PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Áp lực từ phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã Gia Phù
4.2.1. Áp lực từ hoạt động nông nghiệp
Người dân trong địa bàn xã chủ yếu là canh tác nông nghiệp nên việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ngày càng tăng.
Hóa chất bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ sâu hại cây
trồng, các loại dịch bệnh cho các loại sản phẩm nông nghiệp, tăng năng suất và chất lượng. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp trên địa bàn xã.
Bảng 4.2. Thống kê các nguồn gây áp lực đến nước sinh hoạt từ hoạt động nông nghiệp
STT Nguồn gây áp lực Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Phân bón hữu cơ,hóa học 5 10
2 Hóa chất BVTV 9 18
3 Thuốc diệt cỏ 34 68
4 Phế phụ phẩm nông nghiệp 2 4
Tổng 50 100
(Nguồn: kết quả điều tra tại xã Gia Phù) Nhận xét:
Qua kết quả điều tra và thống kê ở bảng trên thì ta thấy có nhiều nguồn gây áp lực đến nguồn nước sinh hoạt từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng thuốc diệt cỏ trong quá trình canh tác. Cụ thể áp lực do lạm dụng phân bón hữu cơ, hóa học chiếm 10%, lạm dụng hóa chất BVTV chiếm 18%, lạm dụng thuốc diệt cỏ chiếm tỷ lệ cao nhất là 68% ,còn áp lực do phế phụ phẩm nông nghiệp là không đáng kể chỉ chiếm 4%.
Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc diệt cỏ vì làm cỏ theo cách truyền thống là dùng dao phát, đốt, rồi cuốc đất mất rất nhiều thời gian và công sức so với việc dùng thuốc diệt cỏ. Hơn nữa người dân lại không biết đến những tác hại mà thuốc diệt cỏ để lại mà chỉ quan tâm tới mục đích của mình là năng suất nông nghiệp cao.
4.2.2. Áp lực từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình
Những năm trở lại đây đời sống nhân dân trong toàn xã ngày càng phát triển nhưng cũng vì đó mà các vấn đề môi trường bắt nguồn từ rác thải sinh hoạt của người dân ngày càng trở lên nhức nhối. Việc thu gom rác thải trên địa bàn chưa được quan tâm triệt để, rác thải từ các hoạt động sản xuất – kinh
doanh cũng như sinh hoạt được các hộ tự thu gom đổ bừa bãi tại các khoảng đất trống hoặc các nơi công cộng, một phần được quét dọn rồi gom mang đi đốt hoặc chôn lấp không qua sàng lọc, phần còn lại được thu gom bởi xe rác được đặt dọc đường quốc lộ.
Bảng 4.3. Thống kê tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Gia Phù
(Nguồn: kết quả điều tra tại xã Gia Phù) Nhận xét:
Qua bảng kết quả trên ta thấy ý thức của người dân được nâng cao hơn so với trước đây, số hộ gia đình đốt rác sau khi sử dụng chiếm tỷ lệ cao với 50% , chỉ có 2% số hộ vứt rác ra ao, hồ giảm đi nhiều so với trước đây, 22%
số hộ xử lý với hình thức chôn vào đất và việc thu gom bởi xe rác là 26%.
Việc thu gom bởi xe rác ít là do các thùng rác chỉ được đặt dọc theo đường quốc lộ, còn dọc đường vào bản chưa có nên người dân tự xử lý rác theo phương pháp của mình.
4.2.3. Áp lực từ nước thải sinh hoạt
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh hoạt tiếp tục tăng cao. Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt là TSS, BOD, COD, Nitơ và Phốt pho.
Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Do trên địa bàn xã chưa có khu công nghiệp nên lượng nước thải chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình.
STT Hình thức xử lý Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Đốt 25 50
2 Vứt ra ao,hồ 1 2
3 Chôn vào đất 11 22
4 Thu gom bởi xe rác 13 26
Tổng 50 100
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Gia Phù
STT Hình thức xử lý Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Đổ trực tiếp ra ao, hồ 9 18
2 Đổ trực tiếp ra đất 23 46
3 Đổ vào cống thoát nước 18 36
Tổng 50 100
(Nguồn: kết quả điều tra tại xã Gia Phù) Nhận xét:
Theo kết quả điều tra trên tổng số 50 hộ dân thì có 9 hộ xử lý nước thải sinh hoạt đã qua sử dụng bằng hình đổ trực tiếp ra ao, hồ chiếm 18%; số hộ xử lý bằng hình thức đổ trực tiếp ra đất là cao nhất với 23 hộ chiếm 46% và xử lý bằng hình thức đổ vào cống thoát nước có 18 hộ chiếm 36%. Mặc dù có cống thoát nước nhưng công trình này chỉ nằm dọc theo tuyến đường quốc lộ nên chỉ những hộ dân sống xung quanh đường quốc lộ mới có thể đổ vào cống thoát nước, còn những hộ nằm sâu trong ngõ ngách của bản do chưa xây dựng được hệ thống cống, rãnh đến từng hộ nên phải xử lý bằng cách đổ ra đất, ra ao, hồ.