Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia Phousabot – Poung choong tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 21 - 24)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có diện tích rừng khoảng 11.200.000 ha, chiếm 47% diện tích cả nước (Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông Lâm nghiệp, 2018) [25].

Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông - Lâm nghiệp Lào (2002) [24], tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên rừng quốc gia đã chia rừng thành 3 loại rừng như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ngoài ra còn phân kiểu rừng thành 7 kiểu rừng chính như: (i). Kiểu Rừng thường xanh; (ii).

Rừng thường xanh vùng thấp; (iii). Rừng thường xanh vùng cao; (iv). Rừng thường xanh khô (v). Rừng thường xanh khô vùng thấp; (vi). Rừng nửa rụng lá; (vii). Rừng nửa rụng lá vùng thấp.

Năm 2001 với Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng các quốc gia, pha II với chức năng chính là tuần tra, giám sát tài nguyên để quản lý tốt tài nguyên rừng. Đồng tác giả Johnson và Phirasack đã có những nghiên cứu sơ bộ về cấu trúc và tái sinh rừng tập trung chính vào các vườn quốc gia, đặc biệt khu nghiêm ngặt trong vườn. Đây là một nội dung nhỏ của Dự án, nên các tác giả mới chỉ tập trung vào cấu trúc tầng thứ tầng cây cao, và bước đầu có nghiên cứu định lượng như sử dụng một số hàm toán học đế tính toán trữ lượng, và tăng trưởng tầng cây cao, lập được một số biểu sảm phẩm, thương phẩm cho việc xuất khẩu gỗ.

Dự án SUFORD (2000 – 2006) [29], (Sustainable Forest Rural Development) cùng với Nhà nước Lào đã tổ chức xây dựng phương án Chứng chỉ rừng và tiêu chuẩn Phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Savannakhet, tỉnh Khammuon, tỉnh Champasac và tỉnh Salavan miền nam Lào. Năm 2008 - 2012, Dự án SUFORD, cùng với Nhà nước Lào đã triển khai thêm 5 tỉnh về Dự án Chứng chỉ rừng và Tiêu chuẩn phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Xe kong, Attapu, Bolykhamxay, Viengchan và tỉnh Sayabualy và sẽ chuyển khai tiếp những tỉnh còn lại.

Tuy nhiên, với xu thế dân số tăng nhanh như hiện nay thì nguy cơ mất rừng và suy giảm về tính đa dạng sinh học trong các khu rừng sẽ ngày một tăng lên. Vì vậy, muốn bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tính đa dạng sinh học nói riêng cần phải thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng hiện nay.

1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc

Khamlake SAYDALA (2002) đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng khộp khu vực miền Bắc Lào. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhận định: Việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của cấu trúc các tầng cây (dẫn theo Cục Lâm nghiệp Lào (2002) [25]).

Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông Lâm nghiệp (2010) [28], đã ban hành Thông tư số 17/2005/TT- BNL về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Ngoài tiêu chí xác định rừng, Thông tư đã quy định phân loại rừng:

Theo mục đích sử dụng, theo nguồn gốc hình thành, theo điều kiện lập địa, theo loài cây và theo trữ lượng rừng, nhằm phục vụ công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên

rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp.

Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Savannakhet, đã nghiên cứu về xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng, đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng và dựa vào các yếu tố chủ yếu: Mật độ cây tái sinh/ha, chiều cao trung bình của các loài cây gỗ tái sinh, số tháng hạn trong năm, lượng mưa trung bình năm, cấp hạng đất (Cục Lâm nghiệp (2010) [28]).

1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh

Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đã nghiên cứu về tái sinh tại tỉnh Savanakhet cho thấy cây tái sinh bình quân đạt 9.000 -10.000 cây/ha từ cây mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm. Cây tái sinh bị phân hóa mạnh,dưới tán rừng 10.000 cây/ha từ cây mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm. (C10.000 cây/ha (2010) [28]).

C 10.000 cây/ha từ cây [27], nghiên cây/ha từ cây mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm. Cây tái sinh bị phân hóa mạnh,dưới tán đất , theo loài cây và theo trữ lượng rừng, nhằm phục vụ công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ và phát.

Theo nghiên cứu của phòng Điều tra quy hoạch rừng thuộc Cục Lâm nghiệp (2009) [26], cho biết mật độ cây gỗ tái sinh của trạng thái rừng giàu biến động tùy theo từng vùng, khoảng 600 - 9000 cây/ha. Trạng thái rừng trung bình thường có mật độ cây cao hơn so với rừng giàu. Rừng phục hồi thường xanh có mật độ cây tái sinh cao hơn so với rừng nửa rụng lá và rụng lá.

Sou Vu (2013) [36], tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng lá rộng thường xanh hỗn loài tại Na Po và Nong Boa, huyện Sang Thong, Thu đô Viêng chăn cho thấy Chiều cao (HVN) bình quân 12,3m, trữ lượng (M) bình quân 44,80m3/ha, diện tích tiết diện ngang (G) bình quân 6,78m2/ha và số loài bình quân 10 loài/ha.

Những nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Phousabot – Poung choong Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông Lâm Lào (2018) [31], Vườn Quốc gia Phousabot – Poung choong được thành lập trong phạm vị kiểu rừng chính yếu là kiểu rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng, là những khu rừng hỗn giao thuộc miền Bắc Lào. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi đây chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.

Đến năm 2016, một dự án của tổ chức Liên Hợp Quốc tài trợ để nghiên cứu, đánh giá về sự đa dạng sinh học nơi đây mới được bắt đầu bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới. Dự án tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học nhằm mục đích cho lập kế hoạch bảo tồn, giám sát tài nguyên và phát triển du lịch sinh thái cũng như phục hồi, phát triển khu rừng trong Vườn Quốc gia.

Phiapalath, (2018) [13], trong hợp phần dự án do Liên Hợp Quốc tài trợ đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia. Theo số liệu mới nhất của Phiapalat, Khotpathoom, Lamxay, Thanan Khothakhoom, 2018 [13], Kết quả đã xác định đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia. Các tác giả nghi nhận trong khu bảo tồn là khá phong phú về số loài (408 loài động vật và 825 loài thực vật), trong đó có khoảng 277 loài chim, 126 loài cây gỗ (có khoảng 699 loài thực vật ngoài gỗ), 62 loài thú, 44 loài lưỡng cư, 25 loài ếch nhái. Ngoài ra, tại khu bảo tồn và vùng lân cận cò có khoảng 89 loài. Các loài động, thực vật quý hiếm bao gồm có 6 loài thú, 3 loài lưỡng cư, 2 loài chim và 4 loài thực vật thân gỗ. Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn nói chung là vẫn còn khá phong phú về thành phần loài còn về mật độ thì rất thưa tại vì bị khai thác trái phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia Phousabot – Poung choong tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)