Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

1.3. Quy định về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

1.3.3. Nội dung và các trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

1.3.3.2. Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá

Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá bao gồm điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định và điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh giá hai loại hợp đồng này được quy định cụ thể tại Điều 6 và Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BXD.

Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định

Pháp luật cho phép hợp đồng theo đơn giá cố định được phép điều chỉnh giá trong hai trường hợp: Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng và bất khả kháng.

34 Khoản 2 Điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP

Việc thực hiện điều chỉnh giá đối với hợp đồng theo đơn giá cố định được pháp luật quy định như sau: “Khi bổ sung khối lượng công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng”35.

Việc cho phép điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo “giá cố định” và theo

“giá trọn gói” do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu có thể được xem là một điều kiện hardship36 trong hợp đồng xây dựng. Trong Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện về hardship được quy định tại Điều 420 và được gọi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng và tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như nguyên tắc thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc áp dụng điều kiện hardship vào hợp đồng xây dựng để điều chỉnh giá là một bước tiếp cận của pháp luật xây dựng Việt Nam với thông lệ xây dựng quốc tế.Các Bộ quy tắc quốc tế, như điều kiện của Hiệp hội các kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) trong văn bản về xây dựng đã có quy định về các điều khoản “rủi ro ngoại lệ”, “rủi ro đặc biệt” nhằm làm cơ sở giải quyết các trường hợp khó khăn đặc biệt khi thực hiện các hợp đồng xây dựng, tương tự như điều khoản hardship hay “bất khả kháng”.

Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh chỉ được phép điều chỉnh giá trong hai trường hợp sau:

Khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng.

Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng.

Điều chỉnh đơn giá toàn bộ hoặc một số đơn giá cho những công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu đã thỏa thuận điều chỉnh sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Các trường hợp bất khả kháng và bất khả kháng khác”37.

Nội dung của việc điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BXD như sau:

35 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BXD

36 “Một hoàn cảnh được gọi là hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…

- Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong PICC năm 2010

37 Khoản 4, Điều 3, Thông tư 07/2016/TT-BXD

(i) Khi khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng công việc này để thanh toán. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.

(ii) Trường hợp trong hợp đồng các bên có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá (toàn bộ hoặc một số đơn giá) cho những công việc được điều chỉnh giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Đơn giá điều chỉnh được xác định theo phương pháp hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BXD.

Từ những quy định trên, có thể nhận thấy rằng hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá hợp đồng xây dựng là:

Thứ nhất, giá hợp đồng xây dựng biến động do sự thay đổi, phát sinh khối lượng thi công (khối lượng thực tế so với khối lượng tạm tính trong hợp đồng đã ký).

Đối với những phần việc chưa xác định được rõ khối lượng như đào đất, nạo vét hố móng, đắp đất nền móng khi thi công rất dễ phát sinh tăng hoặc giảm khối lượng. Ngoài ra, công việc xây dựng các công trình lớn hầu hết làm ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn…chính vì thế rất dễ phát sinh các chi phí về biện pháp thi công, an toàn lao động, chi phí khắc phục do sự cố thiên tai, thời tiết gây ra.

Trong thực tế, việc xác định khối lượng phát sinh hoặc khối lượng bổ sung vào hợp đồng căn cứ vào biên bản nghiệm thu có sự chứng nhận của giám sát công trường hoặc kỹ sư khối lượng. Thông qua các Biên bản phát sinh khối lượng tăng (variation order)38, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ quyết định việc điều chỉnh giá. Đây là việc hoàn toàn có thể xác định chính xác được nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu. Do vậy điều chỉnh giá do tăng giảm khối lượng thi công là việc trong khả năng có thể thực hiện được dễ dàng, nhanh chóng và sát thực tế.

Thứ hai, do sự thay đổi đơn giá tổng hợp/chi tiết. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này:

38 Phụ lục 02

(i) Do yếu tố trượt giá, lạm phát, khủng hoảng kinh tế… dẫn đến biến động giá thị trường các yếu tố đầu vào như : Vật liệu xây dựng, nhân công, nhiên liệu theo thời điểm.

(ii) Do sự thay đổi các chính sách về quản lý giá của Nhà nước.

Đơn giá là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nhằm xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu, giá hợp đồng, từ đó tạo lập thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Đơn giá xây dựng “là toàn bộ chi phí cần thiết (gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng tương ứng của khối lượng cần thực hiện của gói thầu. Đơn giá xây dựng được cập nhật trên cơ sở đơn giá trong dự toán xây dựng, phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình, các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan tại thời điểm xác định dự toán gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu”39.

Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng. Tuy nhiên, việc điều tra, tổng hợp và tần suất ban hành lại phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực bộ máy của cơ quan quản lý xây dựng địa phương.

Những bất cập quá lớn từ đơn giá ảnh hưởng lớn đến việc chủ đầu tư và nhà thầu không thể tạm tính chính xác giá trị hợp đồng xây dựng. Hơn nữa, khi xảy ra biến động về khối lượng công việc, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đơn giá xây dựng tại thời điểm điều chỉnh không phù hợp với giá trên thị trường.

Mặt khác, luật quy định các bên phải tham gia thống nhất đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh. Nếu cả hai bên thống nhất được đơn giá, việc điều chỉnh sẽ thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thống nhất được đơn giá thì việc điều chỉnh giá là không thể diễn ra được. Bởi lẽ, việc thống nhất hay không thống nhất là do ý chí của các bên. Các quy định của pháp luật chỉ đưa ra phương án nhưng không kèm theo biện pháp dự phòng cho các trường hợp phát sinh.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng cũng là điểm cần quan tâm trong việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Yếu tố thời gian có tác động rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu xây dựng, nhân công, máy móc,…Do đó, việc điều

39 Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định 32/2015/NĐ-CP

chỉnh tiến độ xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, làm cho giá của hợp đồng xây dựng theo đơn giá và hợp đồng trọn gói (nêu ở phần trên) có nguy cơ bị biến động giá. Tuy nhiên, pháp luật chưa đưa ra các quy định về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trong trường hợp này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)