Qua tìm hiểu về hệ thống Pháp luật quy định về việc mua bán nhà ở hiện nay tác giả hoàn toàn nhất trí và đồng ý với những quy định nói trên. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân thì tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị như sau để hoàn thiện hơn hệ thống Pháp luật nước nhà cũng như Pháp luật trong lĩnh vực mua bán nhà ở như sau:
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc mua bán nhà ở thương mại:
Trong LKDBĐS có quy định về hành nghề môi giới BĐS tuy nhiên với những người hành nghề môi giới hiện này đa số lại không đáp ứng được những quy định của LKDBĐS điều này chứng đỏ rằng việc kiểm tra, giám sát và chế tài sử phạt của Pháp luật còn nhiều bất cặp và chưa được thực hiện một cách triệt để. Kiến nghị nhà nước nên thành lập một tổ kiểm tra giám sát ở địa phương (có thể kiêm nhiệm) và ban hành một chế tài sử phạt thật nặng đủ sức răn đe (nên phạt theo tổng mức độ tăng giá các căn nhà mà chúng ta thu thập được)
Cũng nên có những quy định cho hệ thống cò nhà đất hoặc quy định chung để áp dụng cho cả người môi giới và cò nhà đất, tốt nhất là nên gộp chung thành một nếu không thì cấp luôn bộ phận này để nhằm ổn định thị trường nhà ở và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người mua nhà.
Nên có một hệ thống thông tin và để thông tin rộng rãi cho người dân được biết về những dự án và quy hoạch của từng địa phương, điều này giúp cho người dân hiểu biết hơn về quy hoạch của địa phương và cũng tránh được việc mua nhà nằm trong quy hoạch đồng thời thể hiện được sự minh bạch trong làm việc của cơ quan nhà nước với nhân dân.
Thời gian gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều vụ biểu tình, kiện cáo, tranh chấp về quyền sử dụng, sở hữu các khu vực như tầng hầm, khối đế, sân chơi, phòng sinh hoạt chung tại các chung cư, đặc biệt là chung cư cao cấp. Để tránh tình trạng này và bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Nhà nước nên có những quy định rõ ràng và chi tiết hơn về phần sở hữu chung, riêng, cũng như điều kiện cần có để khai thác các khu vực này; quy định rõ trách nhiệm của các bên nếu để xảy ra các sự cố cháy nổ trong quá trình kinh doanh, sử dụng các khu vực này, làm ảnh hưởng đến toàn bộ tòa nhà và cư dân trong tòa nhà.
Việc tổ chức quản lý các chung cư sau khi đi vào hoạt động cũng còn nhiều bất cập. Nhà nước nên sớm hình thành bộ tiêu chuẩn quản lý và phân loại nhà cao tầng nói chung và chung cư nói riêng. Khi có bộ tiêu chuẩn này, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng chính sách quản lý, chất lượng quản lý và phí quản lý tương ứng phù hợp, tránh tình trạng đánh đồng như hiện nay.
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc mua bán nhà ở xã hội:
Đối với việc mua bán nhà ở xã hội nhà nước nên có những thủ tục ngắn gọn, giải quyết nhanh lẹ, chẳng hạn như bỏ bớt quy định chứng thực của doanh nghiệp, nơi người có nhu cầu mua nhà làm việc, chỉ cần xã, phường chứng thực là đủ, vì xã, phường là cơ quan quản lý trực tiếp mà không mắm bất được tài sản có đăng ký quyền sở hữu của người dân thì năng lực và trách nhiệm của cán bộ có vấn đề. Nhà nước cũng nên ban hành những quy định cụ thể và biên pháp xử lý thật nghiêm khi vi phạm đối với trường hợp cho người thu nhập thấp và người nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ mua nhà ở xã hội, và xử lý triệt để những cán bộ thao đúng để người nhà không thuộc diện được mua nhà ở xã hội được mua.
Đối với những doanh nghiệp lớn, KCX - KCN Pháp luật cũng nên có quy định bất buộc những chủ thể này phải có dự án xây dựng NƠXH cho công nhân. Pháp luật cũng cần bổ sung thêm quy định xử phạt đối với những nhà đầu tư chủ động nưng giá nhà lên cao như tương xứng hoặc cao hơn phần chênh lệch khi nưng giá (nếu thu thập được).
3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc mua bán nhà ở tái định cư:
Đề xuất Pháp luật cần quy định cụ thể về giá bồi thường, phương thức bồi thường khi thu hồi đất của những trường hợp tái định cư. Khi chưa giải quyết xong việc bồi thường và tái định cư thì địa phương không được cưỡng chế buộc tháo gỡ nhà của những người được tái định cư điều này Pháp luật cũng cần quy định cụ thể.
Pháp luật cũng cần quy định việc những đối tượng thuộc diện tái định cư thì không được nhận tiền thây thế cho việc nhận nhà vì khi lên kế hoạch dự án tái định cư có tính chi tiết và cụ thể như vậy nhà tái định cư sẽ tồn động nhiều. Đề xuất cần thêm
quy định Pháp luật về khi xây dựng dự án tái định cư ngoài việc lo cho dân có một chỗ ở thì dự án cũng phải quy định rõ về việc phải xây dựng và đảm bảo cho người dân trong trường hợp tái định cư có một môi trường sống tốt. Cuối cùng là cần có những quy định Pháp luật nới lỏng hơn việc mua bán nhà ở tái định cư để những người đã có khả năng về tài chính họ được lựa chon cho mình một chỗ ở theo mong muốn và mơ ước, điều này mang tính tích cực thể hiện tính nhân văn của Pháp luật.
3.3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc mua bán nhà ở công vụ:
Đề nghị Pháp luật quy định cụ thể chủ thể được bán nhà trong từng trường hợp cụ thể, quy định cụ thể về giá, phương thức thanh toán. Pháp luật cũng cần quy định rộng hơn về những đối tượng được mua nhà ở công vụ vì là nhà không còn nhu cầu xử dụng nữa nên bán vì vậy cũng nên cho những đối tượng khác tham gia mua bán, những đối tượng mà Pháp luật đang quy định được mua nhà ở công vụ hiện tại thì nên quy định vào những đối tượng được ưu tiên mua và trong những đối tượng đó thì Pháp luật cũng nên quy định cụ thể những đối tượng được ưu tiên mua hàng đầu là người nghèo, người có thu nhập thấp, người có công với đất nước mà chưa có nhà ở. Là tài sản của nhà nước nên cũng cần có quy định về hỗ trợ hay giảm giá bán cho những đối tượng mua là người nhèo, người có thu nhập thấp, người có công với đất nước để thể hiện tính nhân văn của Pháp luật và của đất nước.
3.3.5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai:
Đề xuất tăng thời gian thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền (20 ngày làm việc hoặc 30 ngày) và quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan này để việc thẩm định được đảm bảo, đảm bảo cho khách hàng giao kết mua nhà ở hình thành trong tương lai với những chủ đầu tư uy chấp hành đúng quy định. Trường hợp không tăng thời gian thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền, tác giả xin đề xuất bỏ quy định về việc thẩm định nêu trên để khách hàng nâng cao ý thức, tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi kí hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, hạn chế rủi ro phát sinh.
Đề xuất quy định cụ thể vào luật việc khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản thì phải thanh toán tại ngân hàng bảo lãnh.
Đề xuất phải có quy định Pháp luật quy định việc chủ đầu tư bán nhà hình thành trong tương lai, muốn cầm cố, thế chấp thì phải cầm cố, thế chấp huy động vốn tại ngân hàng bảo lãnh cho chủ đầu tư bán nhà ở hình thành trong tương lai, để tránh tình trạng chủ đầu tư đã bán nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng nhà ngân hàng này bảo lãnh sau đó lại mang hồ sơ giấy tờ đi cầm cố, thế chấp ở ngân hàng khác.
Đề xuất Pháp luật cần quy định cụ thể việc từ khi chủ đầu tư có giấy phép đầu tư xây dựng dự án và nhà đầu tư kêu gọi góp vốn, đầu tư vào dự án thì sau này khi dự án hoàn thiện những ai đã góp vốn, đầu tư, vào dự án thì sẽ không được ký hợp đồng mua bán nhà với chính dự án mà mình đã góp vốn, đầu tư, để trách tình
trạng bán nhà hình thành trong tương lai khi chưa đủ các điều kiện mà Pháp luật quy định bằng việc đầu tư, góp vốn vào dự án sau đó khi đủ điều kiện thì ký hợp đồng mua bán nhà chính thức, mặt khác khi đã góp vốn, đầu tư vào dự án thì dự án đó cũng chính là tài sản chung của những nhà đầu tư, góp vốn vậy mà sau này những nhà đầu tư, góp vốn đó lại ký hợp đồng mua bán nhà với chính tài sản của mình.