TRÒ CHUYỆN VỚI BẠN BÈ

Một phần của tài liệu Lop 4 (Trang 24 - 27)

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh hiểu có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý và tin tưởng bạn.

2. Học sinh có kỹ năng khi nói chuyện với bạn như :

- Hỏi thăm, động viên khi bạn bè bị mệt hay gặp chuyện không may.

- Chúc mừng bạn bè nhân ngày đặc biệt hoặc khi bạn bè đạt thành tích trong học tập.

- Trò chuyện đúng lúc, tránh làm phiền bạn khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc.

3. Học sinh có thái độ cởi mở, hòa nhã, thân mật khi nói chuyện với bạn bè.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Mục tiêu : Giúp HS được định hướng về nội dung sẽ học, thực hành trong tiết dạy.

- Cách tiến hành : Gợi mở, dẫn dắt ý, ghi tên bài.

Hoạt động 2 : Đọc truyện “Đôi bạn” và trả lời câu hỏi.

- Mục tiêu : Giúp hs nhận biết nói chuyện với bạn bè để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý đối với bạn.

- Các bước tiến hành :

- Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc chuyện và suy nghĩ câu hỏi cuối bài.

- Bước 2 : GV nêu nhiệm vụ.

Chia lớp học thành các nhóm ( nhóm 4 hoặc nhóm 6).

Các nhóm thảo luận câu hỏi cuối bài.

- Bước 3 : HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trước lớp.

- Vì sao Huyền ngồi một mình buồn bã trong lớp ? (Vì nhà Huyền bị lạc mất con mèo)

- Chi đã an ủi Huyền như thế nào ?

(Chi đã kể chuyện của bản thân để làm yên lòng bạn.) - Cách nói chuyện của Chi đối với Huyền như thế nào ?

(Chi đã ân cần hỏi thăm, động viên khi thấy bạn gặp chuyện không vui.) - Sau khi nghe Chi kể chuyện nhà mình, Huyền đã có tâm trạng như thế nào ?

(Huyền đã có tâm trạng vui vẻ hơn.)

- Bước 4 : GV kết luận chung

Nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn. Ân cần hỏi thăm, động viên khi bạn gặp chuyện không vui.

Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.

- Bước 1: GV yêu cầu một vài HS tự liên hệ : + Em có hay trò chuyện với bạn bè không?

+ Em thường trò chuyện với bạn bè vào những lúc nào?

+ Nội dung những cuộc trò chuyện đó là gì?

+ Khi trò chuyện với bạn bè em có cách nói như thế nào?

+ Theo em, trò chuyện với bạn bè có ích lợi gì?

- Bước 2: HS tự liên hệ bản thân.

- Bước 3: GV nhận xét.

+ Tuyên dương những em đã thực hiện đúng, nhắc nhở những em đã thực hiện chưa đúng.

Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành

+ Bài tập 1 : Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của các bạn trong từng trường hợp sau.

* Mục tiêu : Giúp hs nhận ra cách ứng xử hợp lí khi trò chuyện với bạn bè.

* Các bước tiến hành:

- Bước 1 : GV nêu yêu cầu hs nếu yêu cầu bài 1.

- Bước 2 : HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét của mình về việc làm của các bạn.

- Bước 3: Các nhóm trình bày nhận xét của mình trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- Trường hợp a : Hoa được giải nhất kể chuyện ở trường. Sau cuộc thi, Lờ đó núi với Hoa : ô Tớ chỳc mừng cậu ! ằ

Gợi ý : Bạn Hoa làm như vậy là đã biết cách chia sẻ niềm vui với bạn.

( HS trả lời.

GV có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm với những hành vi đúng nên làm).

- Trường hợp b : Hôm nay đội bóng của Hùng và Tuấn thua. Trên đường về, hai bạn liên tục to tiếng trách móc và đổ lỗi cho nhau.

Gợi ý : Hai bạn làm như vậy là chưa đúng vì bạn bè nên trò chuyện hòa nhã, thân mật với nhau.

( HS trả lời.

GV có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm với những hành vi đúng nên làm).

- Bước 4 : GV kết luận

Đối với bạn bè, chúng ta cần chúc mừng bạn nhân ngày đặc biệt hay khi bạn đạt những thành tích cao trong học tập. Khi trò chuyện với bạn cần có thái độ cởi mở, hòa nhã, thân mật..

Bài tập 2 : Hãy đánh dấu vào ô vuông trước ý kiến em tán thành

- Mục tiêu : Giúp hs bày tỏ thái độ trước những ứng xử đúng hoặc chưa đúng.

- Các bước tiến hành :

- Bước 1 : HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- Bước 2 : HS hoạt động cá nhân.

- Bước 3 : HS nêu phương án trả lời và giải thích lí do.

Những ý kiến đúng là: b; c.

Những ý kiến sai là: a; d; e.

- Bước 4 : GV kết luận.

Đối với bạn bè ta cần chọn thời điểm thích hợp để trò chuyện. Cần tránh làm phiền khi bạn đang bân học hay đang bận việc.

Bài tập 3: Thảo luận với các bạn và sắm vai thể hiện cách ứng xử của em trong mỗi tình huống sau

- Mục tiêu : Hs biết áp dụng những điều vừa học vào thực tế.

- Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV giao nhiệm vụ. HS chia nhóm thảo luận theo tình huống.

Bước 2 : HS thảo luận tại nhóm và tìm ra các cách xử lí tình huống.

Bước 3 : Các nhóm trình bày cách xử lí tình huống trước lớp.

Tình huống 1 : Hoa bị ốm chưa khỏi nhưng vẫn cố gắng đi học. Hoa nhờ em giảng bài cho Hoa.

Gợi ý các tình huống có thể xảy ra:

- Em giảng bài thật nhanh cho Hoa rồi chạy ra chơi với các bạn.

- Em vui vẻ giảng bài cho bạn.

- Em không giảng bài mà chạy đi chơi với các bạn khác.

Tình huống 2: Hôm nay là sinh nhật Linh. Linh tổ chức sinh nhật ở lớp. Em cùng các bạn tham dự.

Gợi ý các tình huống có thể xảy ra:

- Em sẽ cùng các bạn chúc mừng Linh.

- Em sẽ cùng dự nhưng không hào hứng chúc mừng bạn.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận cách giải quyết tình huống ở các nhóm.

Hoạt động 5: Tổng kết bài

- HS đọc lời khuyên (không yêu cầu học thuộc).

- GV nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài.

Bài 7:

Một phần của tài liệu Lop 4 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)