1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc phía nam đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Phần đất liền kéo dài từ vĩ tuyến 19055’Bắc đến 20016’Bắc và từ 106000
Đông đến 106033 Đông. Phía bắc Nam Định tiếp giáp Hà Nam, phía đông bắc giáp Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông và đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ, vùng biển lớn giàu tiềm năng kinh tế của đất nước. Nam Định ở vào vị trí trung chuyển giữa các tỉnh
phía nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, Nam Định có 3 cửa sông lớn thông ra biển là cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy, có 3 cồn lớn là cồn Lu, cồn Ngạn, cồn Xanh. Với vị trí địa lý như vậy, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế-văn
26
hóa của cả miền Bắc và cả nước. Nam Định còn là vùng lõi khu bảo tồn Ramsa vùng rừng ngập nước Xuân Thủy Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thuỷ
sản.[33]
(Nguồn: http://khudothimoi.comdulieuban-do-quy-hoach1163-ban-do-nam-dinh-ban-do-tinh-nam-di.jpg) Hình 1.13. Bản đồ địa lý tỉnh Nam Định
1.4.2. Sự phát triển ngành thủy sản tại tỉnh Nam Định
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ, UBND tỉnh, nuôi trồng thuỷ sản ven biển có bước phát triển mạnh mẽ. Diện tích nuôi mặn lợ năm 2009 là 6.152 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ven biển năm 2009 đạt 19.739 tấn.[34]
Năm 2009, tổng sản lượng giống hải sản đạt 544,8 triệu con, trong đó có 244,8 triệu con được sản xuất nhân tạo; 300 triệu con khai thác tự nhiên. Các bãi giống tự nhiên
được bảo tồn và khai thác hợp lý. Năm 2009, đã khai thác được 100 tấn ngao Dầu (khoảng 300 triệu con), đáp ứng được 30- 40% nhu cầu về giống trong nuôi ngao của
27
tỉnh. Toàn tỉnh có 24 trại sản xuất giống mặn lợ đang hoạt động, năm 2009 đã sản xuất
được 164 triệu tôm sú P15; 16 triệu tôm thẻ Chân Trắng P15; 11,7 triệu cua C1; 30 triệu ngao Bến Tre và 15,5 triệu cá bống Bớp. Năm 2009, công ty TNHH Đài Hải đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá Song và đã ương được 6 vạn cá giống cỡ 3-4cm, trung tâm giống hải sản Nghĩa Hưng sản xuất được 5 triệu Tu hài giống.[35]
Ngoài số lượng giống sản xuất được trong tỉnh. Năm 2009 toàn tỉnh đã nhập về
gần 219,5 triệu tôm sú P15; 164,75 triệu tôm chân trắng P15; 107 vạn cá vược; 76 vạn cá song, gần 01 tỷ ngao Dầu…[35]
Bảng 1.8. Tình hình phát triển thủy sản của Nam Định, năm 2000-2009. [16;35;36]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng SL thủy sản (tấn) 43.946 46.850 51.609 55.071 60.231 60.118 65.254 71.555 76.195 - 2. Tổng SL nttts (tấn) 17.627 20.089 22.609 22.714 28.074 28.419 33.571 37.547 39.682 - 3. Tổng SL đánh bắt (tấn) 26.319 26.761 29.000 32.357 32.157 31.699 31.683 34.008 36.513 - 4. Tổng Sntts (ha) 11.600 12.300 12.700 13.200 13.100 14.000 14.200 15.200 15.300 - 5. Kim ngạch XK (1.000$) 9.600 14.200 20.000 25.288 30.100 - - - - - 6. SL tàu đánh bắt xa bờ 50 50 56 56 50 23 78 89 111 -
7. Tổng công suất các tàu
(CV) 16.600 15.500 17.500 18.700 16.600 8.000 12.800 14.600 23.000 -
8. Sản lượng cá bống Bớp
(tấn) 500 700 715
Cá bống bớp: Với lợi thế là tỉnh nằm trong vùng phân bố phù hợp, các trại giống trong tỉnh đã sản xuất đủ con giống đáp ứng được nhu cầu nuôi cá bống Bớp và người
nuôi đã tích lũy được kinh nghiệm, đặc biệt là từng bước chủ động giải quyết vấn đề thức
ăn. Năm 2009 diện tích nuôi là 163 ha, sản lượng đạt 715tấn, bằng 100,2 % so với năm
2008. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn định trong nước và xuất khẩu. Đến nay đã hình thành các vùng nuôi tập trung ở các xã như Nghĩa Thắng,
28
Nam Điền huyện Nghĩa Hưng với năng suất bình quân 5 tấn/ha. Vì vậy nuôi cá bống Bớp cần được nhân rộng ra các vùng nuôi khác [35]
1.4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội về nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định
Số lao động, doanh nghiệp, HTX NTTS, trang trại:
- Về lao động: trong NTTS có 31.513 hộ với 39.929 lao động: trong đó lao động
trong nuôi mặn lợ là 15.805 người.[16]
- Về doanh nghiệp: toàn tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
NTTS: trong đó có 02 doanh nghiệp nhà nước; 06 doanh nghiệp tư nhân; 02 doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh có 03 hợp tác xã NTTS, 2 hiệp hội nuôi nhuyễn thể
và NTTS ở 2 huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Ngoài ra còn nhiều tổ đội hoạt động theo mô hình quản lý cộng đồng.[16]
- Về trang trại: qua số liệu của điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản, theo
tiêu chí những trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên, trang trại nuôi thâm canh từ 1,5 ha trở
lên và các trang trại có thu nhập trên 60 triệu trở lên, năm 2009 đã có 588 trang trại. Nhìn chung, các trang trại hoạt động tốt đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm.[35]
Từ thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bống bớp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng cho thấy nghề nuôi cá bống Bớp ở Việt Nam rất có tiềm năng. Để định hướng phát triển nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm, ngoài việc nghiên cứu để
hoàn thiện các quy trình sản xuất giống nhân tạo, nghiên cứu các vấn đề về dinh dưỡng và bệnh, thì cần tập trung nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn về các thông số kỹ thuật
chủ yếu đối với ao nuôi cá bống bớp, đồng thời phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của
từng giải pháp kỹ thuật, từng mô hình nuôi như: sử dụng loại thức ăn nào, loại trang thiết
bị nào tiết kiệm được chi phí sản xuất nhất và mô hình nuôi cá bống Bớp nào đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất… Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp nhằm
phát triển nghề nuôi cá bống bớp một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp
phần làm chuyển đổi kinh tế các vùng nông thôn ven biển, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân; góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, hải đảo. [35]
29
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2/2010 đến tháng 10/2010
- Địa điểm: tỉnh Nam Định
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Thu thập số liệu 2.3.1. Số liệu thứ cấp 2.3.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam
Định, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nghĩa Hưng, Cục thống kê
Nam Định và các sách báo xuất bản có liên quan.
Các chỉ tiêu thu thập:
- Các chỉ tiêu kinh tế xã hội: Dân số, trình độ văn hoá, lao động…
- Chỉ tiêu về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất đai mặt nước nuôi thương phẩm
cá bống bớp, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng.
2.3.2. Số liệu điều tra
Thông tin được thu thập qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp tất cả các hộ
nuôi cá bống Bớp, dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn hoá (phụ lục).
Nội dung điều tra đánh giá bao gồm:
Nội dung nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế Hiện trạng kỹ thuật và kết
quả nuôi cá bống Bớp
Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả
30
- Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm: Hình thức nuôi,
con giống, thức ăn, bệnh, năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất…
- Điều kiện kinh tế xã hội của vùng nuôi: Tìm hiểu về số lao động, trình độ văn
hoá, vốn đầu tư, thu nhập của người dân.
Số mẫu điều tra được dẫn ra ở bảng 9:
Bảng 2.1. Số hộ điều tra trên tổng số hộ nuôi
Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Số hộ điều tra 120 100
2. Số hộ điều tra đủ dữ liệu 116 96,7
Trong 120 hộ chúng tôi điều tra tại tỉnh Nam Định, tất cả họ đều có nuôi đối
tượng cá bống Bớp nhưng chi có 116 hộ có đủ các dữ liệu để có thể phân tích và xử lý
vì vậy tác giả chỉ sử dụng dữ liệu của 116 này chiếm 96,7% tổng số hộ đã điều tra.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 2.4.1. Xử lý số liệu 2.4.1. Xử lý số liệu
Số liệu thu được được mã hoá và được xử lý theo từng chuyên đề riêng dựa
theo bộ câu hỏi (phụ lục).
- Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định:
+ Chủ hộ: Trình độ học vấn, số lao động sử dụng, số lao động gia đình,
diện tích mặt nước hiện có, hình thức sở hữu mặt nước…
+ Đặc điểm ao nuôi: Diện tích, hình dạng, độ sâu, chất đáy…
+ Cải tạo ao nuôi: Thời gian cải tạo, các loại hoá chất sử dụng…
+ Con giống: Số lượng, nguồn gốc, chất lượng giống, mật độ nuôi…
+ Thức ăn: các loại thức ăn thường dùng, số lần cho ăn trong ngày, thời
gian và phương pháp cho ăn…
+ Mùa vụ: Số vụ nuôi, thời gian nuôi...
+ Quản lý môi trường ao nuôi: Hình thức thay nước, thời gian định kỳ
thay nước, màu nước ao trong quá trình nuôi…
+ Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế: Năng suất, sản lượng, chi phí, doanh
31
- Những khó khăn gặp phải của các nông hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm (thị
trường, vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống…) và phương hướng phát triển trang trại
(nâng cấp thêm, mở rộng diện tích…)
Việc sắp xếp và xử lý này tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh, đối chiếu và
rút ra nhận xét cần thiết.
Phương tiện xử lý: sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và các phương
pháp thống kê kinh tế.
2.4.2. Phân tích số liệu
Số liệu thu thập sau khi mã hoá và nhập vào máy tính sẽ được phân tích dựa
vào các hàm thống kê như hàm Sum, Average, Min, Max ...Các chỉ số thống kê
được dùng để mô tả các thông số kỹ thuật các đặc trưng kinh tế xã hội của nông
trại… và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so
sánh. 2.5. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất - Giá trị sản xuất: n i i iP Q GO 1 Trong đó: GO là giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá trị của sản phẩm i tương ứng
- Giá trị gia tăng (VA):
IC GO
VA
Trong đó: VA là giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI):
A VA
MI
Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định - Năng suất:
Sản lượng cá thu hoạch
Năng suất =
32
2.6. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận (Pr) :
Pr = MI-CL
Trong đó: CL là tiền công lao động gia đình (trực tiếp và quản lý
tính theo giá lao động)
- Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung gian; cho 100 đồng tổng chi
phí sản xuất và cho 1 lao động:
+ Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung gian :
100
IC GO
+ Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất:
100 A CL IC GO .
+ Giá trị sản xuất tính cho 1 lao động:
LD GO
Trong đó: LD là số lao động
- Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung gian; cho 100 đồng tổng chi
phí sản xuất và cho 1 lao động:
+ Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung gian:
100
IC VA
+ Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất:
100
GO VA
+ Giá trị gia tăng tính cho một lao động:
LD VA
33
- Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí trung gian; 100 đồng tổng chi phí
sản xuất; 1 lao động:
+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí trung gian:
100
IC MI
+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất:
100
GO MI
+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 lao động:
LD MI
34
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp tại Nam Định 3.1.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp 3.1.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp
3.1.1.1. Tuổi của chủ hộ
Tuổi trung bình của các hộ nuôi cá bống Bớp là: 40,2 tuổi, dao động từ 23÷63,
trong đó dưới 30 tuổi (7,8%), từ 30÷50 tuổi (74,1%) trên 50 tuổi (18,1%). Qua điều tra
cho thấy tuổi tác thể hiện kinh nghiệm sống cũng như thâm niên trong nghề nghiệp.
Nhưng tuổi tác nằm trong tuổi lao động thể hiện sức khoẻ tốt trong làm việc cũng như
sự nhanh nhạy trong sản xuất kinh doanh, trong việc tiếp nhận các thông tin khoa học
kỹ thuật và các công nghệ mới.
Chủ hộ nuôi cá bống Bớp nhỏ hơn 30 tuổi chiếm 7,8% cho thấy lớp thanh
niên trẻở Nam Định ít tham gia vào nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm. Vì đây là
một nghề đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kinh nghiệm và sự kiên trì chịu khó trong công
việc. Tuy nhiên chính lớp trẻ mới là đối tượng tiếp nhận nhanh các tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiến tiến và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Lớp người ở lứa tuổi
trung niên chiếm 74,1% đây là lực lượng nòng cốt trong nghề nuôi cá bống bớp
thương phẩm. Họ vừa có kinh nghiệm sống vừa có thâm niên nghề nghiệp ít nhiều,
họ đã tích luỹ được một số vốn nhất định trong nuôi cá bống bớp thương phẩm.
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các chủ hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm
Chỉ tiêu Tổng thể 1. Tuổi trung bình 40 2. Khoảng dao động 23÷63 3. Phân bố (n=116) - Dưới 30 tuổi 7,8% - Từ 30÷50 tuổi 74.1% - Trên 50 tuổi 18,1% 3.1.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi cá bống bớp
Phần lớn chủ hộ nuôi cá là nam giới 99,1%, nữ giới chỉ có 0,9%. Do nam giới
là người chủ gia đình (theo quan niệm của người phương đông). Hơn nữa nghề nuôi cá
35
kiện lao động khắc nghiệt nên phụ nữ cũng ít tham gia. Tuy nhiên, thực tế phân công
lao động trong nông hộ người phụ nữ cũng tham gia vào một số khâu nhất định trong
sản xuất.
3.1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi cá
Đa số chủ hộ nuôi cá có trình độ văn hoá cấp 2 (68,1%); cấp 3 (26,7%); cấp 1
(5,2%), trình độ văn hoá ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức và sự tiếp nhận kỹ
thuật nuôi cá. Trong điều kiện cá bống Bớp là đối tượng nuôi thương phẩm mới, các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá chưa nhiều thì trình độ văn hoá góp phần quan trọng trong
việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới giúp người nuôi làm chủ quy trình nuôi cá trong
điều kiện môi trường nuôi ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp.
Bảng 3.2. Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi cá
Trình độ văn hoá Số người Tỷ lệ %
1. Cấp 1 6 5,2
2. Cấp 2 79 68,1
3. Cấp 3 31 26,7
Tổng cộng 116 100%
3.1.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ
Số chủ hộ có trình độ trung cấp và đại học rất ít, trong khi số chủ hộ không
được đào tạo chiếm chủ yếu (89,7%). Tỷ lệ này có ý nghĩa trong công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi cá cho người dân.
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ
Chuyên môn Số người Tỷ lệ %