Những căn cứ quy định vai trò của lực lượng vũ trang đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (Trang 43 - 51)

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

1.1. Đời sống văn hóa và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đời sống văn hóa

1.2.2. Những căn cứ quy định vai trò của lực lượng vũ trang đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam

Vai trò của lực lượng vũ trang được khái quát từ những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của lực lượng vũ trang. Đó là: chiến đấu, giành và giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách

mạng; cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước theo con đướng xã hội chủ nghĩa; làm nòng cốt trong khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân. Nhưng lực lượng vũ trang không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân công tác trong đó có công tác xây dựng đời sống văn hóa là một vai trò có nhiều ý nghĩa quan trọng. Vai trò này xuất phát từ những căn cứ cụ thể như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc của lực lượng vũ trang được khái quát từ chức năng chiến đấu, từ nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc của từng bộ phận cấu thành lực lượng vũ trang. Cụ thể như việc thực hiện các chức năng của quân đội nhân dân thì chức năng chiến đấu được đặt lên hàng đầu. Trong thời kỳ mới, thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, do chịu sự tác động phức tạp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế, chức năng và nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có những phát triển mới so với các thời kỳ trước.

Tính quy định của bản chất quân đội kiểu mới, quân đội nhân dân, “Bộ đội Cụ Hồ” và yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới đòi hỏi quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời thực hiện tốt các chức năng của mình. Về mặt nhận thức cần kiên định quan điểm Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất mà đảng và Bác Hồ đã xác định; trong đó chức năng cơ bản hàng đầu vẫn là chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền uốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong điều kiện mới, sự tác động của các nhân tố không làm triệt tiêu các chức năng cơ bản của quân đội nhân dân Việt Nam; trái lại còn đặt ra yêu cầu khách quan quân đội phải tiếp tục thực hiện các chức năng cơ bản đó với những nội dung mới, hình thức mới.

Với ý nghĩa đó, sự phát triển chức năng của quân đội nhân dân Việt Nam về thực chất được thể hiện ở sự mở rộng và bổ sung các nhiệm vụ của quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và tình hình thế giới, khu vực trong thời kỳ mới.

Vì vậy việc thực hiện chức năng chiến đấu của quân đội nhân dân có sự bổ sung và phát triển như:

Sẵn sàng chiến đấu đánh thắng các kiểu chiến tranh xâm lược quy mô lớn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với nước ta nếu xảy ra. Sẵn sàng chiến đấu chống các cuộc xâm phạm biên giới đất liền, lãnh hải, biển đảo, bầu trời Việt Nam của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Phối hợp các lực lượng vũ trang khác và nhân dân chiến đấu tiêu diệt các lực lượng phản động chống đối, khủng bố quốc tế, buôn lậu vũ khí, buôn ma tuý, buôn người qua biên giới, góp phần bảo vệ an ninh… Phối hợp với quân đội các nước có chủ quyền trên biển và hải đảo chiến đấu chống cướp biển, nhóm buôn lậu vũ khí, buôn ma tuý, buôn người, buôn động vật quý hiếm, bảo vệ an ninh biển đảo và trật tự giao thông quốc tế trên biển. Phối hợp tác chiến quân sự và phi quân sự với các lực lượng vũ trang khác chống bạo loạn lật đổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tham gia đấu tranh quốc phòng bảo vệ tổ quốc. Tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận chống các quan điểm thù địch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của đảng và nhà nước ta.

Hợp tác quốc tế về huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học quân sự.

Song song với việc thực hiện chức năng chiến đấu của quân đội nhân dân như trên thì trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc của lực lượng vũ trang cũng có những nội dung tương đồng như:

Lực lượng vũ trang có trách nhiệm: Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc ở khu vực biên giới trên bộ và trên biển, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ lợi ích và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọi hành động xâm phạm và làm thay đổi đường biên giới quốc gia. Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia trên bộ và trên biển thuộc chủ quyền của nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và các đường qua lại biên giới. Trên vùng biển, bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ biên phòng trong phạm vi ranh giới được nhà nước phân công. Tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với các lực lượng biên phòng nước láng giềng để thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định với từng nước láng giềng trong

quan hệ biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, góp phần xây dựng quan hệ các nước láng giềng thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới;

đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

Đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng phá hoại biên giới quốc gia, giữ gìn vững chắc an ninh ở khu vực biên giới của tổ quốc. Chiến đấu chống các bọn tội phạm có vũ trang, bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích phá rối an ninh, gây bạo loạn ở vùng biên giới. Trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng của nhà nước đấu tranh chống bọn buôn lậu qua biên giới và các bọn tội phạm khác, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựa vào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương và chương trình kinh tế, xã hội của đảng và nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân và các thế trận an ninh nhân dân trên vùng biên giới. Phối hợp với các đơn vị vũ trang khác và nhân dân chiến đấu chống quân xâm lược gây xung đột vũ trang và tiến hành chiến tranh.

Ngoài những nội dung trên thì việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc còn là việc các lực lượng vũ trang tiến hành xây dựng đời sống văn hóa trong chính các tổ chức lực lượng vũ trang; phối hợp các cơ quan ban ngành khác xây dựng một đời sống văn hóa tiên tiến, lành mạnh cho nhân dân. Làm cho nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa, chất lượng cuộc sống được nâng cao; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao; hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân được nâng cao từ đó góp phần tạo một môi trường sống ổn định, lành mạnh là điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thứ hai, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cần tập trung vào những nội dung sau: Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh. Đây là một nhiệm vụ chính trị quan

trọng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh nhằm góp phần xây dựng nền tảng chính trị xã hội của đất nước, của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới. Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh có nhiều nội dung nhưng nổi lên một số nội dung chủ yếu như: tham gia xây dựng các tổ chức đảng ở cơ sở, tham gia xây dựng chính quyền địa phương nơi đóng quân, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở.

Giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu cho nên bảo vệ dân, giúp đỡ dân là vấn đề thuộc bản chất, truyền thống. Do đó, trong thời kỳ mới, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quan trọng giúp đỡ nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống, xoá đói, giảm nghèo, góp phần cùng toàn đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đại hội XI của đảng đề ra. Phát huy truyền thống giúp dân lao động sản xuất trong các thời kỳ trước đây, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các đơn vị lực lượng vũ trang dù đóng quân ở đâu cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân địa phương phát triển sản xuất bằng những hình thức thích hợp, có hiệu quả. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, hiện có 54 dân tộc trong đó có 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng địa bàn chiến lược… đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn. Cùng với đảng, nhà nước và toàn dân, lực lượng vũ trang phải có trách nhiệm giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần với những nội dung và hình thức thích hợp, có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tăng gia sản xuất, tự túc một phần lương thực, thực phẩm và cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sĩ với kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả cao, làm kinh tế theo hướng tổ chức các công ty, tập đoàn làm kinh tế mạnh, có trọng điểm. Phát triển công nghiệp quốc phòng, đầu tư thích đáng sản xuất một số phương tiện, vũ khí bảo đảm nhu cầu cần thiết bảo vệ đất nước.

Phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đoàn kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn trọng điểm. Mở rộng thương mại quốc tế về quốc phòng và hợp tác quốc tế về kinh tế.

Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác. Việt Nam là quốc gia nằm trên vùng địa lý chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết và các biến đổi địa chất, thuỷ văn mà hậu quả là những thiệt hại lớn về người, tài sản, môi trường sống sau những thiên tai và thảm hoạ tự nhiên như lụt, bão, hạn hán, động đất, rét, nóng, song thần… Kèm theo các thảm hoạ tự nhiên là các dịch bệnh đối với con người và gia súc. Do đó lực lượng vũ trang cần tích cực chủ động tham gia cùng toàn đảng, toàn dân giúp nhân dân vùng bị thiên tai thảm hoạ phòng chống và khắc phục các hậu quả, nhanh chóng giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Để thực hiện nhiệm vụ này lực lượng vũ trang cần được chuẩn bị đầy đủ về nhiều mặt như giáo dục tư tưởng, chuẩn bị tâm lý, tinh thần, trang bị phương tiện huấn luyện diễn tập cứu hộ, cứu nạn, thực hiện các chế độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Làm tốt công tác dân vận, giữ vững và phát huy những truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là truyền thống đoàn kết quân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dân vận theo hướng gần dân; đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả các hình thức dân vận đã thực hiện như kết nghĩa quân dân, tổ đội công tác, cử cán bộ chiến sĩ tăng cường cho cơ sở, làm công tác vận động quần chúng, giao lưu văn hoá văn nghệ…

Phối hợp với các đơn vị và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước. Góp phần củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng “thế trận lòng dân”

ở cơ sở. Sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển Đông và phối hợp với quân đội các nước trong khu vực cứu hộ, cứu nạn trên biển đảo. Tham gia “lực lượng gìn giữ hoà bình” của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép.

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.

Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập. Thực hiện các nhiệm

vụ khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân cũng là một trong những nội dung trọng tâm trong việc thực hiện các chức năng của lực lượng vũ trang. Nó là một hình thức giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ đảng, chính quyền và tài sản của nhân dân của đất nước; là một trong nhưng nhiệm vụ phòng thủ dân sự chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống lại sự tác động của các thế lực phản động; là chủ trương, đường lối, chính sách để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và là một nội dung học tập chính trị pháp luật được hiện thực hóa bằng các hoạt động thực tiễn và cũng là một nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc xây dựng đời sống văn hóa trong lực lượng vũ trang cũng như trong cộng đồng dân cư là một trong những chủ trương xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, là sự nghiệp của toàn dân. Điều này thể hiện sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với quân đội, sự chỉ đạo của Bộ Công an đối với công an nhân dân, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương đối với dân quân tự vệ trong thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân là những chủ trương được sự chỉ đạo trực tiếp từ chính quyền các cấp trong đó có các tổ chức, cơ quan thuộc các khối ngành liên quan đến lực lượng vũ trang. Ví dụ như trong quyết định của trưởng ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của bộ văn hóa - thông tin tại điểm sáu, phần IV tổ chức thực hiện có nêu rõ: “Các bộ, ban, ngành phối hợp hành động chỉ đạo hệ thống tổ chức của đơn vị thực hiện tốt kế hoạch này. Mỗi cơ quan, đơn vị cần cụ thể chương trình hành động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho phù hợp, sát thực với tình hình công tác và môi trường địa lý - lịch sử của cơ quan, đơn vị hoạt động. Đặt các tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng. Bộ quốc phòng, bộ công an theo dõi chỉ đạo phong trào này trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân. Bộ giáo dục theo dõi, chỉ đạo các phong trào này trong các nhà trường.” Hay có thể đề cập đến tinh thần chỉ đạo thực hiện của cuộc vận động: “Xây dựng môi trường văn

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)