Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ - TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất, phát triển kinh tế gắn liền với nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2005 - 2010 đạt 12,1%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2010 tổng GDP đạt 12.810 tỉ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, bình quân đạt 23,94%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% (theo tiêu chí cũ). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 29.436 tỉ đồng, bằng 31,8% GDP, tăng 28,46% so với kế hoạch. Các chương trình, đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ngày càng có trọng tâm, trọng điểm hơn, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.
Riêng năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13%; thu ngân sách trên 3.500 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người đạt trên 21,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu năm 2013, Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt từ 11% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28
triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 4.200 tỷ đồng.
Thứ hai, với những ưu đãi lớn của tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, đã tạo một điều kiện không nhỏ cho sự phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, kinh tế chủ đạo chủ yếu dựa vào sản xuất nông sản và lâm sản, ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp, chế biến và xuất khẩu nông sản như mì, bắp…sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh.
việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống được đẩy mạnh.
Vì vậy nguồn thu từ ngành kinh tế nói trên mang lại cho tỉnh Đắk Lắk nguồn ngân sách rất lớn. Sản xuất nông sản và lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP).
Là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 182.343 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê nhân chiếm 40% sản lượng cả nước. Hiện nay, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận trong phạm vi cả nước và quốc tế.
Thứ ba, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống khu công nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác được Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua các Quyết định 168, 135 và nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác; nên các cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, nước... đã được cải thiện đáng kể. Các
khu Công nghiệp của Đắk Lắk có vị trí rất thuận lợi trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tiềm năng lao động tại địa phương dồi dào, có sức thu hút đầu tư lớn như: Khu công nghiệp Hòa Phú; cụm tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột; Tân An 1&2; Cụm công nghiệp Ea Dar; Cụm công nghiệp Trường Thành. Ngoài ra Cụm công nghiệp Buôn Ma Thuột 2, Cụm công nghiệp Ea H’Leo, Krông Bông và ở các huyện với quy mô khoảng 50 ha mỗi cụm, đang được quy hoạch chi tiết đưa vào hoạt động.
Các ngành kinh tế như điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như: y tế, giáo dục…cũng đã góp phần phát triển một cách toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Vì là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Trên địa bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn như hồ Lăk (huyện Lăk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã được khởi công xây dựng. Do đó tỉnh, đặc biệt là ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện và hệ thống thuỷ lợi, cấp nước, mạng lưới giao thông, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó Đắk Lắk có vị trí giao thông thuận lợi nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có hệ thống các quốc lộ nối liền với các tỉnh Tây Nguyên khác và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên ở vùng duyên hải Miền Trung; có sân bay Buôn Ma Thuột đi trực tiếp đến thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề được phát triển và nâng cao chất lượng; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Thứ tư, chú trọng phát triển tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Thiên nhiên Đắk Lắk đã kiến tạo nên bao cảnh quan kỳ thú, vừa hoang sơ lại vừa trữ tình. Trong vòng bán kính 50km từ tâm điểm trung tâm Buôn Ma Thuột có vô số các địa điểm đẹp ở nơi đây. Một hồ Lắk “sơn thủy hữu tình”
rộng trên 500ha, nằm giữa một thung lũng đẹp, nằm tựa mình bên hồ Lắk trong xanh là một buôn Jun được ví như một thiếu nữ miền sơn cước, mang vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa, luôn giữ trong mình những bản sắc truyền thống của những kiến trúc cổ nhà dài của buôn làng Tây Nguyên, Những thác nước như Đray nur, Đray Sap, Đray H’linh, thác Gia Long, thác KrôngKmar, thác Trinh nữ, đều mang trong mình một dáng vẻ oai hùng, mạnh mẽ nhưng chất chứa trong nó là những câu truyện truyền thuyết nên thơ và lãng mạn. Đắk Lắk có một tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia Chư Yang Sing, Yok Đôn, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Nam Ka, khu lâm viên Ea Kao; đặc biệt là Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ngoài ra còn có các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột và hoạt động tìm hiểu đời sống văn hoá các dân tộc ít người không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại và các lễ hội văn hóa đặc trưng Tây Nguyên. Hệ thống khu du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí được trải đều từ thành phố Buôn Ma Thuột đến các huyện và các khu du lịch.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nói trên, thiên nhiên Đắk Lắk cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Địa hình đồi núi hoang sơ, diện tích rộng khó khăn cho việc phát triển giao thông nội tỉnh, đặc biệt là giao thông giữa các xã trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh. Đa số các tuyến giao thông liên xã vẫn là đường đất nên giao thông vận tải đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Vì vậy nhiều vùng dân cư tách biệt với bên ngoài, không buôn bán, trao đổi, giao lưu, đời sống kinh tế xã hội trì trệ, đời sống tinh thần nhân dân thấp kém. Chính vì những điều kiện tự nhiên in đậm lên quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đắk Lắk , cho nên đòi hỏi trong chiến lược phát triển của tỉnh phải tính toán làm sao khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhưng phải khắc phục những khó khăn do thiên nhiên tạo ra. Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế không chỉ có lợi cho việc phát triển kinh tế ở Đắk Lắk mà còn đem lại khả năng giải quyết các lợi ích của đồng bào các dân tộc gắn với các lợi ích như đất đai, các nguồn từ rừng, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú…
Dân cư Tỉnh Đắk Lắk có dân số gần 1.771.800 người (theo điều tra dân số trung bình phân theo địa phương năm 2011 của Tổng cục thống kê), tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,27%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, Theo số liệu thống kê năm 1968, dân số Đắk Lắk là 740.284 người, năm 1992 tăng lên 1.126.300 người, năm 1999 đã tăng lên 1.756.792 người [95, tr.88 - 89] và 2006 là 1.737.367 người chiếm 36,3% dân số Tây Nguyên. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Tỉnh Đắk Lắk có 13 huyện, 01 thành phố; 1 thị xã; 180 xã, phường, thị trấn. Tính đến năm 2011, mật độ dân số của tỉnh đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt
1.345.800 người. Sự phân bố không đồng đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột. Thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Buk, Krông Pắk, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo (dưới 100 người/km2) Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Dân số nam đạt 894.200 người, trong khi đó nữ đạt 877.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,9 ‰.
Tỉnh Đắk Lắk có 44 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 32%; có 4 tôn giáo chính: Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Đạo Cao Đài với trên 40 vạn đồng bào theo đạo, chiếm 24%. Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk chủ yếu là người Êđê, M’nông và một số dân tộc ít người khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng... nhưng số lượng không lớn. Tổng số dân các dân tộc tại chỗ hiện nay là 253.154 người; trong đó dân tộc Êđê chiếm đến 70.1%, dân tộc Mnông chiếm 17%, các dân tộc khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng...
chiếm 18,5%.
Một đặc điểm chung của những tộc người bản địa này chính là họ thường tập trung sống tại những nơi có địa hình phù hợp với sinh hoạt nương rẫy hàng ngày, những thung lũng có bến nước, rừng thiêng. Cũng chính việc xuất phát từ quan niệm: “vạn vật hữu linh” cùng tín ngưỡng đa thần nên mọi sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày đều hiện hữu đấng thần linh tối cao, người ta gọi đó là Yàng. Trong tiềm thức của người Êđê, M’nông Yàng cũng giống như vị “Thành Hoàng” ở những làng quê của người Kinh, đó là một vị thần thiêng liêng cao quý, luôn phù hộ và che chở, bảo vệ buôn làng vì thế đồng bào tuyệt đối tin tưởng và thường xuyên cúng tế. Có thể nói
rằng, những văn hóa đặc trưng này được bảo tồn trong những sinh hoạt của đời sống vật chất và tinh thần diễn ra hàng ngày của bà con, tạo nên những nét đặc trưng riêng có của những tộc người nơi đây.
Bên cạnh đó, bộ phận dân tộc khác sinh sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cùng sự du nhập nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở phía Bắc và nền văn hóa của người Kinh với đầy đủ sắc thái của ba miền Trung – Nam - Bắc, đây là bộ phận dân cư điểm tô thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở Đắk Lắk
Giáo dục, đào tạo và dạy nghề, được quan tâm đầu tư, phát triển chuyên nghiệp như: Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học lớn nhất của Tây Nguyên, Trường Dạy nghề thanh niên dân tộc, Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Trung học y tế, Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện, trung tâm giáo dục thường xuyên tại tất cả các huyện, thành phố và hệ thống các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn tỉnh. Các viện, trường trung ương: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên với chức năng chính là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp, thuỷ lợi của vùng Tây Nguyên; Tham gia đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan;Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên với lĩnh vực hoạt động là khoa học y dược đạt được một số kết quả trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, chế biến đối với một số loại nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu, nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc bản địa. Tìm hiểu về luật tục, chữ viết, nghi lễ, lễ hội, hoa văn truyền thống, nhằm khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá trong cộng đồng.
Có thể nói rằng ngành giáo dục đào tạo của tỉnh nhà được quan tâm đầu tư thích đáng và đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí.
Năm 2000, Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn
thành chương trình quốc gia xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm học 2008 - 2009, toàn tỉnh có 656 trường phổ thông với 12.856 lớp học, 20.261 giáo viên và 420.751 học sinh. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 695 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 52 trường, Trung học cơ sở có 221 trường, Tiểu học có 417 trường và 5 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 235 trường mẫu giáo.Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Chất lượng giáo dục toàn bộ có nhiều tiến bộ, việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên có trình độ chuẩn hóa được chú trọng. Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo và tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm học. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số được quan tâm, tỷ lệ học sinh dân tộc tăng dần qua từng năm. Cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa 98,4%;
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; đã đầu tư xây dựng 4 trung tâm dạy nghề tại 4 huyện; 13/15 huyện, thị xã, thành phố có trường phổ thông dân tộc nội trú và trung tâm giáo dục thường xuyên; 84,3% thôn, buôn có phân hiệu trường hoặc lớp mẫu giáo; 58,4% phòng học được kiên cố hóa; số trường đạt chuẩn quốc gia: 4,8% trường mầm non, 20% trường tiểu học, 7,5% trường Trung học cơ sở, 2,1% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Đào tạo nghề tăng nhanh về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Xã hội hóa đào tạo nghề được đẩy mạnh, đến nay có 35 cơ sở dạy nghề công lập, ngoài công lập và hàng chục cơ sở kinh doanh dạy nghề, tăng 15 cơ sở so với năm 2005. Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật tiếp tục được phát triển và mở rộng nhiều loại hình, nhiều ngành nghề đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người theo học, góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho tỉnh. Với hệ