao công trình cho nhà nước cùng với trình tự, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng công trình để xác định các hư hại và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện sửa chữa, bảo trì và làm thủ tục chuyển giao. Do tính chất đặc thù trong quá trình thực hiện, triển

75 Khoản 2 Điều 58 Nghị Định 63/2018/NĐ-CP

49

khai và kinh doanh thì ngoài việc tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết thì khi bàn giao công trình, còn phải đáp ứng các yêu cầu về: thực trạng của công trình khi chuyển giao, danh mục các tài sản chuyển giao kể cả các tài liệu liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng… Đồng thời với việc chấp nhận công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuẩn bị một bộ máy sau khi chuyển giao công trình có thể hoạt động bình thường. Nhìn chung, các quy định về thủ tục và các điều khoản bàn giao công trình dự án tại quy chế hiện hành đã tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch cho nhà đầu tư và cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự ổn định so với các văn bản pháp luật cũ. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thường được tiến hành trong một thời gian dài, với nhiều công việc có nội dung phức tạp, việc thực hiện đúng hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư. Do đó áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng một khoản tiền là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa các vi phạm hợp đồng từ phía nhà đầu tư trong trường hợp cần thiết và phù hợp với thực tiễn mà nhiều nước đã làm.

So với các nghị đinh trước thì nghị định 63/2018/NĐ-CP đã có tiến bộ trong quy định về chuyển giao công trình cho nhà nước. Cụ thể, trước đây nghị định không quy định rằng tài sản được chuyển giao liệu có thể là tài sản đang được dùng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp BOT hay không. Điều này sẽ rất dễ trở thành những vướn mắc cho nhà đầu tư khi thực hiện bàn giao dự án BOT cho nhà nước. Chính vì vậy nghị định 63/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể rằng tài sản được chuyển giao phải được đảm bảo rằng không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp đảm bảo cho các nghĩa vụ khác của nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao.

Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức chấm dứt, thanh lý hợp đồng BOT, đồng thời cơ quan nhà nước sẽ giữ vai trò quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 khóa luận đã khái quát về thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam điển hình như khái quát về chủ thể, đối tượng,

50

tài chính, ký kết và thực hiện, chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án. Từ đó, phân tích được ưu điểm và các hạn chế trong các quy định của pháp luật so với các quy định cũ. Đồng thời khóa luận phân tích các quy trình và thủ tục xây dựng và công bố dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

Hiện nay, hợp đồng BOT được thực hiện khá phổ biến ở nước ta hiện nay với nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau. Ngoài những dự án đã đạt được những thành công nhất định nhưng không ít dự án đã bộc lộ nhiều hạn chế, điển hình là trong quá trình ký kết và thực hiện, chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hỏng trong các quy định pháp luật, kiến thức và kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai dự án BOT một cách hiệu quả.

51

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)