Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
2.2. Thực tiễn áp dụng chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Miền Tây Nam Bộ
2.2.6. Chứng minh các yếu tố loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thực tiễn áp dụng
a. Trong hợp đồng có thỏa thuận Phạt vi phạm nhưng không có thỏa thuận Bồi thường hợp đồng
Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015:
“Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải Bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Từ quy định trên ta thấy nếu có thỏa thuận phạt vi nghĩa vụ mà không thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì không được bồi thường, áp dụng cả hai nếu có thỏa thuận cả hai trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ, nên nếu trong hợp đồng có thỏa thuận mức bồi thường thì sẽ áp dụng bồi thường theo mức đã thỏa thuận.
Xem xét bản án: Bản án số 472/2018/DS-ST, ngày 11/10/2018, tại Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 6). Ông C ký hợp đồng mua căn hộ chung cư của Công ty TNHH Ngôi nhà T, Công ty TNHH Ngôi nhà T chậm trễ bàn giao căn hộ, ông C yêu cầu bồi thường số tiền mà ông C đã phải bỏ tiền thuê nhà. Theo hợp đồng thỏa thuận thì Công ty TNHH Ngôi nhà T và ông C đã thỏa thuận mức bồi thường. Yêu cầu bồi thường số tiền thuê nhà của ông C không được Tòa án chấp nhận vì các bên đã thỏa thuận mức phạt vi phạm từ trước, nên Công ty TNHH Ngôi nhà T không phải bồi thường thêm khoản tiền thuê nhà.
Trong bản án này cũng phát sinh vấn đề dẫn chiếu pháp luật rằng đối với giao dịch mua bán nhà chung cư hình thành trong tương lai theo một hợp đồng mẫu thì
hợp đồng Cty TNHH Ngôi nhà T không có thỏa thuận điều khoản bồi thường, chỉ thỏa thuận phạt vi phạm); Trong khi nếu áp dụng Luật thương mại, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản thì ông C được bồi thường. Ông C không có yêu cầu áp dụng luật chuyên nghành. Vụ án còn xét xử ở cấp phúc thẩm, chưa có bản án có hiệu lực, nhưng đây là một dẫn chứng của những bất cấp có thể xảy ra trong thực tiễn.
b. Người có quyền không thực hiện các biện pháp tương xứng để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại
Từ quy định có thể thấy, sự bất lợi đối với bên có quyền và nếu áp dụng trong thực tế sẽ không khả thi. Bởi theo quy định, bên có quyền phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra, vì nội dung này mà có thể bị bên vi phạm lợi dụng dẫn tới việc bên có quyền bị vi phạm có thể sẽ không nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại nào cả.
“Nghiên cứu pháp luật của một số nước tiên tiến, như pháp luật của Anh mà theo đó, chỉ đặt ra nghĩa vụ đối với bên có quyền là phải áp dụng các biện pháp hợp lý để giảm thiểu tổn thất do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra. Chẳng hạn đối với hợp đồng mua bán, nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng và bên mua có thể tìm được đối tác cung ứng hàng hóa đó trên thị trường thì bên mua phải chủ động mua hàng từ đối tác này chứ không được ngồi một chỗ và đợi bên bán giao hàng theo đúng các quy định của hợp đồng. Tương tự, bên có quyền cũng cần phải chi một số tiền nhất định để sửa chữa kịp thời một mặt hàng bị hư hỏng nhằm tránh việc phải thuê một thiết bị khác để thay thế cho mặt hàng này.”19
c. Một số trường hợp đặc biệt của bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự:
bồi thường thiệt hại trong chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (Hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng); bồi thường thiệt hại khi Hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng vô hiệu
19Phạm Thị Hồng Đào (2017), Phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015.
Nguồn: http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?IttôiID=2207, down load ngày 24/10/2018.
Xem xét bản án: Bản án số 978/2018/DS-PT, ngày 31/10/2018, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 7). Bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu phải bồi thường.
Giữa Ông T và Công ty TNHH Thương mại-Xây dựng VP (Công ty VP) có hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, sau khi thanh toán Công ty VP vẫn không bàn giao căn hộ. Tại phiên tòa phúc thẩm ông T yêu cầu chấm dứt hợp đồng với Công ty VP, do hợp đồng vô hiệu. Yêu cầu Cty VP hoàn trả toàn bộ số tiền Công ty VP đã nhận và bồi thường thiệt hại. Lý do của việc vô hiệu được đưa ra vì lý do khi bán căn hộ cho ông T, Công ty VP chưa xây dựng xong phần móng của chung cư, chưa hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch kinh doanh bất động sản.
Kết quả: Tòa án sơ thẩm và tòa phúc thẩm tuyên bố hợp đồng giữa hai bên là vô hiệu do không tuân thủ hình thức và vi phạm các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở. Nhận định lỗi đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng, Tòa sơ thẩm cho rằng đây là lỗi hỗn hợp nên chia đôi trách nhiệm bồi thường thiệt hại; bác yêu cầu phạt vi phạm và tính lãi xuất của nguyên đơn do vượt quá giới hạn bồi thường.
Nhận định lỗi của Tòa phúc thẩm cho rằng do lỗi của Công ty VP (vì không xây dựng và tuân thủ pháp luật) nên chấp nhận yêu cầu của ông T. Công ty VP phải hoàn trả toàn bộ số tiền Công ty VP đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Nhận xét:
Khi hợp đồng vô hiệu, tất cả các điều khoản đều vô hiệu, không có hiệu lực từ đầu, nên không đặt vấn đề giải quyết phạt vi phạm hợp đồng. Khi hợp đồng vô hiệu, bên nào có lỗi trong việc ký kết hợp đồng vô hiệu là bên có trách nhiệm bồi thường.
Lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu chứ không phải là lỗi vi phạm hơp đồng.
Hợp đồng mua bán căn hộ sở dĩ vô hiệu là do có đối tượng bất hợp pháp, chưa được giao dịch. Trên nguyên tắc, khi tham gia giao dịch cả hai bên phải biết là đối tƣợng đó có hợp pháp hay không. Cty VP phải biết luật; mà ông T cũng phải biết luật. Dù biết/và phải biết nhưng hai bên vẫn tiến hành ký kết một hợp đồng vô hiệu nên hai bên đều có lỗi (lỗi hỗn hợp). Tuy nhiên Tòa phúc thẩm căn cứ quy định tại khoản 5, điều 60, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở (quy định rằng bất cứ giao dịch nào trái luật đều vô hiệu và bên bồi thường là Chủ đầu tư, bên bán) đã không xem xét lỗi và trách nhiệm theo quy tắc chung mà áp dụng luật chuyên ngành để giải quyết.
Hủy bỏ hợp đồng:
Xem bản án số 38/2018/DS-PT ngày 10/01/2018 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 8).
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa tuyên hủy hợp đồng mua bán lắp đặt thang máy vì cho rằng bên bán giao/lấp đặt sai đối tượng mua bán/dịch vụ (sai tên thương mại). Tòa bác yêu cầu này vì có dẫn chứng chứng minh là sản phẩm có tên thương mại ghi trong hợp đồng và mã tên nhà sản xuất khác nhau nhưng là cùng một sản phẩm.
Nhận xét:
Cho thấy một bên không thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng vì sai sót nhỏ của hợp đồng (không ghi rõ cả một tên tên thương mại và mã linh kiện, sản phẩm) không phải là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.