Xây dựng mô hình mô phỏng số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tăng cường dầm bê tông cốt thép bằng bê tông cốt lưới dệt (Trang 124 - 129)

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỐ

4.2 Xây dựng mô hình mô phỏng số

4.2.1 Mô phỏng các dầm được tăng cường sức kháng uốn

Các mô hình PTHH ba chiều được thiết lập bằng phần mềm ABAQUS để mô phỏng ứng xử chịu uốn của dầm BTCT được tăng cường bằng TRC, bao gồm: dầm đối chứng, dầm tăng cường bằng 1 lớp và 2 lớp lưới sợi, được đặt tên lần lượt là BF0 – FEM, BF1 – FEM, BF2 – FEM. Do tính chất đối xứng về kết cấu và tải trọng nên chỉ một nửa dầm được mô phỏng, thể hiện ở Hình 4.1. Các mô hình mô phỏng này không chỉ đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu mà còn cho phép phân tích ứng xử chịu uốn và cơ chế phá hoại của dầm được tăng cường.

Trong nghiên cứu này, phần tử C3D8R trong thư viện vật liệu của phần mềm ABAQUS được sử dụng để rời rạc mô hình. Phần tử C3D8R là dạng phần tử khối 3 chiều, 8 nút tuyến tính được gán cho các phần tử bê tông thường và bê tông hạt mịn của TRC.

110

Hình 4.1 Mô hình PTHH dầm tăng cường 1 lớp lưới sợi BF1 - FEM

Các thanh cốt thép và lưới sợi dệt có thể được mô hình hóa bằng mô hình phần tử dạng khối (solid), dạng dầm (beam) hoặc dạng thanh (truss). Việc sử dụng mô hình phần tử dạng khối không được chọn do gây ra khối lượng tính toán lớn. Hơn nữa, thanh cốt thép và lưới sợi dệt có độ cứng chống uốn ngoài trục thanh khá nhỏ, vì vậy, phần tử dạng thanh T3D2 được sử dụng để mô phỏng cốt thép và lưới sợi dệt. Cụ thể hơn, lựa chọn phần tử dạng dây (wire) trong ABAQUS để mô phỏng các thanh cốt chịu lực (gồm cả cốt thép và lưới sợi dệt). Các thanh cốt dọc này được nhúng vào phần bê tông, tăng độ cứng cho kết cấu với giả thiết dính bám với bê tông là tuyệt đối. Số liệu đầu vào của dạng phần tử này là diện tích mặt cắt ngang và không cần định nghĩa cụ thể tiết diện hình học của mặt cắt.

Hình 4.2 Lưới phần tử của mô hình BF1 - FEM

Hình 4.2 thể hiện mô hình đã được rời rạc (chia lưới). Để có được kết quả đạt độ chính xác cao, việc chia mịn lưới đã được thực hiện. Kích thước mắt lưới tổng thể là 15mm, trong đó có một số phần tử ở khu vực chịu uốn thuần túy được chia nhỏ nhất là 10mm. Việc chia lưới sẽ ảnh hưởng đến sự hội tụ cũng như kết quả phân tích. Do đó, việc lựa chọn độ mịn đủ nhỏ khi chia lưới là cần thiết để đảm bảo sự thay đổi kích thước phần tử không ảnh hưởng đến kết quả mô phỏng.

111

a) Thép b) Lưới sợi

ε σ

ε σ

fy

fu

ftu

Es Et

c) Bê tông

ε Chịu kéo σ

Ec

Ec

fc ft

Chịu nén

Hình 4.3 Quan hệ ứng suất – biến dạng của vật liệu thép và lưới sợi dệt

Mô hình đàn hồi dẻo được sử dụng để mô phỏng tính chất vật liệu của cốt thép, thể hiện như Hình 4.3a. Đường ứng suất – biến dạng của thép được xác định thông qua từ nghiệm kéo cốt thép. Các đặc trưng cơ bản của mô hình bao gồm mô đun đàn hồi, cường độ kéo chảy, cường độ cực hạn của cốt thép. Mô hình này có thể sử dụng được cho cả ứng xử kéo và nén của cốt thép. Lưới sợi dệt là loại vật liệu có tính chất đàn hồi – giòn. Ứng suất kéo tăng gần như tuyến tính, sau khi đạt ứng suất kéo cực đại, lưới sợi dệt bị phá hoại ngay lập tức. Hình 4.3b thể hiện mối quan hệ ứng suất – biến dạng của lưới sợi dệt, không có giai đoạn biến dạng dẻo trước khi bị phá hoại. Sau khi đạt đến cường độ chịu kéo, ứng suất giảm đột ngột về không, thể hiện sự phá hoại giòn của vật liệu này.

Bảng 4.1 Các thông số vật liệu thép và lưới sợi dệt [1]

Cốt thép Lưới sợi dệt

Es

(Gpa) s Cốt thép dọc Cốt thép đai

Et

(Gpa) t ftu (Mpa) fy

(Mpa)

fu

(Mpa)

fu

(Mpa)

fu

(Mpa)

200 0,3 293 385 235 345 225 0,22 3550

Mô hình bê tông phá hoại dẻo (Concrete Damaged Plasticity - CDP) được sử dụng để mô tả tính chất vật liệu ở cả vùng kéo và nén của bê tông thường và bê tông hạt mịn. Hình 4.3a trình bày quan hệ ứng suất - biến dạng của bê tông dưới tác dụng của tải trọng tĩnh.

Với bê tông thường (bê tông dầm), quan hệ ứng suất và biến dạng khi chịu kéo và chịu nén bê tông thường được xác định từ chỉ dẫn nêu trong Mục 3.1.5 của tiêu chuẩn Châu Âu Eurocode 2 [33]. Đối với bê tông hạt mịn, đây là loại vật liệu mới, chưa có tiêu chuẩn cụ thể về các đặc trưng cơ học, đặc biệt là quan hệ giữa ứng suất và biến dạng khi chịu nén.

Trong luận án này, quan hệ giữa ứng suất và biến dạng được xác định từ kết quả nghiên cứu của tác giả Brockmann [21]. Brockmann đã phát triển mô hình ứng suất – biến dạng

112

khi chịu nén của bê tông hạt mịn, dựa việc sửa đổi (hiệu chỉnh) mô hình gốc được nêu trong CEB-FIP Model Code 1990 [25]. Các thông số cụ thể để xác định mô hình vật liệu này là cường độ chịu nén ( fc), cường độ chịu kéo ( ft ), mô đun đàn hồi (Ec), và hệ số poisson (). Bên cạnh đó, mô hình CDP sử dụng 5 thông số để mô tả quá trình hình thành và dạng phá hoại dẻo. Giá trị của những thông số này được lấy theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng phần mềm Abaqus [10]. Các thông số này đã được tập hợp trong Bảng 2.3.

Bảng 4.2 Các thông số vật liệu khai báo cho mô hình bê tông Loại bê tông fc

(Mpa) ft

(Mpa) Ec

(Mpa)  Kc є 0

0 b c

  

Bê tông thường 39,5 4,1 29540 0,2

2/3 0,1 1,16 30° 1E-5 Bê tông hạt mịn 69.9 7,2 33432 0,2

Hình 4.4 Các ràng buộc trong mô hình BF1 – FEM

Mô hình dầm gia cường được tổ hợp hoàn chỉnh từ các phần (parts) riêng lẻ thông qua khai báo ràng buộc (constraint) thích hợp giữa các phần. Cốt thép và lưới sợi dệt được khai báo nhúng (embedded) vào bê tông với giả thiết dính bám giữa cốt chịu lực và bê tông là tuyệt đối. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, hoàn toàn không có sự phá hoại giữa lớp bê tông hạt mịn và bê tông nền. Do đó, ràng buộc “khóa” (tie constraint) được sử dụng để mô tả dính bám giữa 2 lớp vật liệu bê tông nền và TRC, đảm bảo dính bám tuyệt đối giữa 2 bề mặt.

113

4.2.2 Mô phỏng các dầm được tăng cường sức kháng cắt

Hình 4.5 Mô hình PTHH dầm tăng cường BS1 – FEM

Sử dụng kỹ thuật mô phỏng tương tự trên, ba mô hình PTHH khác được thiết lập bằng phần mềm ABAQUS để mô phỏng ứng xử chịu cắt của các dầm đối chứng, dầm tăng cường bằng 1 lớp và 2 lớp lưới sợi, được đặt tên lần lượt là BS0 – FEM, BS1 – FEM, BS2 – FEM.

Hình 4.6 Các ràng buộc trong mô hình BS1 – FEM

Hình 4.5 thể hiện mô hình PTHH đã được rời rạc (chia lưới) của dầm được tăng cường bằng 1 lớp lưới sợi BS1 - FEM. Các mô hình vật liệu được lựa chọn tương tự như trong mục 4.3.1 với các đặc trưng cơ học vật liệu của thí nghiệm tăng cường sức kháng cắt. Các khai báo ràng buộc được thể hiện ở Hình 4.6 được sử dụng để tổ hợp hoàn chỉnh các phần riêng lẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tăng cường dầm bê tông cốt thép bằng bê tông cốt lưới dệt (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)