Ở Việt Nam đã có một số công trình lẻ tẻ về điều tra cá bớp trong tự nhiên, nghiên cứu chúng về mặt hình thái và một số nét sinh học, do cá bống bớp được coi là một đối
tượng mới trong nghề nuôi biển. Theo thông tin của tạp chí "Đa dạng các loài thuỷ sản Việt Nam" (Bảo tàng động vật, Trường Đại học Michigan, Canada) một số nhà khoa học
như W J Rainboth, M.Smith, Du, Nhiep (1974) đã khảo sát mức độ xuất hiện của cá bống Bớp tại một số tỉnh như: Mỹ Tho, Vĩnh Long và đề nghị đưa cá bớp vào "Sách Đỏ" xem
các loài có nguy cơ bị diệt vong. Từ năm 1992 cá bống bớp chính thức được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”[1].
- Nghiên cứu về hình thái phân loại: Nguyễn Nhật Thi (1991) mô tả cá bớp ở Việt Nam có những đặc điểm cũng giống với mô tả của tác giả Lacépède (1801); Đỗ Văn Khương (1997) mô tả cá bống bớp có thân dạng hình trụ hơi dẹt bên, khoẻ, đầu hơi dẹt bằng, miệng rộng chếch. Cỡ cá trưởng thành: Dài 7-20cm; nặng 30-200g.
- Nghiên cứu về dinh dưỡng: Nguyễn Nhật Thi, (1978) và Đỗ Văn Khương (1997) xác định cá bớp ăn thịt động vật như tôm cá nhỏ và động vật giáp xác; Trần Văn Đan,
(1995) nhận xét cá bớp là cá dữ, ăn mồi sống hoặc chết nhưng thịt còn tươi.[8;27]
- Nghiên cứu về sinh sản: Đỗ Văn Khương (1997) xác định mùa vụ đẻ tập trung của cá bống bớp tự nhiên là vào vụ xuân hè [8]. Tiến thêm một bước nữa Đỗ Đoàn Hiệp và ctv (1996) thử dùng kích dục tố dục cá bống bớp đẻ và bước đầu đã thu được cá bột (tạp chí khoa học công nghệ, 1998) nhưng thí nghiệm đã không được triển khai tiếp theo.
22
- Nghiên cứu của Trần Văn Đan, viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng:
+ Năm 1995, Trần Văn Đan & ctv thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò khả năng sản giống tự nhiên cá bống bớp (Bostrichys sinensis, Lacépède 1801)”[27].
+ Năm 1998, Trần Văn Đan tiếp tục thực hiện đề tài: “Một số đặc điểm sinh học của cá bống bớp (Bostrichys sinensis, Lacépède 1801) ở Hải Phòng”[28].
+ Cũng trong năm 1998, Trần Văn Đan và Đỗ Hoàn Hiệp (1998) tiến hành nghiên cứu sự phát triển của phôi cá Bống bớp (Bostrichthys sinensis) vùng nước lợ Đồ Sơn Hải Phòng [26].
+ Năm 2000,đề tài“ bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng thức ăn tổng hợp của cá Bống bớp (Bostrichys sinensis)” được thực hiện và cho kết quả thành công.[29]
+ Trần Văn Đan & ctv (2004). Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá bống bớp (Bostrichys sinensis, Lacépède 1801) tại Hải Phòng”
Từ năm 1995 đến 2004 tác giả Trần Văn Đan đã nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá bớp và quy trình công nghệ này đã được áp dụng vào thực tế sản xuất tại Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Tỷ lệ
cá cái thành thục 90,4%, tỷ lệ cá đẻ trứng 64,5%, tỷ lệ trứng thụ tinh 82,5%, tỷ lệ nở
92,2%, tỷ lệ sống của cá giống 21,9%.
Bảng 1.5. Kết quả cho cá đẻ và ấp nở tại các cơ sở chuyển giao công nghệ
Địa điểm Số cá nuôi vỗ (con) Tỷ lệ thành thục (%) Tỷ lệ đẻ (%) Lượng trứng (vạn) Tỷ lệ nở (%) Tỷ lệ thụ tinh (%) 1. Thái Bình 186 91,3 63,5 182 95,5 80,2 2. Nam Định 180 90,0 65,0 390,6 91,1 82,9 3. Ninh Bình 200 90,0 65,1 810 90,0 84,5 Trung bình 90,4 64,5 92,2 82,5
23
Bảng 1.6. Kết quả ương cá bột lên cá giống tại các cơ sở chuyển giao công nghệ
- Tháng 12 năm 2006, Nguyễn Văn Quyền thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) tại Trại thực nghiệm NTTS Yên Hưng- Quảng Ninh” và thu được những kết quả như sau:
Bảng 1.7. Kết quả sinh sản nhân tạo tại trại Yên Hưng – Quảng Ninh Tỷ lệ thành thục cá bố mẹ (%) Tỷ lệ đẻ (%)
Liều lượng tiêm Tỷ lệ sống
từ bột lên hương (%) Tốc độ sinh trưởng TB ấu trùng trong bể (cm/ngày) Tổng số lượng cá giống 3cm (con) 75-91 85-97 10µg LRH-A2 + 1500 UI HCG/kg cá cái; cá đực = ½ cá cái 22,6 – 25,3 3,25 – 3,3 110.000 1.3. Tình hình nuôi cá bống bớp tại Việt Nam
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, có thành phần sinh vật phong phú, việc đa
dạng hoá đối tượng nuôi là rất cần thiết. Cá bống Bớp đã được xác định là loài cá kinh tế
với tỷ lệ thịt nhiều, vị thơm ngon. Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu hải sản, các chất có trong thịt cá bớp tươi là: Protit 19,2%; Lipit 0,74%, khoáng 1,51% và nước 78,55%. Cá bớp (B.sinensis) được dân chúng coi là loài cá có thịt lành, bổ và được dùng
làm món ăn bồi dưỡng sức khoẻ cho phụ nữ mới sinh hoặc những người vừa mới ốm dậy.
Người Trung Quốc đặc biệt ưa thích loài cá này, họ coi đây là đặc sản. Hiện tại cá bống Bớp là một trong những loài cá đắt giá, được sử dụng rộng rãi không chỉ ở thị trường
Địa điểm Cá bột 3 ngày
tuổi (con)
Số lượng cá
giống (con)
Chiều dài trung bình (mm) Tỷ lệ sống (%) 1. Thái Bình 138.000 31.000 25,0 22,4 2. Nam Định 267.000 55.200 25,3 20,6 3. Ninh Bình 158.000 36.100 26,1 22,8 Trung bình 21,9
24
trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị ra thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và một số nước khác thuốc Châu Á cho nên cá bống Bớp có thể trở thành đối tượng nuôi có triển vọng.
1.3.1. Các hình thức nuôi cá bống bớp tại Việt Nam
Hiện nay trong thực tế tồn tại trong dân 2 dạng cơ bản là nuôi gom và nuôi tăng trọng. - Nuôi gom: Cá thường được thu gom khi đã có kích thước tương đối lớn và đưa
vào nuôi trong các ao nhỏ từ vài mét vuông đến vài chục mét vuông hoặc nuôi nhốt trong giai, bể, rào, với mục đích nuôi chờ tập trung đủ số lượng để bán ra thị trường, chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch. Thức ăn sử dụng cho cá là tôm cá nhỏ và cho ăn tươi. Thời gian nuôi ngắn, mùa vụ nuôi không rõ rệt, hình thức nuôi này tăng trưởng của cá chậm, việc thu lời chủ yếu dựa vào sự chênh lệch giá [30].
- Nuôi tăng trọng (thương phẩm): Gồm hai kiểu nuôi lồng và nuôi ao
Lồng nuôi thường làm bằng các loại vật liệu như lưới nilon, đăng tre, lưới sắt bọc nhựa có khung. Hình dáng lồng tương đối đa dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ… và có nắp đậy) để thao tác cho cá ăn hàng ngày. Mật độ nuôi dày từ 70-100con/m3, cỡ cá thả 25-30g/con. Vị trí đặt lồng thường sát đáy ao, nơi có dòng nước chảy nhẹ. [27].
Nuôi cá bớp trong ao: Thường có diện tích không lớn (50-1000m2) thả cá giống với mật độ từ 3-4con/m2, cỡ cá thả từ 30-40g/con, xung quanh bờ thường có rào chắn bằng xăm cước, phên nứa, lát gạch, pro xi măng …để chống cá đào bờ. Sau 4 tháng nuôi cá thường
đạt 140gr/con và cho tỷ lệ sống trên 90%. Ở những nuôi không có rào chắn không có hiệu quả vì cá đào bờ ao chui ra ngoài. [30].
1.3.2. Một số bệnh thường gặp trên cá bống bớp
- Bệnh rận cá (Caligus): bệnh xuất hiện ở cá bớp nuôi bằng lồng đặt trong ao, tại Trạm nghiên cứu Thuỷ sản nước lợ.
Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá bị rận ký sinh với mức độ cảm nhiễm cao có dầu hiệu bệnh lý như sau:
+ Giai đoạn đầu cá có trạng thái bất an, thường bơi lợi lung tung, khả năng bắt mồi giảm. Nếu cá ở trong lồng thì có hiện tượng có xát vào thành lồng, cá bị xây xát, chảy máu.
25
+ Cá bị mất máu nên gầy yếu, bắt đầu chết rải rác
Tác nhân gây bệnh Caligus Miller, 1785 thuộc họ Caligoida, phân lớp Copepoda
và lớp Crustacea. Cơ thể có kích thước khá lớn, con đực thường lớn hơn con cái
(Supranee Chinabut, 1996), chiều dài con đực có kích thước từ 6-8mm, con cái khoảng 5mm. Rận trưởng thành có màu vàng nhạt hay trắng đục.
Khi Caligus ký sinh trên cá nuôi trong lồng, chúng bám vào bề mặt cơ thể ký chủ, dùng anten nhọn để làm rách tế bào biểu mô và lớp màng dưới da của cá, gây hỏng da, làm vết thương mở rộng gây mất cân bằng thẩm thấu và tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập [13].
- Phân bố lan truyền: Caligus gây bệnh làm cá chết ở tất cả các giai đoạn (cá giống, cá thịt). Trên thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á hay xuất hiện loại ký sinh trùng này, với 28 loài khác nhau gây khó khăn cho nghề nuôi.
- Phòng bệnh: Việc quyết định dùng thuốc nào tuỳ thuộc vào rất nhiều giai đoạn phát triển của chúng (giai đoạn ấu trùng hay giai đoạn trưởng thành). Theo Supranee Chinabut (1996), thuốc Trichlophon có tác dụng tiêu diệt ấu trùng nhưng không diệt được rận trưởng thành.
Dùng KMnO4 10ppm hoặc Formalin nồng độ 150ppm để tắm cho cá nuôi thương
phẩm, thời gian tắm là 15-30 phút thấy có tác dụng cá không mắc bệnh trong suốt quá trình nuôi. [30]
1.4. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển thủy sản tại tỉnh Nam Định 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc phía nam đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Phần đất liền kéo dài từ vĩ tuyến 19055’Bắc đến 20016’Bắc và từ 106000
Đông đến 106033 Đông. Phía bắc Nam Định tiếp giáp Hà Nam, phía đông bắc giáp Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông và đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ, vùng biển lớn giàu tiềm năng kinh tế của đất nước. Nam Định ở vào vị trí trung chuyển giữa các tỉnh
phía nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, Nam Định có 3 cửa sông lớn thông ra biển là cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy, có 3 cồn lớn là cồn Lu, cồn Ngạn, cồn Xanh. Với vị trí địa lý như vậy, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế-văn
26
hóa của cả miền Bắc và cả nước. Nam Định còn là vùng lõi khu bảo tồn Ramsa vùng rừng ngập nước Xuân Thủy Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thuỷ
sản.[33]
(Nguồn: http://khudothimoi.comdulieuban-do-quy-hoach1163-ban-do-nam-dinh-ban-do-tinh-nam-di.jpg) Hình 1.13. Bản đồ địa lý tỉnh Nam Định
1.4.2. Sự phát triển ngành thủy sản tại tỉnh Nam Định
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ, UBND tỉnh, nuôi trồng thuỷ sản ven biển có bước phát triển mạnh mẽ. Diện tích nuôi mặn lợ năm 2009 là 6.152 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ven biển năm 2009 đạt 19.739 tấn.[34]
Năm 2009, tổng sản lượng giống hải sản đạt 544,8 triệu con, trong đó có 244,8 triệu con được sản xuất nhân tạo; 300 triệu con khai thác tự nhiên. Các bãi giống tự nhiên
được bảo tồn và khai thác hợp lý. Năm 2009, đã khai thác được 100 tấn ngao Dầu (khoảng 300 triệu con), đáp ứng được 30- 40% nhu cầu về giống trong nuôi ngao của
27
tỉnh. Toàn tỉnh có 24 trại sản xuất giống mặn lợ đang hoạt động, năm 2009 đã sản xuất
được 164 triệu tôm sú P15; 16 triệu tôm thẻ Chân Trắng P15; 11,7 triệu cua C1; 30 triệu ngao Bến Tre và 15,5 triệu cá bống Bớp. Năm 2009, công ty TNHH Đài Hải đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá Song và đã ương được 6 vạn cá giống cỡ 3-4cm, trung tâm giống hải sản Nghĩa Hưng sản xuất được 5 triệu Tu hài giống.[35]
Ngoài số lượng giống sản xuất được trong tỉnh. Năm 2009 toàn tỉnh đã nhập về
gần 219,5 triệu tôm sú P15; 164,75 triệu tôm chân trắng P15; 107 vạn cá vược; 76 vạn cá song, gần 01 tỷ ngao Dầu…[35]
Bảng 1.8. Tình hình phát triển thủy sản của Nam Định, năm 2000-2009. [16;35;36]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng SL thủy sản (tấn) 43.946 46.850 51.609 55.071 60.231 60.118 65.254 71.555 76.195 - 2. Tổng SL nttts (tấn) 17.627 20.089 22.609 22.714 28.074 28.419 33.571 37.547 39.682 - 3. Tổng SL đánh bắt (tấn) 26.319 26.761 29.000 32.357 32.157 31.699 31.683 34.008 36.513 - 4. Tổng Sntts (ha) 11.600 12.300 12.700 13.200 13.100 14.000 14.200 15.200 15.300 - 5. Kim ngạch XK (1.000$) 9.600 14.200 20.000 25.288 30.100 - - - - - 6. SL tàu đánh bắt xa bờ 50 50 56 56 50 23 78 89 111 -
7. Tổng công suất các tàu
(CV) 16.600 15.500 17.500 18.700 16.600 8.000 12.800 14.600 23.000 -
8. Sản lượng cá bống Bớp
(tấn) 500 700 715
Cá bống bớp: Với lợi thế là tỉnh nằm trong vùng phân bố phù hợp, các trại giống trong tỉnh đã sản xuất đủ con giống đáp ứng được nhu cầu nuôi cá bống Bớp và người
nuôi đã tích lũy được kinh nghiệm, đặc biệt là từng bước chủ động giải quyết vấn đề thức
ăn. Năm 2009 diện tích nuôi là 163 ha, sản lượng đạt 715tấn, bằng 100,2 % so với năm
2008. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn định trong nước và xuất khẩu. Đến nay đã hình thành các vùng nuôi tập trung ở các xã như Nghĩa Thắng,
28
Nam Điền huyện Nghĩa Hưng với năng suất bình quân 5 tấn/ha. Vì vậy nuôi cá bống Bớp cần được nhân rộng ra các vùng nuôi khác [35]
1.4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội về nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định
Số lao động, doanh nghiệp, HTX NTTS, trang trại:
- Về lao động: trong NTTS có 31.513 hộ với 39.929 lao động: trong đó lao động
trong nuôi mặn lợ là 15.805 người.[16]
- Về doanh nghiệp: toàn tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
NTTS: trong đó có 02 doanh nghiệp nhà nước; 06 doanh nghiệp tư nhân; 02 doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh có 03 hợp tác xã NTTS, 2 hiệp hội nuôi nhuyễn thể
và NTTS ở 2 huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Ngoài ra còn nhiều tổ đội hoạt động theo mô hình quản lý cộng đồng.[16]
- Về trang trại: qua số liệu của điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản, theo
tiêu chí những trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên, trang trại nuôi thâm canh từ 1,5 ha trở
lên và các trang trại có thu nhập trên 60 triệu trở lên, năm 2009 đã có 588 trang trại. Nhìn chung, các trang trại hoạt động tốt đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm.[35]
Từ thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bống bớp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng cho thấy nghề nuôi cá bống Bớp ở Việt Nam rất có tiềm năng. Để định hướng phát triển nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm, ngoài việc nghiên cứu để
hoàn thiện các quy trình sản xuất giống nhân tạo, nghiên cứu các vấn đề về dinh dưỡng và bệnh, thì cần tập trung nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn về các thông số kỹ thuật
chủ yếu đối với ao nuôi cá bống bớp, đồng thời phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của
từng giải pháp kỹ thuật, từng mô hình nuôi như: sử dụng loại thức ăn nào, loại trang thiết
bị nào tiết kiệm được chi phí sản xuất nhất và mô hình nuôi cá bống Bớp nào đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất… Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp nhằm
phát triển nghề nuôi cá bống bớp một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp
phần làm chuyển đổi kinh tế các vùng nông thôn ven biển, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân; góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, hải đảo. [35]
29
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2/2010 đến tháng 10/2010
- Địa điểm: tỉnh Nam Định
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Thu thập số liệu 2.3.1. Số liệu thứ cấp 2.3.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam
Định, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nghĩa Hưng, Cục thống kê