NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO

Một phần của tài liệu Lop 4 (Trang 20 - 24)

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh hiểu cần nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình.Đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ.

2. Học sinh có kỹ năng khi nói với thầy cô như :

- Chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy cô đang bận việc.

- Hỏi thăm, quan tâm khi biết thầy cô mệt hay gặp chuyện không may.

- Chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc.

3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo .

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Mục tiêu : Giúp HS được định hướng về nội dung sẽ học, thực hành trong tiết dạy.

- Cách tiến hành : Gợi mở, dẫn dắt ý, ghi tên bài.

Hoạt động 2 : Đọc truyện “Câu chuyện của Giang” và trả lời câu hỏi.

* Mục tiêu : Giúp hs nhận biết nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp mình mau tiến bộ.

* Các bước tiến hành :

- Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc chuyện và suy nghĩ câu hỏi cuối bài.

- Bước 2 : GV nêu nhiệm vụ.

Chia lớp học thành các nhóm ( nhóm 4 hoặc nhóm 6).

Các nhóm thảo luận câu hỏi cuối bài.

- Bước 3 : HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trước lớp.

- Giang kể với các bạn về kỉ niệm nào trong hè ?

(Giang kể với các bạn chuyện gặp thầy Quang-dạy thể dục ở bể bơi) - Kể lại nội dung câu chuyện trao đổi giữa bạn Giang và thầy Quang.

(Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước)

- Nhận xét cách nói chuyện của bạn Giang với thầy giáo dạy thể dục.

(Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy.)

- Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ?

(Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi và những kiểu bơi mới)

- Sau khi nghe chuyện Giang kể, cỏc bạn trong nhúm ô Yờu thể thao ằ đó cú kế hoạch gì ?

(Các bạn có kế hoạch nhờ thầy hướng dẫn cách chơi bóng rổ) - Bước 4 : GV kết luận chung

Bạn Giang trong câu chuyện trên đã biết trò chuyện với thầy giáo một cách lễ phép, cởi mở. Chính nhờ cuộc gặp gỡ đó mà bạn Giang đã được thầy chỉ dẫn để mau tiến bộ hơn.

Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.

- Bước 1: GV yêu cầu một vài HS tự liên hệ : + Em có hay trò chuyện với thầy cô giáo không?

+ Em thường trò chuyện với thầy cô giáo vào những lúc nào?

+ Nội dung những cuộc trò chuyện đó là gì?

+ Khi trò chuyện với thầy cô giáo em cần chú ý cách nói như thế nào?

+ Theo em, trò chuyện với thầy cô giáo có ích lợi gì?

- Bước 2: HS tự liên hệ bản thân.

- Bước 3: GV nhận xét.

+ Tuyên dương những em đã thực hiện đúng, nhắc nhở những em đã thực hiện chưa đúng.

Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành

+ Bài tập 1 : Nhận xét việc làm của các bạn trong từng trường hợp sau.

* Mục tiêu : Giúp hs nhận ra thời điểm hợp lí để trò chuyện, chia sẻ với thầy cô giáo.

* Các bước tiến hành:

- Bước 1 : GV nêu yêu cầu hs nếu yêu cầu bài 1.

- Bước 2 : HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét của mình về việc làm của các bạn.

- Bước 3: Các nhóm trình bày nhận xét của mình trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- Trường hợp a : Hết giờ học, thấy cô đang trao đổi với phụ huynh dưới sõn trường, Lan chạy tới núi : ô Con thưa cụ, tối nay VTV3 phỏt súng bộ phim Harry Poter ạ ằ.

Gợi ý : Bạn Lan làm như vậy là chưa đúng lúc. Bạn có thể chia sẻ với cô về sở thích của mình tuy nhiên nên chọn thời điểm khác hợp lí hơn.

( HS trả lời.

GV có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm với những hành vi đúng nên làm).

- Trường hợp b : Giờ ra chơi, Hoa thấy cô giáo đang ngồi dựa lưng vào ghế với dáng vẻ mệt mỏi, bạn liền chạy lại hỏi thăm cô.

Gợi ý : Bạn Hoa làm như vậy là đáng khen vì ta nên hỏi thăm, quan tâm khi thầy cô bị mệt. Việc làm đó thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của mình với thầy cô.

( HS trả lời.

GV có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm với những hành vi đúng nên làm).

- Bước 4 : GV kết luận

Khi trò chuyện với thầy cô giáo cần chọn thời điểm thích hợp. Không nói chen hay làm phiền khi thầy cô bận việc. Cần hỏi thăm, quan tâm khi biết thầy cô bị ốm hay gặp chuyện không may.

Bài tập 2 : Hãy đánh dấu vào ô vuông trước những việc mình đã làm được để bày tỏ thái độ kính trọng khi nói chuyện với thầy cô giáo.

- Mục tiêu : Giúp hs nhận biết những hành vi giao tiếp đúng với thầy cô giáo.

- Các bước tiến hành :

- Bước 1 : HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- Bước 2 : HS hoạt động cá nhân.

- Bước 3 : HS nêu phương án trả lời.

Lưu ý:

- Có hs đã làm được nhiều hành vi đúng, có hs chưa làm được nhiều hành vi đúng.

- Ngoài những hành vi kể trên, em có thể làm những việc nào nữa để thể hiện sự quan tâm chia sẻ với thầy cô giáo mình?

Câu hỏi bổ sung:

Vào những ngày lễ, ngày Tết, những dịp đặc biệt hay khi thầy cô giáo đạt thành tích cao trong công việc ta nên làm gì?

(Vui vẻ chúc mừng thầy cô) - Bước 4 : GV kết luận.

Tuyên dương những em đã thực hiện được nhiều hành vi đúng, nhắc nhở những em chưa thực hiện được nhiều hành vi đúng.

Bài tập 3: Em sẽ làm gì trong những tình huống sau:

- Mục tiêu: Hs biết áp dụng những điều vừa học vào thực tế.

- Các bước tiến hành:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ. HS chia nhóm thảo luận theo tình huống.

Bước 2: HS thảo luận tại nhóm và tìm ra các cách xử lí tình huống.

Bước 3: Các nhóm trình bày cách xử lí tình huống trước lớp.

Tình huống 1: Em cùng cả nhà đi vào rạp xiếc. Em nhìn thấy cô giáo chủ nhiệm cho em bé đi xem.

Gợi ý các tình huống có thể xảy ra:

- Em chạy lại chào cô giáo.

- Em đứng từ xa chào cô.

- Em không chào.

Tình huống 2: Em quên mang theo màu vẽ trong giờ mĩ thuật.

Gợi ý các tình huống có thể xảy ra:

- Em sẽ xin lỗi thầy cô và hứa lần sau sẽ chuẩn bị đầy đủ.

- Em mượn bạn và không nói gì với thầy cô giáo cả.

Tình huống 3: Cô giáo chủ nhiệm hôm nay đến lớp dạy học bình thường sau thời gian nghỉ ốm.

Gợi ý các tình huống có thể xảy ra:

- Em cùng các bạn lại hỏi thăm cô.

- Em không nói gì cả, vẫn học bình thường.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận cách giải quyết tình huống ở các nhóm.

Hoạt động 5: Tổng kết bài

- HS đọc lời khuyên (không yêu cầu học thuộc).

- GV nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài.

Bài 6:

Một phần của tài liệu Lop 4 (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)