Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn biến dạng điện cực và chất lượng bề mặt gia công bằng phương pháp xung tia lửa điện (Trang 24 - 29)

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TIA LỬA ĐIỆN

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Xung tia lửa điện được phát triển rộng dãi trên thế giới bởi những tính ưu việt mà phương pháp gia công này mang lại. Có rất nhiều những nghiên cứu của các nhà khoa học xoay quanh vấn đề xung tia lửa điện. Trong công trình [12], tác giả Abbas G. N. M chỉ ra rằng phương pháp xung tia lửa điện chiếm 34% trong tổng số các phương pháp gia công tia lửa điện như hình 1.4.

Hình 1.4 Thống kê về các phương pháp gia công tia lửa điện (Nguồn: [12]) Trong công trình nghiên cứu [52], tác giả Sharma S. có đề cập đến vấn đề mòn điện cực khi xung. Trong nghiên cứu ông có đề cập đến quá trình phóng tia lửa điện dẫn đến ăn mòn điện cực khi xung. Công trình giải quyết được vấn đề khi thay

đổi chiều sâu của điện cực độ mòn tăng và ông đưa ra được công thức tính với điện cực đồng.

Trong nghiên cứu [20,21,22,25] các tác giả có trộn bột Ti, Mo vào trong dung dịch chất điện môi, làm cho phân tử Ti, Mo khuếch tán vào bề mặt chi tiết gia công nhằm cải thiện chất lượng bề mặt, năng suất gia công. Trong công trình [28,35] trộn bột W vào trong dung dịch điện môi làm tăng độ cứng bề mặt nhưng cũng làm tăng độ nhám bề mặt.

Nghiên cứu của Ali Ozgedik đề cập tới ảnh hưởng của dung dịch điện môi tới độ mòn của điện cực. Tác giả đã quan tâm đến các hướng phun dung dịch điện môi thường dùng để thực hiện các nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho ta thấy ảnh hưởng của hướng phun dung dịch điện môi đến độ mòn điện cực [13].

Hình 1.5 Mòn điện cực với hướng phun dung dịch điện môi bên cạnh (Nguồn: [13]) Với sơ đồ như hình 1.5 có thể thấy rằng vị trí trực tiếp bị phun dòng chất điện môi sẽ chịu mòn lớn hơn dẫn đến hiện tượng mòn không đều, để khắc phục hiện tượng này có thể điều chỉnh hướng phun dung dịch điện môi ở giữa như hình 1.6.

Hình 1.6 Mòn điện cực với hướng phun dung dịch điện môi ở giữa (Nguồn: [13]) Tác giả Y. Ziada trong công trình nghiên cứu [59] đã phân tích về mòn tại các góc với điện cực là hình đa giác. Tác giả cho thêm chuyển động quay của điện

Hình 1.7 Chuyển động của điện cực bám theo hình đa giác (Nguồn: [59]) Đối với nghiên cứu của tác giả Yin Qingfeng [60], ông lại đưa ra ảnh hưởng từ sự ăn mòn của bề mặt điện cực khi hạn chế quá trình ăn mòn của các mặt bên bằng cách đưa vào các tấm nhựa bảo vệ như hình 1.8.

Hình 1.8 Phương pháp xung có tấm nhựa bảo vệ (Nguồn: [60])

Đây cũng là phương án tích cực nhằm giảm sự ăn mòn tại các góc của điện cực và đặc biệt hạn chế tối đa quá trình đốt cháy bề mặt không mong muốn.

Hình 1.9 Điện cực sau khi xung với tấm nhựa bảo vệ và không có tấm bảo vệ (Nguồn: [60])

Tuy vậy phương pháp này vẫn bị hạn chế khi biên dạng của điện cực quá phức tạp và bề mặt phát xung không phải là mặt phẳng.

Trong công trình [62] đề cập đến mòn hình dáng hình học khi gia công phay EDM trong nghiên cứu này tác giả đã cố định chiều dài của điện cực và xác định được lượng mòn theo thời gian, đưa ra được sơ đồ của quá trình gia công tia lửa điện như theo hình 1.11.

Hình 1.10 Sơ đồ phóng điện (Nguồn: [62])

Từ đó xây dựng được phương trình mòn của điện cực theo thời gian để xây dựng phương án bù điện cực theo chiều dài như hình 1.12.

Hình 1.11 Mối liên hệ về động học giữa điện cực với phôi (Nguồn: [62])

thấy, thời gian gia công được giảm xuống và nâng cao khả năng thoát phoi như hình 1.13 và hình 1.14.

Hình 1.12 Sơ đồ gá đặt phôi trong từ trường (Nguồn: [63])

Hình 1.13 Sơ đồ quá trình thoát phoi (Nguồn: [63])

Như vậy, có thể thấy rằng trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về phương pháp gia công tia lửa điện. Tuy vậy chưa có nghiên cứu nào

giải quyết vấn đề mòn điện cực và chất lượng bề mặt khi thay đổi vật liệu điện cực.

với việc chọn điện cực đồng mạ crom sẽ giúp tăng chất lượng bề mặt gia công và giảm độ mòn cho điện cực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mòn biến dạng điện cực và chất lượng bề mặt gia công bằng phương pháp xung tia lửa điện (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)