Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự (Trang 54 - 59)

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

2.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

Một số bất cập và đề xuất phương án hoàn chỉnh pháp luật

Như đã nêu trên, mặc dù chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự có vị trí quan trọng trong đời sống pháp lý, gắn bó thiết thân đối với phần đông các chủ thể trong xã hội;

Mặc dù, các nhà làm luật Việt Nam đã hết sức quan tâm hoàn chỉnh chế định theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hóa để đa số người dân dễ nắm bắt và thực hiện;

Đồng thời các quy định đã bám sát những vấn đề phát sinh từ nhu cầu của đời sống thực tiễn;

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự của pháp luật Việt Nam ta hiện nay còn một số hạn chế như sau:

- Điều thứ nhất là:

Bản chất quan trọng nhất của pháp luật nói chung và của chế định bồi thường thiệt hại là Công lý, Lẽ công bằng, lập lại trật tự chung xã hội: Mọi thiệt hại phải được bù đắp toàn bộ (ngay cả khi có hợp đồng hay không có hợp đồng).

Như vậy lẽ công bằng chính là xương cột sống, là hơi thở, là lẽ đương nhiên của mọi chế định; cho nên việc bồi thường thiệt hại phải là rường cột để lập lại công bằng.

Tuy nhiên, pháp luật quy định có trường hợp các chủ thể không thỏa thuận về việc bồi thường mà có thỏa thuận về việc phạt vi phạm thì không được áp dụng bồi thường là một nghịch lý.

Đáng lẽ ra, bồi thường thiệt hại là một chế định mặc định (khi có vi phạm, có thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại). Vì chỉ có bồi thường mới bù đắp tổn thất được toàn bộ thiệt hại, đảm bảo an toàn cho các chủ thể trong xã hội.

Lẽ công bằng này chỉ nên bị loại trừ bằng một hành vi thể hiện ý chí rõ ràng hơn khi trong hợp đồng các bên giao kết với nhau rằng: “Không áp dụng bồi thường thiệt hại, chỉ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng”. (Lúc này mới loại bỏ việc bồi thường).

Hiện nay, quyền được bồi thường thiệt hại lại có thể bị loại bỏ bằng một “bất hành vi”, hành vi thụ động. Tức, chỉ vì một sự im lặng, một sự không nhắc tới, một sự bỏ quên, hay một sự lơ đễnh (không nhắc đến chế định này trong hợp đồng) mà chủ thể đã loại bỏ/tước quyền được tiếp cận lẽ công bằng tuyệt đối (là được bồi thường).

Việc từ bỏ khước quyền được áp dụng bồi thường thiệt hại chỉ nên là một hành vi chủ động hơn thay vì là một hành vi thụ động.

Tâm lý và tập quán giao kết hợp đồng của đa số người Việt Nam là hòa ái trong giao kết. Nên việc hai bên ngay khi giao kết đã tính toán với nhau ghi rõ ràng cả về việc bồi thường thiệt hại, cả về phạm vi phạm hợp đồng là điều khó khăn trong tâm lý tuyệt đại đa số người dân. (Người dân hay xem việc bồi thường là đương nhiên nên không chú ý ghi vào hợp đồng khi thảo luận ký kết).

Thực tiễn nếu pháp luật điều chỉnh theo hướng bồi thường thiệt hại là đương nhiên, phạt vi phạm là chế tài phụ mà các chủ thể có quyền lựa chọn (phạt vi phạm chỉ nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các bên) thì sẽ là giải pháp hợp lý và thuận lẽ công bằng.

Nếu điều chỉnh pháp luật theo hướng này cũng chính là thống nhất và sát hợp giữa Bộ luật Dân sự với Luật Thương mại hiện hành.

- Điều thứ hai là:

Bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự khi không thực hiện nghĩa vụ.

Bất cứ khi nào xuất hiện nghĩa vụ thì cũng xuất hiện một quyền, lợi ích được bảo vệ. Khi nghĩa vụ đó không được thực hiện thì quyền và lợi ích bị xâm hại, có thiệt hại, và lẽ công bằng phải có chế định bồi thường bù đắp cho việc quyền và lợi ích kia bị mất đi.

Do đó, thiệt hại bao gồm lợi ích đáng lẽ ra đã có nếu nghĩa vụ ấy được thực hiện. Đây là một trong số nội hàm cơ bản nhất và việc bồi thường thiệt hại hướng đến chứ không phải là đặc tính riêng biệt của bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.

Như vậy, nội dung về việc thiệt hại bao gồm lợi ích lẽ ra có nếu nghĩa vụ được thực hiện phải là một nội dung được quy định ngay trong phần chung (Điều 13, 351, 361 Bộ luật Dân sự 2015). Thế nhưng Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đề cập nội dung này trong chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự. Vậy những vi phạm nghĩa vụ khác thì không được bồi thường lợi ích bị mất (đáng lẽ ra đã có mà vì vi phạm nên đã mất đi)??? Làm rõ được vấn đề mấu chốt này để có thể chỉnh lý một vài bất cập về kỹ thuật lập pháp. Ta còn thấy nội dung tại Khoản 2, 3 Điều 419 là trùng lập với Khoản 2, 3 Điều 361, mà lẽ ra trong phần này (về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự) chỉ nên nhắc lại các vấn đề riêng có, còn lại, áp dụng cái chung, dẫn chiếu cái chung.

Tác giả mạnh dạng đề xuất điều chỉnh như sau:

Khoản 2 Điều 361 (đề xuất chỉnh sửa): Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thêm vào nội dung: “lợi ích mà lẽ ra người có quyền được hưởng nếu người có nghĩa vụ không vi phạm nghĩa vụ.”

Điều 419 (để xuất chỉnh sửa): “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng: Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo Điều 13, 360, 361, 362, 363. Bộ luật này”

- Điều thứ ba là:

Tại Khoản 2 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015: “Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.

Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.”

Tác giả cho rằng: Khoản mất đi từ lợi ích đáng ra nhận được của bên có quyền nếu bên có nghĩa vụ không vi phạm nghĩa vụ (gọi là khoản A) và thiệt hại là khoản chi phí phát sinh nhằm khắc phục, hạn chế thiệt hại, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (gọi là khoản B) là hai khoản độc lập. Một khoản (khoản A) đáng ra là có nay mất đi ; và một khoản (khoản B) đáng ra là không có, nay lại phải chi ra thêm.

Hai phạm trù này hoàn toàn không có khả trùng lắp, do đó đoạn văn luật “mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại” trở nên tối nghĩa.

Tuy nhiên có thể thấy rằng bên bị vi phạm trong khi thực hiện việc khắc phục hậu quả của việc vi phạm không thể vì cứu quyền lợi của A mà lại bỏ ra chi phí B>A, do đó chỉ cần dùng từ: “chi phí hợp lý” là đủ, hiện nay đã có quy định tại Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.”

Như vậy, nếu bỏ hẳn các quy định tại Điều 419 vốn có trùng lắp với các Điều 361, 362, 363 thì cách giải quyết theo đề xuất của tác giả như ở điều thứ hai như trên là hợp lý.

Điều 419 (để xuất chỉnh sửa): “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng: Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo Điều 13, 360, 361, 362, 363. Bộ luật này”

- Điều thứ tƣ là:

Thực tiễn áp dụng chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự cho thấy rất khó khăn cho việc dẫn chứng, chứng minh hàng loạt vấn đề (nhất là chứng minh thiệt hại). Trong thực tiễn nó không những khó khăn mà còn rất tốn kém cho các chủ thể và cơ quan tài phán. Khắc phục vấn đề này, Bộ luật Dân sự đã chấp nhận cho các bên thỏa thuận trước một khoản bồi thường hay một khoản phạt vi phạm cố

định (ngay trong hợp đồng) để các bên được giải trừ nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, như đã so sánh: Phạt vi phạm không thể hiện được sự bù đắp công bằng (nó mang tính ước lượng không tương đồng giữa khoản phạt lỗi vi phạm và mức độ thiệt hại).

Để nâng cao hiệu quả của các quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự có nhiều luật gia cho rằng nên quy định chi tiết hơn nữa, cụ thể hơn nữa, thậm chí nên ban hành càng nhiều thêm các văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Tác giả không tán đồng quan điểm này. Trong xu thế hội nhập về pháp luật của nước ta hiện nay, chúng ta càng không thể sử dụng văn bản dưới luật để hướng dẫn luật, (gây chồng chéo), càng không nên quy định chi tiết cụ thể (sẽ cứng nhắc, khi vận dụng kém linh hoạt so với đối tượng quản lý- các mối quan hệ xã hội- vốn uyển chuyển và sinh động). Pháp luật được ví như chiếc áo để các quan hệ xã hội hoạt động, vận hành an toàn. Nó, pháp luật càng nên mang tính khái quát và tiên liệu (chứ không thể chi tiết theo kiểu chạy theo đối tượng quản lý là các quan hệ xã hội).

Tác giả cho rằng để nâng cao hiệu quả của chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao hiểu biết của người dân; Nhà lập pháp nên mở rộng các quy định theo hướng khái quát, đồng thời mở rộng nguồn luật bằng cách áp dụng tương tự pháp và phát triển các án lệ của nước ta ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn.

Đặc biệt chú ý phát triển án lệ về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự (vốn rất đa dạng). Nên chăng có án lệ về vấn đề bồi thường chi phí pháp lý giải quyết tranh chấp (vốn là một thiệt hại nặng nề) cản trở việc thực thi công lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)