Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ - TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý - tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc theo tiếng đồng bào dân tộc M’Nông : Đăk là nước, Lăk là hồ. Là một tỉnh nằm trên địa bàn gồm năm tỉnh ở Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam.
Khi nói đến Đắk Lắk, ta liên tưởng đến ngay hình ảnh những dải đất đỏ bazan mênh mông với bạt ngàn cà phê, cao su cùng với các khu tiểu công nghiệp mới. Bên những dòng sông xanh mát, hiền hòa, những ngọn thác hùng vĩ cái nôi văn hóa của Đắk Lắk đã được được hình thành nên với những lễ hội đua voi, lễ hội cà phê, lễ hội cồng chiêng. Đặc biệt là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; cùng với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thác nước Đrây Nu, Đrây Sap, Trinh Nữ, Krông Kmar….với hai vườn quốc gia lớn YokDon, Chư Yang Sin với đặc trưng là rừng khộp và sự phân bố của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Nằm ở trung tâm cao nguyên miền Trung Việt Nam, Đắk Lắk được xác định nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45”- 13o25’06. Độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển. Tổng diện tích tự nhiên của Đắk Lắk là 13.125 km2
Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Tây Nam giáp tỉnh Đăk Nông
Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km Phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà.
Địa giới hành chính của tỉnh Đắk Lắk ngày nay được chia làm 13 huyện và 1 thành phố: Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea Kar, M'Đrắc, Krông Pắc, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, thành phố Buôn Ma Thuột.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km [134, tr.2].
Có thể thấy rằng với một vị trí như vậy, Đắk Lắk có điều kiện rất thuận lợi để giao lưu, thông thương với các đô thị lớn trong vùng và cả nước và xây dựng nền kinh tế mở gắn với thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là gắn với thị trường hơn 30 triệu dân của duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình Đắk Lắk có đặc trưng nổi bật là sự tồn tại mờ nhạt của vùng trũng giữa núi và sự hiện diện đậm nét của cao nguyên, bình nguyên bên cạnh các sơn khối nhỏ. Địa hình núi nằm ở phía tây và tõy nam của tỉnh với diện tớch xấp xỉ bằng ẳ diện tớch tự nhiờn toàn tỉnh bao gồm các dãy núi vừa và nhỏ có độ cao từ 500m đến trên 1000m, như vùng núi cao Chư Yang Sin. Địa hình cao nguyên chiếm diện tích chủ yếu, bao gồm hai cao nguyên chính là cao nguyên Buôn Ma Thuột, và cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương). Địa hình bình nguyên ở phía tây bắc, Địa hình trũng giữa núi chiếm diện tích không lớn, chủ yếu là vũng trũng
Krông Pắc - Lắk. Nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh.
Đặc điểm về khí hậu thời tiết: Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa của hai hệ thống gió mùa đối lập: gió mùa xích đạo và gió tín phong bán cầu bắc, đồng thời bị chi phối bởi độ cao và yếu tố địa hình, nên nó tạo thành một kiểu khí hậu có thể coi là đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta; kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên hay tiểu khí hậu: “Nhiệt đới cao nguyên”
Một năm chia thành hai mùa rõ rệt 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11 chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, kèm theo gió Tây Nam thịnh hành. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24ºC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5ºC. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20%, cho nên trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Với chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng và gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
Khí hậu Đắk Lắk mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ hoàn lưu nhiệt đới gió mùa cao; do yếu tố địa hình đã phân chia Đắk Lắk thành các tiểu vùng có những đặc điểm khí hậu khác nhau. Tuy nhiên những năm gần đây do tác động biến đổi khí hậu đã dẫn tới nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường như mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt… không theo quy luật làm thiệt hại vô cùng lớn đối với dân sinh kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Đặc điểm về thuỷ văn: Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp. Trên địa bàn có hai hệ
thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Sêrêpôk và sông Ba. Hệ thống sông Sêrêpôk là chi lưu cấp I của sông Mê Kông, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m hợp lưu xuống còn 150m chảy ngược về hướng Tây, qua đất bạn Campuchia để hòa mình cùng dòng sông Mêkông trước khi về với biển, có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ bao gồm lưu vực dòng chính Sêrêpôk và tiểu lưu vực Ea H’Leo, hai nhánh chính của sông Sêrêpôk là Krông Ana, Krông Nô với nhiều thác nước có nguồn thủy năng lớn, khai thác thủy điện tốt như thác Buôn Kuốp, Đray Sáp, Đray H’Ling; hệ thống sông Ba không chảy qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông Hinh.
Nước dưới đất: Theo tài liệu nghiên cứu thăm dò, đánh giá nước dưới đất của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất thuộc trường Đại học Mỏ địa chất và Trung tâm tư vấn Công nghệ Môi trường thuộc liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho thấy tài nguyên nước Đắk Lắk chủ yếu tàng trữ trong các đá bazan, các đối tượng chứa nước khác không giàu và ít nước. Các vùng được đánh giá có trữ lượng tiềm năng lớn là cao nguyên Buôn Ma Thuột, vùng trũng Krông Pắc - Lăk, trong đó vùng Buôn Ma Thuột là vùng giàu tiềm năng nhất. Với tiềm năng nước dưới đất ở các vùng ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt nước dưới đất có khả năng cung cấp cho cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Nước dưới đất là tài nguyên quý, đặc biệt đối với tỉnh nó đóng một với trò quan trọng đối với kinh tế và dân sinh. Vì vậy nó cần được quản lý và bảo vệ, để bảo đảm sự khai thác sử dụng hợp lý và phòng chống những ảnh hưởng xấu do các hoạt động nhân tạo cũng như tự nhiên..
Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.312.573 ha, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa, đất gley, đất xám, đất đỏ bazan, đất đen và một số đất nhóm khác như: nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá,
nhóm đất nứt nẻ, nhóm đất mới biến đổi, nhóm đất tầng sét chặt, cơ giới phân dị, nhóm đất nâu thẫm, nhóm đất nâu. Nếu lấy độ phì làm tiêu chí đánh giá thì có ba nhóm đất chính: đất bazan, đất phù sa và đất mùn xám. Nhóm đất bazan có diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở hai cao nguyên Buôn Ma Thuột và M’Đrắk, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp hàng hóa dài ngày như hồ tiêu, cao su, điều, cà phê và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Nhóm đất phù sa diện tích 14.708 ha, chiếm 1,12% diện tích tự nhiên, đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô, nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lương thực. Nhóm đất mùn xám chiếm diện tích không nhiều, phân bố trên các sơn khối, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Định hướng sử dụng đất đến 2010 và 2020. Đất lâm nghiệp: đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh cần đạt là 664,400 ha, năm 2020 là 704, 400 ha. Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 3,250 ha, năm 2020 là 6, 840 ha, tăng thêm 5,240 ha so với năm 2005. Đất nông nghiệp khác: diện tích khoảng 249 ha vào năm 2010 và 511 ha vào năm 2020. Đất ở: được quy định hoạch trên cơ sở hiện trạng đất ở của từng địa phương và định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới các đô thị, kế hoạch tiếp nhận dân kinh tế mới và di dân tự do. Dự báo diện tích đất năm 2020 là 15, 875 ha (tăng thêm khoảng 2,909 ha so năm 2005. Đến năm 2020 đất ở tăng lên 18,049, tăng thêm 2, 17 ha so với năm 2010.
Tài nguyên rừng, sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62% (số liệu tính đến ngày 01/01/2004).
So với năm 2005 diện tích đất có rừng tăng 28 ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 15.9 ha; diện tích rừng trồng tăng: 44.385 ha (không có diện tích cây
cao su: 25.237,8 ha). Độ che phủ của rừng năm 2010 đạt 50%. Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Đắk Lắk hiện nay là một trong những khu vực được chú ý về tính đa dạng sinh học và các loài đặc hữu. Động vật rừng có 228 loài thuộc 26 họ, 11 bộ; Chim rừng 598 loài , 46 họ, 18 bộ; Bò sát 129 loài 12 họ, 3 bộ; Ếch nhái 79 loài, 5 họ, 2 bộ; cá 96 loài; trong đó có nhiều loài quí hiếm như: voi, hổ, báo, bò rừng, bò tót, gấu, nai cà tông, hươu vàng, sóc bay, trĩ sao, gà tiền mặt đỏ... Trong 70 loài động vật có xương sống ở cạn, có tới 17 loài được Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUNC) xếp vào danh sách đặc biệt quý hiếm. Động vật lưỡng cư - bò sát cũng có 7 loài xếp vào diện quý hiếm như: trăn hoa, trăn đất, kỳ đà, ba ba, tê tê... Đây cũng là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Đăk Lăk không những có thảm rừng đa sinh thái mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày. Đặc biệt nổi bật là hệ sinh thái rừng khộp điển hình của cả nước. Thảm thực vật và đa dạng sinh học vô cùng phong phú với các kiểu rừng: rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, rừng lá á kim nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mùa mưa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, trảng cây bụi, thảm cỏ tự nhiên và các nông quần hợp như cà phê, cao su, tiêu, điều, mía, các loại cây ăn quả và cây lương thực. Rừng Đăk Lăk có nhiều loại cây dược liệu, gỗ trong đó có các loài gỗ quý như Cẩm Lai, Trắc, Lim, Sến, Táu, Cà te, Giáng hương, Thủy Tùng vừa mang giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học … một số loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ của nước ta và thế giới phân bố chủ yếu ở vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin, và các khu bảo tồn Nam Kar, Ea Sô…Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan. Ngoài ra còn có 4 rừng đặc dụng là: vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar huyện Lăk và rừng
lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lăk, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar mỗi khu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha.
Chất lượng rừng tự nhiên: Trong thời gian qua chất lượng rừng, trữ lượng rừng đã giảm sút do tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Chất lượng rừng trồng: Việc đưa cây keo lai, bạch đàn cấy mô… vào sản xuất đã cải thiện đáng kể tỷ lệ cây sống và phát triển thành rừng đạt bình quân 85%, năng xuất đã tăng từ 80 m3 /ha lên trên 130 m3/ha.
Đất và rừng Đắk Lắk là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển kinh tế, nhất là kinh tế lâm nghiệp và nông nghiệp. Còn giá trị đa dạng sinh học là một lợi thế cho công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Nếu nguồn đa dạng sinh học này bị suy giảm, sẽ gây một ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các loài động thực vật, cũng như con người và ảnh hưởng đến các mặt kinh tế. Do đó, bảo tồn đa dạng sinh học cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.
Tài nguyên khoáng sản, rất phong phú và đa dạng về các loại hình. Trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là: sét cao lanh với trữ lượng ước tính khoảng 60 triệu tấn, phân bố ở M’Đrắk, Buôn Ma Thuột; sét gạch ngói với trữ lượng ước tính trên 50 triệu tấn, phân bố ở Krông Ana, M’Đrăk, Buôn Ma Thuột, Cư Jút và nhiều nơi trong tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như Vàng (Ea Kar), chì (Ea H’leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cuôr Đăng), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Những khoáng sản này có tiềm năng lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Nguồn lợi thủy sản, với mạng lưới sông suối khá dày, Đắk Lắk có số lượng hồ đứng đầu cả nước (> 500 hồ), với khoảng 47.000ha mặt nước, một
tiềm năng không nhỏ về phát triển nuôi trồng thủy sản. Hồ nước ngoài nhiệm vụ tưới tiêu, phát điện có có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản; hiện nay tại hồ thủy điện Buôn Tur Srah đã nuôi thử nghiệm thành công giống cá Tầm và đang nghiên cứu nhân rộng ở một số hồ khác, tương lai trở thành trung tâm nuôi cá Tầm lớn nhất Việt Nam; Hồ nước ngọt trên đỉnh Yang Hanh, xã Cư Drăm (Krông Bông) nuôi thành công cá hồi; đây là những giống cá rất quý có giá trị kinh tế cao. Với diện tích mặt nước lớn, điều kiện khí hậu phù hợp tương lai Đắk Lắk hứa hẹn trở thành trung tâm nuôi cá nước ngọt lớn nhất Việt Nam. Những năm tới nuôi trồng thủy sản sẽ là mục tiêu kinh tế của tỉnh.