Tình hình nghiên cứu địa chất-địa vật lý ở Việt Nam mang nặng tính nghiên cứu ứng dụng, gắn liền với công tác nghiên cứu, thăm dò tìm kiếm dầu khí. Trong
26
những năm gần đây, với việc tìm thấy dầu trong đá móng đã cho thấy hướng nghiên cứu của cấu trúc móng và bất đồng nhất của mật độ cũng như sự phân bố mật độ của đá móng đã trở thành vấn đề thời sự, cấp bách. Theo hướng này ở Việt Nam một số nghiên cứu trong tầng đá móng đã được các nhà địa vật lý thực hiện qua nhiều công trình, tuy nhiên trong các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự đầy đủ và các phương pháp được sử dụng trong đó vẫn còn rất hạn chế: nghiên cứu sự phân bố mật độ đá móng 2D bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc khối vỏ Trái Đất và theo phương pháp tương quan của Bùi Công Quế, Hoàng Văn Vượng (1996,1998[26, 27]), giải bài toán 2.5D của Cao Đình Triều, Đinh Văn Toàn, 1999 [49]. Có thể thấy, trong các công trình này phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nên độ chính xác của bài toán chưa cao. Bằng cách tiếp cận này việc giải bài toán ngược 3D xác định sự phân bố mật độ đá móng trước Kainozoi là cần thiết, nó không chỉ giảm thiểu đáng kể trong công tác nghiên cứu hoạch định phân vùng cấu trúc mật độ móng trước Kainozoi, mà còn bổ sung vào bức tranh khái quát về cấu trúc địa chất trên vùng nghiên cứu.
Để xác định biên của nguồn (phân bố theo không gian), các tác giả trong nước cũng đã vận dụng khá linh hoạt và hiệu quả trong các nghiên cứu cấu trúc địa chất.
Trước tiên, với việc xác định độ sâu đến bề mặt các ranh giới cơ bản phải kể đến một số công trình nghiên cứu: Đỗ Đức Thanh (1997, 2004, 2006, 2007, 2011 [39,42,43,44,45,48]) xác định độ sâu bề mặt móng trước Kainozoi bằng phương pháp giải bài toán ngược có điều chỉnh tốc độ hội tụ nghiệm với giả thiết sự thay đổi mật độ dư trong tầng trầm tích theo quy luật hàm mũ hay hàm bậc hai, Nguyễn Như Trung 2013 [58,59] xác định bề mặt móng trước Kainozoi, Moho bằng phương pháp bóc lớp kết hợp với giải bài toán ngược theo thuật toán của Parker-Oldenburg, Hoàng Văn Vượng (2009, 2011 [66,67]) xác định độ sâu đáy trầm tích Kainozoi bằng phương pháp tương quan…
Hệ thống đứt gãy là một dạng ranh giới phân dị ngang đặc biệt của nguồn và được nhiều nhà khoa học trong nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bàn về các đặc điểm của đứt gãy cả trên đất liền
27
và trên Biển Đông như: Cao Đình Triều (2002, 2003, 2005, 2012 [50,51,52,55]), Đinh Văn Toàn, 1998[38], Trân Tuấn Dũng (2006,2009,2010,2012,2013 [06,07,08,09,10]), Lê Huy Minh, 2001,2002,2005[19,20,21], Phan Trọng Trịnh, 2012[56], Phùng Văn Phách, 2005,2009[23,24], Nguyễn Như Trung, 2011[57], Lại Hợp Phòng, 2011 [25],…Phương pháp được sử dụng ở đây chủ yếu là phương pháp gradient ngang, gradient ngang cực đại kết hợp với phương pháp biến đổi trường, và do đó tính chính xác về vị trí của nhiều đứt gãy trên Biển Đông đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Để xác định độ sâu của biên nguồn, Võ Thanh Sơn (2005, 2007 [31, 32]) đã áp dụng phương pháp giải chập Euler số liệu đạo hàm thẳng đứng trường dị thường trọng lực hay tín hiệu giải tích 3D sử dụng đạo hàm bậc cao, Lê Huy Minh, 2005[21] áp dụng phương pháp tín hiệu giải tích 3D cũng đã bước đầu được nghiên cứu áp dụng bởi các tác giả này khi phân tích, xử lý tài liệu dị thường từ hàng không khu vực Tuần Giáo và Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh những ưu điểm của mình, các phương pháp này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong việc khắc phục hiện tượng giao thoa trong trường hợp môi trường thực tế phức tạp, khi sự phân dị của các nguồn gây dị thường không rõ ràng hay vấn đề về chỉ số cấu trúc trong bài toán Euler chưa được khắc phục.
Đặc biệt, về cấu trúc của móng trước Kainozoi, các công trình nghiên cứu liên quan đến các ranh giới phân dị ngang (khối cấu trúc, cấu trúc-mật độ) của nó trong mối quan hệ với cấu trúc sâu vỏ trái đất cũng đã được thực hiện bởi một số giả: Bùi Công Quế (1996, 1998[26, 27]), Hoàng Văn Vượng (2000, 2005[64,65]), Cao Đình Triều, 2008[53], Cao Đình Triều-Đinh Văn Toàn,1999 [49], Phùng Thị Thu Hằng 2014 [14], Nguyễn Hữu Tuyên, 2012 [60], Đỗ Đức Thanh, 2007, 2008 [46,47]. Hệ phương pháp mà các tác giả sử dụng trong các công trình này chủ yếu là phương pháp gradient chuẩn hóa toàn phần 2D và 3D, phương pháp tương quan, phương pháp giải bài toán ngược 2D hay đơn thuần chỉ dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu điạ chất, địa vật lý, cấu trúc sâu vỏ Trái đất, dấu hiệu địa hình, địa mạo và ảnh viễn thám ….