PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt tại xã Gia Phù
Để nâng cao tỉ lệ nước sạch sinh hoạt trong thời gian tới cho người dân đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ thuật, quản lý, ở đây em xin nêu ra một số giải pháp như sau:
4.5.1. Biện pháp phổ biến, tuyên truyền
Biện pháp này có vai trò rất quan trọng trong công cuộc vận động để thực hiện nhiệm vụ chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.Ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tuyên truyền.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nhưng chủ yếu là do ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Khi người ta đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trường bảo vệ nguồn nước mà chính mình sử dụng sẽ trở nên dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học, lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học trong các chương trình của từng cấp học, khuyến khích các cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông như loa đài phát thanh của xã nhằm cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết về vấn đề môi trường.
- Tổ chức các buổi tập huấn, diễn đàn nói chuyện với người dân về bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ môi trường.
- Vận động người dân xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh xa nguồn nước.
- Tổ chức các phong trào dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường chung.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân không vứt rác bừa bãi ra các mương, suối cũng như ra môi trường.
4.5.2. Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Để thực hiện chương trình cấp nước sạch về các địa phương thì vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng, cần huy động và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi trường nước sinh hoạt của xã như:
- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
- Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp tốt về bảo vệ môi trường.
- Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến môi trường.
4.5.3. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ
- Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung và thu gom rác thải trên địa bàn xã.
- Hiện tại trên địa bàn phường chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,...
- Nhân dân trong xã nên xây dựng chuồng nuôi ra súc, gia cầm, bể phốt cách xa khu vực giếng nước đông thời cần khuyến khích xây dựng các mô hình như hầm Biogas để xử lý nước thải, phân từ chuồng nuôi trước khi thải ra môi trường
- Bên cạnh dó cũng cần phải khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật để đảm bảo vệ sinh môi trường và nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân.
* Nước giếng khoan
- Giếng khoan có thể khoan bằng tay hoặc bằng máy, khoan sâu 40 – 50m hoặc sâu hơn tùy từng vùng địa lý. Nguồn nước lấy từ giếng khoan có ưu điểm là ít vi khuẩn gây bệnh nhưng giếng khoan thường chứa nhiều chất hòa tan làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống.
* Nước khe núi
Có thể sử dụng các phương pháp lọc và lắng nước đơn giản.
4.5.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, các cơ sở chăn nuôi ... Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, điều tra và xử lý nghiêm ngặt các cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn về môi trường, tập huấn cán bộ ở các thôn về phổ biến người dân việc bảo vệ nguồn nước hợp vệ sinh, sạch.
- Các cơ quan chính quyền ở địa phương cần có chính sách đầu tư xây dựng các chương trình cấp nước sạch cho người dân.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các lễ kỷ niệm có liên quan đến môi trường hàng năm như:
+ Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
+ Ngày Môi Trường thế giới 5/6.
+ Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
PHẦN 5